Một là, công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 58 - 60)

- đó là lực lượng quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Có thể nói rằng “mạng lưới công an nhân dân” của Hồ Chí

Một là, công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

của Công an nhân dân phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Bảo vệ an ninh, trật tự là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, là cuộc đấu tranh toàn diện nhằm xây dựng, bảo vệ và giữ gìn một môi trường xã hội bình yên để mọi người trong xã hội đó được sống thanh bình, yên ổn. Tính chất căn bản của cuộc đấu tranh này là phức tạp, gay go, quyết liệt và lâu dài. Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng, sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng đối với công tác vận động quần chúng vào sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân vừa là vấn đề mang tính nguyên tắc, vừa là một tất yếu đảm bảo cho mọi thắng lợi của mọi mặt công tác công an nói chung và công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh,

trật tự của công an nói riêng, Người nói “Công an nhân dân vũ trang hay quân đội cũng thế, phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng” [100, tr.153]. Bởi vì, chỉ có chính Đảng của giai cấp công nhân được vũ trang bởi chủ nghĩa Mác - Lênin mới đánh giá đúng được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, mới vạch ra được đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn để lôi kéo, tập hợp quần chúng, biến công tác dân vận trở thành ngày hội thực sự của quần chúng. Hồ Chí Minh cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân vừa là một tất yếu, vừa phải có điều kiện. Người khẳng định “Công tác công an phải gắn chặt với đường lối chính trị của Đảng. Nếu thoát ly đường lối chính trị của Đảng, thì dù khéo mấy cũng không kết quả” [103, tr.140]. Tính tất yếu thể hiện ở năng lực nắm bắt thực tiễn, phát hiện ra các quy luật khách quan của sự vận động lịch sử để vạch ra đường lối và phương pháp vận động quần chúng phù hợp, lãnh đạo công tác vận động thực hiện thành công các nhiệm vụ cách mạng mà không một lực lượng nào, một tổ chức chính trị nào có thể làm được.

Tuy nhiên, để lãnh đạo thành công công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự, điều kiện cần có là Đảng phải xây dựng được những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng, phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của đại đa số nhân dân. Trong quá trình lãnh đạo công tác này, Đảng phải lãnh đạo Công an nhân dân đi đúng đường lối quần chúng, không được quan liêu, mệnh lệnh và gò ép quần chúng; phải dùng phương pháp tuyên tuyền, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lấy lòng chân thành để đối xử, cảm hóa, khơi gợi tinh thần tự giác, tự nguyện, tuyệt đối không được lấy quyền uy của mình để buộc quần chúng phải tuân theo. Tóm lại, “Các cấp ủy đảng phải thật sự giúp đỡ và lãnh đạo chặt chẽ công an” [102, tr.72].

Trong Bài nói tại Trường Công an Trung cấp Khóa 2, Hồ Chí Minh đã dặn dò cán bộ, chiến sĩ công an: “Làm công an không phải làm “quan cách mạng”. Làm công an là để giữ trật tự, an ninh cho nhân dân, xem xét tìm tòi âm mưu phản động làm hại nhân dân” [95, tr.269]; Người phân tích cụ thể: “Bọn phản động không bao giờ muốn cho chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công, công an phải luôn luôn cảnh giác, ngăn ngừa những hành động phá hoại của chúng để bảo vệ lợi ích của nhân dân, bảo vệ sự nghiệp cách mạng” [100, tr.221, 222]. Nên “phải đi đúng đường lối quần chúng thì nhân dân mới tin yêu, giúp công an và công an mới thành

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 58 - 60)