Phải biết động viên, tổ chức, đoàn kết quần chúng, lấy sức quần chúng mà vượt qua khó khăn; quần chúng tự giúp quần chúng, không

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 46)

chúng mà vượt qua khó khăn; quần chúng tự giúp quần chúng, không nên ỷ lại, mà phải tự lực cánh sinh. Đây cũng chính là sự nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về huy động sức dân nói chung và phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự nói riêng.

Với số lượng có hạn, cán bộ chiến sĩ của ngành công an dù tài giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và được bố trí khắp các địa bàn hay theo đối tượng v.v, nhưng không thể so sánh được với mạng lưới “tai mắt” của đông đảo nhân dân được giác ngộ, vận động. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Công an có bao nhiêu người? Dù có vài ba nghìn hay năm bảy vạn đi nữa thì lực lượng ấy vẫn còn ít lắm bên cạnh lực lượng nhân dân. Năm vạn người thì chỉ có 5 vạn cặp mắt, 5 vạn đôi bàn tay. Phải làm sao có hàng chục triệu đôi bàn tay, hàng chục triệu cặp mắt và đôi tai mới được” [122, tr.270]. Muốn như vậy, Công an phải dựa vào dân, không được xa rời dân. Bởi, nếu không thế thì sẽ thất bại. “Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn” [95, tr.270].

Trên cơ sở đó, việc tổ chức nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự không chỉ đơn thuần là việc lập các tổ, nhóm, v.v… phát động phong trào theo thời gian để nhân dân có môi trường tham gia bảo vệ an ninh, trật tự mà chính là phải tạo ra cơ chế để mọi người dân hình thành phản xạ tự bảo vệ được mình và cả xã hội.

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 46)