Công được Phải đoàn kết nội bộ, đoàn kết với nhân dân và với các ngành thì công việc mới thắng lợi” [99, tr.599].

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 60 - 61)

- đó là lực lượng quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Có thể nói rằng “mạng lưới công an nhân dân” của Hồ Chí

công được Phải đoàn kết nội bộ, đoàn kết với nhân dân và với các ngành thì công việc mới thắng lợi” [99, tr.599].

ngành thì công việc mới thắng lợi” [99, tr.599].

Hai là, công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự phải luôn xuất phát từ lợi ích của quần chúng nhân dân, thực hiện và bảo vệ lợi ích của nhân dân.

Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân; là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị;“ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác” [13, tr.271]. Theo đó, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên, các tổ chức Đảng và chính quyền phải thực hành phương châm việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh. “Hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được ta đặc biệt chú ý... Muốn được dân yêu mến, muốn được lòng dân trước hết phải yêu dân, phải đặt quyền lợi của dân lên hết thảy, phải có tinh thần chí công vô tư” [92, tr.52].

Đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, theo Hồ Chí Minh, mục tiêu cao nhất là an ninh, trật tự cho nhân dân, cho Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Về điều này, trong bài nói tại Trường Công an trung ương, ngày 28-1-1958, Người từng nhấn mạnh: “Trước hết cán bộ phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, lập trường phải rõ ràng, vững chắc đã. Rồi cán bộ làm cho nhân dân hiểu để nhân dân hăng hái tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm. Khi đó cả xã hội mới tiến lên chủ nghĩa xã hội được. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là thế nào? Là mỗi người hãy nghĩ đến lợi ích chung, lợi ích toàn dân trước. Phải chống chủ nghĩa cá nhân… Xác định toàn tâm toàn ý 100% phục vụ nhân dân” [99, tr.249]. Theo nghĩa đó, việc giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ lợi ích cho nhân dân, xây dựng một môi trường xã hội bình yên cho cuộc sống của nhân dân. Nói cách khác, công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự chỉ có thể thành công nếu trước hết bảo vệ và đáp ứng được lợi ích chính đáng của nhân dân. Đó là việc đảm bảo các quyền cơ bản của công dân; quyền được bình đẳng trước pháp luật; quyền được sống một cuộc sống yên vui, trật tự, lành mạnh; được tham gia quản lý nền an ninh, trật tự của đất nước; sử dụng các công cụ chuyên chính để

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 60 - 61)