- đó là lực lượng quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Có thể nói rằng “mạng lưới công an nhân dân” của Hồ Chí
dân tộc và nhân loại Chính điều đó góp phần quan trọng làm nên giá trị tự thân trong tư tưởng của Người.
giá trị tự thân trong tư tưởng của Người.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các triều đại phong kiến đều rất coi trọng vấn đề bảo vệ an ninh, trật tự. Các bộ luật qua các triều đại đều có những điều khoản chế tài đối với các loại tội phạm xâm phạm an ninh, trật tự. Chẳng hạn, đối với tội trộm cắp, Bộ Hình thư (thời Lý) quy định: Kẻ nào ăn trộm trâu của công thì bị xử 100 trượng, một con phạt thành 2 con. Kẻ nào ăn trộm lúa giống, đồ vật, nếu lấy được rồi thì phạt 100 trượng, chưa lấy được mà chống trả đánh người thành thương thì bị tội lưu (phạt đi đày). Thời Trần, luật quy định, người ăn trộm với mức độ nhẹ thì bị chặt ngón tay, nặng có thể tới mức cho voi giày chết. Bộ luật Hồng Đức (thời hậu Lê) có nhiều điều luật đề cập đến việc răn đe hành vi trộm cắp tài sản, mức phạt cao nhất là khổ sai hoặc lưu đày. Riêng hành vi trộm cắp tài sản của vua bị xử chém. Thời Nguyễn, Hoàng Việt luật lệ quy định: Phàm đã tiến hành trộm cắp nhưng không lấy được đồ thì bị phạt 50 roi, miễn xăm chữ. Trong trường hợp lấy được đồ, không kể là chia tang vật hay không, thủ phạm và người liên quan bị xăm hai chữ “ăn trộm” ở tay, mỗi chữ to 5 phân, nét to 5 ly, v.v… Ngoài việc chế tài xử phạt những kẻ vi phạm, các chính quyền phong kiến luôn giáo dục người dân nâng cao ý thức cảnh giác, tích cực phòng chống các âm mưu, hành vi xâm phạm an ninh, trật tự. Tinh thần tự quản, giữ gìn an ninh, trật tự trong làng xã cũng được nêu cao. Có thể thấy rõ, truyền thống dĩ dân vi bản, chú trọng vận động và phát huy nhân dân bảo vệ an ninh, trật tự trong lịch sử dân tộc đã được Hồ Chí Minh chọn lọc, tiếp thu, qua đó góp phần hình thành nên tư tưởng của Người với nhiều nét độc đáo, sáng tạo.
Trong tư tưởng, văn hóa truyền thống phương Đông, Nho gia và Pháp gia cũng đặc biệt coi trọng vấn đề chính quyền phải vận động, tổ chức nhân dân bảo vệ an ninh, trật tự. Nho gia tuy coi trọng đạo đức, không tán đồng với những quy định luật pháp tuy có thể đúng, nhưng làm tổn hại các giá trị đạo đức nền tảng của xã hội, song không vì thế mà coi nhẹ pháp luật. Trái lại, họ muốn xây dựng một nền tảng đạo đức vững chắc trong mỗi con người, mỗi gia đình và trong toàn xã hội. Trên nền tảng đó dẫn dắt, kiểm soát, điều chỉnh hành vi của mọi người. Nói cách khác, họ muốn xây dựng một thứ luật pháp sinh ra từ đạo đức, mang bản chất đạo đức. Đó cũng là một cách độc đáo để kiến tạo và huy động lực lượng của toàn xã hội nhằm bảo vệ an ninh, trật tự.
Trong sách Luận ngữ, chương Học nhi, có chép lời của Khổng tử: Làm người, có nết hiếu, đễ thì ai dám xúc phạm bề trên. Không thích xúc phạm bề trên mà thích làm loạn thì chưa từng có. Người quân tử chăm chú vào việc gốc, gốc mà vững thì đạo đức sinh ra. Hiếu, đễ là cái gốc của đức nhân. Nếu Nho gia muốn xây dựng một xã hội an ninh, trật tự từ trong lòng người, thì Pháp gia lại chú trọng xây dựng một xã hội với luật pháp mạnh, với những cách thức cụ thể để phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh trật tự. Thương Ưởng (hay còn gọi là Thương quân, Vệ Ưởng), là một trong những nhà tư tưởng tiên phong của Pháp gia, chủ trương trọng Pháp. Ông đã tiến hành cải cách pháp luật của nước Tần, qua đó góp phần làm cho nước Tần lớn mạnh. Về vấn đề bảo vệ an ninh trật tự, Thương Ưởng đề xuất một biện pháp độc đáo: chia dân thành từng nhóm, năm hộ, mười hộ, phải kiểm soát nhau và bị ràng buộc vào nhau, lại ra lệnh ai không tố cáo kẻ gian thì bị chém ngang lưng; ai tố cáo kẻ gian thì cũng được thưởng ngang với người chém đầu quân địch; người che giấu quân gian bị phạt ngang với người đầu hàng quân địch. Với biện pháp tổ chức nghiêm ngặt này, trật tự, trị an trong xã hội được bảo đảm, cho mọi người yên ổn làm ăn, đất nước nhờ đó mà phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình nhà Nho, nhưng Người không chỉ tiếp thu những giá trị trong tư tưởng Nho gia, mà còn coi trọng việc chắt lọc tinh hoa trong các trường phái tư tưởng để làm giàu cho vốn tri thức của mình. Tinh hoa tư tưởng, văn hóa phương Đông thật sự là một cơ sở quan trọng hình thành nên tư tưởng của Người về công tác bảo vệ an ninh trật tự của Công an nhân dân.
Năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Việt Nam đi tìm con đường cứu nước. Người đã có một hành trình trải nghiệm vô cùng sâu sắc suốt 30 năm qua nhiều vùng đất, nhiều nền văn hóa. Chính trong hành trình này, nhiều giá trị tư tưởng, văn hóa phương Tây đã được Hồ Chí Minh chọn lọc, tiếp thu, trong đó, nổi bật chính là tư tưởng, văn hóa dân chủ, pháp quyền. Nghiên cứu nhiều tác phẩm của các nhà tư tưởng thời Phục hưng - Khai sáng, nhiều văn kiện chính trị
- pháp lý quan trọng, có giá trị tầm cỡ thế giới, trực tiếp tham gia vào quá trình vận hành đời sống chính trị của nhiều nước tư bản phát triển phương Tây, v.v, Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc vị trí, vai trò của người dân trong đời sống xã hội. Tư tưởng dân là chủ và dân làm chủ của người từng bước hình thành. Người dân là người chủ, có quyền và trách nhiệm làm chủ trong toàn bộ đời sống xã hội, trong đó có vấn đề bảo vệ an ninh, trật tự. Dân chủ đi liền với pháp quyền. Pháp quyền là quyền lực của