Tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc cũng phải đi tới mục tiêu là mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Với ý nghĩa đó, cuộc đấu tranh

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 42 - 43)

cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Với ý nghĩa đó, cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự nhằm vào mục tiêu là xây dựng và giữ gìn một môi trường xã hội bình yên để nhân dân được sống thanh bình, yên ổn. Hồ Chí Minh từng nói: có giữ gìn trật tự trị an nhân dân mới an cư lạc nghiệp. Như vậy, “yên dân” là điều kiện để “dân giàu”, đất nước mới vững mạnh.

Theo Hồ Chí Minh, một xã hội có an ninh chính trị và trật tự xã hội được bảo đảm là một xã hội bình yên trong đó các giá trị và chuẩn mực đạo đức được đề cao, cái thiện ngự trị, cái ác bị đẩy lùi. Theo Người, xã hội ta phải được “dạ bất bế hộ, lộ bất thập di”, nghĩa là, “ban đêm không cần đóng cửa, ngoài đường không ai nhặt của rơi” [97, tr.77]. Đây là quan niệm của Hồ Chí Minh về an ninh, trật tự cộng đồng. Rõ ràng Người cho rằng, khi cá nhân và cộng đồng nhỏ được bảo đảm an ninh thì từ cộng đồng lớn đến quốc gia sẽ vững chắc về an ninh, trật tự. Điều đó cho thấy, theo một khía cạnh khác, khi nền an ninh quốc gia vững mạnh là nhờ sức mạnh từ sự bình yên đối với mỗi người dân và an ninh của từng tế bào xã hội, thì mới có đủ kháng thể bên trong chống lại mọi âm mưu và hoạt động phá hoại của kẻ địch.

Hồ Chí Minh cho rằng, mục tiêu cao nhất của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự là an ninh, trật tự cho nhân dân, cho nhà nước của dân, do dân và vì dân, do đó, việc giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cũng nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ lợi ích cho nhân dân, xây dựng một môi trường xã hội bình yên cho cuộc sống của nhân dân. Tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 10, tháng 1- 1956, Người quán triệt Công an nhân dân phải: “Nhận rõ nhiệm vụ của công an là phải bảo vệ và phục vụ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân” [98, tr.259]; và “công an của ta là công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào dân mà làm việc” [93, tr.498].

Là người sáng lập và rèn luyện lực lượng Công an nhân dân, Hồ Chí Minh xác định rõ vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Công an “là một bộ máy để thực hiện chuyên chính dân chủ nhân dân, bảo vệ nền chuyên chính của nhân dân đối với các thế lực phản động khác” [99, tr.598]. Đồng thời Người cũng chỉ rõ đối tượng đấu tranh của lực lượng Công an là “bọn xâm lược và bọn phá hoại”[127, tr.154]; phải “xem xét, tìm tòi âm mưu phản động làm hại nhân dân” [100, tr.269], và “tẩy trừ những kẻ gian tế” [98, tr.83]. Người luôn nhắc nhở công an phải luôn cảnh giác

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w