Ượng nhân dân tổ chức nhau lại là chính Không nên ỷ lại, mà phải tự lực cánh sinh” [98, tr.310].

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 48 - 49)

- đó là lực lượng quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Có thể nói rằng “mạng lưới công an nhân dân” của Hồ Chí

ượng nhân dân tổ chức nhau lại là chính Không nên ỷ lại, mà phải tự lực cánh sinh” [98, tr.310].

tự lực cánh sinh” [98, tr.310].

Theo Hồ Chí Minh thì việc tổ chức nhân dân bảo vệ an ninh, trật tự không chỉ thuần túy là sự huy động họ tham gia vào từng vấn đề, từng vụ việc cụ thể mà chính là góp phần để cả xã hội, cả dân tộc trở nên một chỉnh thể có đủ khả năng tự hoàn thiện và tự bảo vệ trong quá trình tồn tại. Trong đó có việc mọi người tự mình thể hiện vai trò người chủ nước nhà, tích cực bảo vệ an ninh, trật tự, bảo vệ cuộc sống bình yên của mình. Theo nghĩa đó, việc tổ chức nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự không chỉ là việc lập các tổ, các nhóm, các ban bệ, phát động phong trào theo thời gian để nhân dân có môi trường tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (tuy nhiên việc đó là quan trọng và cần thiết) mà chính là phải tạo ra cơ chế để mọi người dân, mọi cộng đồng dân cư hình thành phản xạ tự bảo vệ, nhằm đảm bảo cho sự tồn tại của mình và cả cộng đồng. Chỉ khi nào đạt tới trình độ đó thì mối tương quan lực lượng trong cuộc đấu tranh mới có sự thay đổi căn bản về chất, và cũng chỉ khi đó mới có cơ sở để khẳng định một cách đúng đắn rằng: “Địch không phải tài tình gì đâu. Nó phá hoại được vì ta sơ hở, chủ quan. Nếu công an ta biết giữ gìn và biết dựa vào nhân dân, làm cho nhân dân cũng biết cách giữ gìn, không để sơ hở thì nhất định địch không làm gì được” [98, tr.259].

2.2.2. Nội dung công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự Xuất phát quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, chủ nghĩa phát quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, chủ nghĩa

Mác - Lê nin đã khẳng định sức mạnh của quần chúng là vô tận, vô địch. Tuy nhiên, sức mạnh ấy chỉ phát huy cao độ khi quần chúng được tổ chức, tuyên truyền, giác ngộ lý tưởng cách mạng. Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào. Thành công của Đảng ta là ở nơi đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân” [100, tr.672]; Từ đó có thể hiểu, quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về nội dung vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự là:

Thứ nhất, vận động được toàn dân tham gia sự nghiệp bảo vệ an ninh,

trật tự.

Hồ Chí Minh từng nói: “Việc gì mà một mình, tuy có tài giỏi mấy cũng không làm được, mà nhiều người chung sức lại, thì việc gì cũng làm được” [98,

tr.310]. Nhân dân là chỗ dựa, là hậu thuẫn vững chắc, là nguồn lực vô tận cho lực lượng công an. Tuy nhiên, để trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển thắng lợi của cuộc đấu tranh, nếu chỉ số lượng và sức mạnh không thôi thì chưa đủ mà nhân dân phải được giác ngộ, nhận thức đầy đủ và tự giác tham gia vào cuộc đấu tranh.

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 48 - 49)