Óc nghĩ được Hồ Chí Minh đặt ở vị trí hàng đầu, cho thấy Người đặc biệt đề cao trí tuệ và yêu cầu về sự động não của người làm công tác dân

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 67 - 69)

- đó là lực lượng quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Có thể nói rằng “mạng lưới công an nhân dân” của Hồ Chí

Óc nghĩ được Hồ Chí Minh đặt ở vị trí hàng đầu, cho thấy Người đặc biệt đề cao trí tuệ và yêu cầu về sự động não của người làm công tác dân

biệt đề cao trí tuệ và yêu cầu về sự động não của người làm công tác dân vận. Trong bảo vệ an ninh, trật tự, khi nói óc nghĩ (tư duy) tức là nói đến sự suy tính, tìm tòi những mô hình bảo vệ an ninh, trật tự phù hợp với từng đối tượng, địa bàn và lợi ích của quần chúng trong từng giai đoạn cách mạng.

Với tinh thần đó, trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng, công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự phải được tổ chức, thực hiện bằng những hình thức phù hợp. Thực tế cho thấy, ngay từ những ngày đầu mới giành được chính

quyền cũng như trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, phong trào bảo vệ an ninh, trật tự được tiến hành theo các mô hình “bảo mật phòng gian”, “diệt tề trừ gian” với khẩu hiệu “Ba không” (không nghe, không biết, không thấy) luôn được phát động trong khắp các vùng miền của cả nước, kể cả những nơi bị địch tạm chiếm, đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo thành sức mạnh vô hiệu hóa nhiều âm mưu và hoạt động chống phá của địch, không để chúng gây thiệt hại cho cách mạng.

Cùng với óc nghĩ người cán bộ dân vận còn cần phải mắt trông, tai nghe, chân đi tức là phải quan sát thực tiễn, phải sâu sát cơ sở để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân để qua đó đề xuất hoặc đề nghị điều chỉnh chính sách cho phù hợp rồi vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách một cách tích cực và hiệu quả. Theo đó, cách tổ chức và cách làm việc nào không phù hợp thì phải đề nghị lên cấp trên bỏ đi hoặc sửa lại. Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần, thì dù chưa có sẵn, thì phải đề nghị lên cấp trên áp dụng. Tai nghe là biểu thị thái độ biết lắng nghe và nghe những ý kiến khác nhau, đặc biệt là ý kiến mà nhân dân chân thành góp ý, sự phê bình của nhân dân đối với mình để tìm ra cách thức và mô hình bảo vệ an ninh, trật tự thật sự hiệu quả.

Theo Hồ Chí Minh, lực lượng công an các cấp cần chỉ đạo cán bộ chiến sĩ thường xuyên gần gũi, tiếp xúc với quần chúng, để nắm tâm tư nguyện vọng và những vướng mắc của quần chúng, đặc biệt đối với những vùng đồng dân tộc và vùng miền núi khó khăn. Trên cơ sở đó, cán bộ, chiến sĩ công an phải tuyên truyền vận động và giải thích cho quần chúng hiểu rõ vị trí, vai trò của phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự với công tác quản lý xã hội của Nhà nước và hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm của lực lượng Công an nhân dân. Đồng thời tuyên truyền hướng dẫn quần chúng biết cách tham gia vào các hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hoạt động khác để bảo vệ an ninh, trật tự. Không những vậy, cán bộ công an làm công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự cũng cần phải chân đi để gần dân, sát dân, và cũng là để giúp chính những cán bộ, chiến sĩ đó không xa rời và lạc hậu với thực tiễn sinh động của cơ sở.

Không chỉ nghe dân nói, mà cán bộ dân vận phải biết nói cho dân nghe. Vì vậy, miệng nói là nói để dân biết, dân hiểu rõ các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước; nói để dân hiểu được quyền lợi và và trách nhiệm của mình trong sự

nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Theo đó, nếu nói là để dân nghe, thì tay làm là để dân thấy, dân tin, dân học làm theo. Đây là một yêu cầu, một phương pháp hết sức quan trọng đối với cán bộ, trong đó có cán bộ, chiến sĩ công an làm công tác vận động nhân dân bảo vệ an ninh, trật tự. Vì có như thế người làm công tác vận động quần chúng mới thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và đời sống thực sự của nhân dân để có những quyết sách phù hợp với nhân dân, hướng dẫn nhân dân đi đúng hướng. Công tác vận động phải tiến hành “từ dưới lên”, tránh tình trạng “từ trên dội xuống”, nếu không công cuộc vận động sẽ rất dễ xa rời quần chúng, xa rời thực tiễn và như vậy dân vận khó có thể thành công được.

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 67 - 69)