Chung và lực lượng công an nói riêng một tinh thần chung nhất quán là phải giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết và coi đó là sức

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 56 - 58)

- đó là lực lượng quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Có thể nói rằng “mạng lưới công an nhân dân” của Hồ Chí

chung và lực lượng công an nói riêng một tinh thần chung nhất quán là phải giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết và coi đó là sức

quán là phải giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết và coi đó là sức mạnh quyết định thắng lợi sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.

2.2.4. Đối tượng của công tác

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, kế thừa tư tưởng của ông cha ta về vai trò to lớn của nhân dân trong lịch sử đấu tranh dựng nước của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Từ đó, Người đi đến kết luận đối tượng của công tác dân vận chính là toàn thể nhân dân như một lẽ rất tự nhiên, bởi Người thấy được tầm quan trọng, vị trí của nhân dân: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [98, tr.453]. Hoặc, “ở trong xã hội muốn thành công phải có ba điều kiện là thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa. Nhân hòa là quan trọng hơn hết” [93, tr.595]. Và “nếu không có nhân dân giúp sức, thì Đảng không làm được việc gì hết... Rời xa dân chúng là cô độc. Cô độc thì nhất định thất bại” [93, tr.278].

Như vậy, Hồ Chí Minh luôn đánh giá rất cao vai trò của nhân dân và cho rằng sức mạnh của toàn dân vũ trang là một ưu thế tuyệt đối để đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Toàn dân đứng dậy sẽ tạo ra sức mạnh vô cùng to lớn, không vũ khí nào chống lại nổi. Chính bởi vậy mà quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử và họ rõ ràng là người quyết định thắng lợi của mọi cuộc chiến tranh cách mạng. Vấn đề quan trọng hàng đầu là phải xây dựng cơ sở chính trị trong nhân dân “phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được”.

Trong Đường cách mệnh (1927), Hồ Chí Minh đã khẳng định: “cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người” [90, tr.283]. Nghĩa là, việc chung thì mọi người phải cùng làm, muốn mọi người cùng làm thì phải vận động họ tham gia. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951), Người cũng khẳng định “chúng ta tin chắc vào tinh thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc” [95, tr.29]. Từ đó, Người tiếp tục khẳng định sự nghiệp cách mạng là của quần chúng nhân dân. Bởi theo Người “có dân là có tất cả” “khó trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Quần chúng là lực lượng đông đảo, có sức mạnh to lớn là động lực chủ yếu để đưa cách

mạng đến thành công. “Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng sẽ phải thất bại” [93, tr.179], “không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể một dân tộc” [92, tr.89]. Do đó, Người cho rằng, nước lấy dân làm gốc, gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân. Quần chúng nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là bí quyết thắng lợi của mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Người chỉ rõ, thắng đế quốc phong kiến là tương đối dễ; thắng bần cùng và lạc hậu còn khó hơn nhiều. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Phải tạo lập một lực lượng sản xuất hiện đại và cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới.

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi “cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi” là “cuộc chiến đấu khổng lồ” [103, tr.617]. Hư hỏng ở đây không đơn giản chỉ là vật chất mà nguy hại hơn là con người, tư tưởng, tổ chức. Người lường trước những khó khăn, phức tạp cho cách mạng Việt Nam, đòi hỏi Đảng đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, vượt qua khó khăn, chiến đấu với niềm tin nhất định thắng lợi. Thực hiện thành công sự nghiệp đó hay không chính là do nhân dân quyết định, vì “cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới” và “công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt niềm tin tuyệt đối vào nhân dân. Người không chỉ tin tưởng vào sức mạnh phi thường của nhân dân mà còn tin tưởng vào cả tấm lòng yêu nước, ý chí, quyết tâm, lòng dũng cảm và sự trung thành tuyệt đối của nhân dân vào Đảng. Người khẳng định: “nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái cần cù. Từ ngày có Đảng nhân dân ta luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng... Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi” [103, tr.623]. Ngay cả khi cách mạng đang ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Người vẫn một lòng tin tưởng vào nhân dân. Người cho rằng “có dân sẽ có tất cả”, “có dân việc gì cũng làm được” và Người thường xuyên động viên nhắc nhở mỗi người phải ghi tạc chân lý: “Dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ” [93, tr.286]. Từ đó, Người cho rằng, phải liên

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 56 - 58)