Mô hình thị trường ngoại tệ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 69 - 71)

a. Sự cân bằng giữa xuất khẩu ròng và đầu tư ra nước ngoài ròng

Nền kinh tế mở tương tác với phần còn lại của thế giới theo hai cách, một là trên thị trường hàng hóa thế giới, hai là trên các thị trường tài chính thế giới. Xuất khẩu ròng phản ánh sự chênh lệch giữa giá trị kim ngạch xuất khẩu và giá trị kim ngạch nhập khẩu của một quốc gia. Đầu tư nước ngoài ròng phản ánh sự chênh lệch giữa lượng tài sản nước ngoài do cư dân trong nước mua với lượng tài sản trong nước do người nước ngoài mua.

Theo nguyên tắc kế toán và thực tế hạch toán trên bình diện nền kinh tế quốc dân nêu lên rằng, đầu tư ra nước ngoài ròng (NFI) luôn luôn bằng xuất khẩu ròng (NX):

NFI = NX

Đẳng thức này luôn luôn đúng vì bất kỳ một giao dịch nào ảnh hưởng đến một vế của đẳng thức này thì cũng ảnh hưởng đến vế kia với quy mô như vậy.

Ví dụ 3-11.

Giả định rằng Công ty CP lương thực Hà Nội xuất khẩu 1 tấn gạo cho công ty Walmart ở Mỹ, thu về là 450 USD. Trong giao dịch này, công ty CP lương thực Hà Nội giao hàng cho công ty Walmart và công ty Walmart trả 450 USD cho công ty lương thực Hà Nội. Tương ứng giá trị kim ngạch nhập khẩu EX tăng, điều này làm tăng xuất khẩu ròng lên 450 USD.

Trường hợp 1: Công ty lương thực Hà Nội bán đồng USD thu được từ hoạt động xuất khẩu cho một quỹ đầu tư để đổi lấy VND và quỹ đầu tư sử dụng đồng USD để mua cổ phiếu của công ty MC Donald ở Mỹ. Hoạt động này tác động làm tăng của đầu tư ra nước ngoài ròng đúng bằng 450 USD. Đúng như đẳng thức trên NX = NFI

Trường hợp 2: Công ty lương thực Hà Nội đổi đồng USD để lấy VND của một công ty viễn thông Việt Nam, công ty viễn thông nhập điện thoại iphoneX do công ty Apple ở Mỹ sản xuất. Trong trường hợp này, tác động đồng thời của việc xuất khẩu gạo và nhập khẩu điện thoại cùng tác động làm tăng kim ngạch xuất khẩu EX và kim ngạch nhập khẩu IM một khoảng như nhau là 450 USD, và không làm thay đổi xuất khẩu ròng NX và đầu tư ra nước ngoài ròng NFI. Đẳng thức NX = NFI như trước khi các giao dịch trên xảy ra.

Do mọi giao dịch quốc tế đều là sự trao đổi nên sự bằng nhau giữa xuất khẩu ròng và đầu tư ra nước ngoài ròng luôn đúng. Nếu xuất khẩu dòng dương (cán cân thương mại thặng dư, NX>0) có nghĩa là thu nhập từ bán hàng hóa cho người nước ngoài của nước đó lớn hơn chi tiêu về hàng hóa mua từ nước ngoài, dẫn đến khoản thặng dư đó để mua tài sản nước ngoài. Ngược lại, nếu xuất khẩu dòng âm (thâm hụt cán cân thương mai, NX < 0), nghĩa là chi tiêu mua hàng hóa từ nước ngoài lớn hơn thu nhập từ bán hàng hóa cho người nước ngoài, nghĩa là chi tiêu nhiều hơn thu được từ trao đổi hàng hóa quốc tế, dẫn đến việc nước đó phải bán tài sản cho người nước ngoài để bù đắp khoản thâm hụt thương mại đó. Vậy luồng chu chuyển hàng hóa và luồng chu chuyển vốn quốc tế chỉ là hai mặt của cùng một vấn đề.

b. Các xác định tỷ giá hối đoái thực tế gắn với mô hình thị trường ngoại tệ

Thị trường ngoại tệ là nơi trao đổi đồng nội tệ lấy các đồng ngoại tệ. Giả sử USD được coi là ngoại tệ nói chung, và đồng USD/ VND là tỷ gía hối đoái danh nghĩa thể hiện 1 VND đổi được bao nhiêu USD. Vì tiền của một nước được trao đổi với tiền của một nước khác trên thị trường ngoại tệ, do đó cầu về USD chính là cung của VND, trong khi cung về USD chính là cầu VND. Vì lý do đó, một lý thuyết về tỷ giá hối đoái giữa USD và VND có thể xem xét hoặc là cầu và cung về USD để trao đổi với VND hoặc là cầu và cung VNDđể trao đổi với USD. Để tiện cho việc phân tích chúng ta sẽ xem xét cầu và cung VND để trao đổi với USD. Ta có đồng nhất thức: NX = NFI

Giả định rằng hai vế của đồng nhất thức này đại diện cho hai phía của thị trường ngoại tệ. Đầu tư nước ngoài ròng đại diện cho lượng cung VND bán ra để tài trợ việc mua tài sản nước ngoài. Xuất khẩu ròng đại diện cho lượng cầu VND của người nước ngoài dùng cho mục đích mua xuất khẩu ròng về hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Ví dụ, Quỹ đầu tư Việt Nam muốn mua trái phiếu chính phủ Mỹ, nó cần phải đổi VND sang USD trên thị trường ngoại tệ, như vậy nó làm tăng cung ứng VND cho thị trường ngoại tệ; Nếu Công ty lương thực Hà Nội xuất khẩu gạo cho nước Mỹ thu về 450 USD, công ty này có nhu cầu bán USD đổi sang VND trên thị trường ngoại tệ, như vậy làm tăng cầu VND trên thị trường ngoại tệ.

Hình 3-6. Thị trường ngoại tệ

Tỷ giá hối đoái thực tế cân bằng được xác định bởi cung và cầu trên thị trường ngoại tệ, minh họa trên hình 3-6, Cầu VND trao đổi với ngoại tệ xuất phát từ xuất khẩu ròng (NX), do tỷ giá hối đoái thực tế có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với xuất khẩu ròng nên đường cầu về VND trên thị trường ngoại tệ là đường dốc xuống. Cung vnd để trao đổi lấy ngoại tệ xuất phát từ đầu tư ra nước ngoài ròng (NFI), do đầu tư ra nước ngoài ròng không phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái thực tế mà phụ thuộc vào lãi suất thực tế, nên đường cung vnd trên thị trường ngoại tệ là đường thẳng đứng. Khi nghiên cứu về thị trường ngoại tệ, ta coi lãi suất thực tế và đầu tư ra

0 0

Tỷ giá hối đoái thực tế

Cung VND (NFI) E0 Cầu VND (NX) Lượng tiền cân bằng Lượng VND trao đổi ra ngoại tệ

nước ngoài ròng là cho trước. Từ mô hình cung cầu trên thị trường ngoại tệ ta xác định E0 là điểm cân bằng trên thị trường ngoại hối, gắn với đó xác định tỷ giá hối đoái thực tế cân bằng, lượng VND mà mọi người cung ra để mua tài sản nước ngoài bằng với lượng VND mà mọi người muốn có để mua xuất khẩu ròng.

Tỷ giá hối đoái thực tế điều chỉnh để cân bằng cung và cầu ngoại tệ. Nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp hơn tỷ giá cân bằng 0, lượng cung về VND sẽ nhỏ hơn lượng cầu về VND trên thị trường ngoại tệ, sẽ làm VND tăng giá, VND /USD tăng và làm tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên. Ngược lại nếu tỷ giá hối đoái thực tế cao hơn tỷ giá cân bằng 0, lượng cung VND sẽ lớn hơn lượng cầu VND trên thị trường ngoại tệ, sẽ tác động làm giảm giá VND, VND/USD giảm và làm tỷ giá hối đoái thực tế giảm xuống đến trạng thái cân bằng 0.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)