Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Thực tế cho thấy, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn, đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt. Chẳng hạn, tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế "quá nóng", gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên. Đặc biệt trước đó để đạt được tốc độ tăng trưởng cao, người dân phải tiết kiệm trong một thời gian dài, tiêu dùng bị hạn chế, thời gian nghỉ ngơi tái tạo sức lao động bị ảnh hưởng. Chưa kể, khi quá trình đầu tư cho tăng trưởng kinh tế gia tăng, việc đưa những loại vốn tư bản mới (máy móc, trang thiết bị hiện đại) vào sử dụng đòi hỏi phải tốn kém nhiều chi phí nghiên cứu, phát triển; chi phí đào tạo, tập huấn cho người lao động có thể vận hành được các loại tư bản đó. Mặt khác, quá trình này còn gây ra nhiều rủi ro về tai nạn cho người lao động. Vì vậy, mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững.
Như vậy có thể hiểu: tăng trưởng bền vững là sự gia tăng sản lượng của một nền kinh tế đi đối với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
Hay nói cách khác nội hàm của tăng trưởng vững là: (1) mức tăng trưởng có khả năng đảm bảo cho mức tăng trưởng trong tương lai. Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tăng tương đối ổn định trong thời gian tương đối dài (ít nhất từ 20 - 30 năm). (2) Tăng trưởng phải gắn với giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
1. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng quy mô, số lượng sản phẩm (sản lượng) hay thu nhập của toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm.
2. Bản chất của tăng trưởng kinh tế phản ánh sự gia tăng của sản lượng bình quân trên đầu người (bằng tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong năm chia cho tổng dân số) 3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổi của GDP thực tế hoặc thu nhập thực tế bình quân trên đầu người.
% 100 1 1 X y y y g t t t pc
4. Theo quy tắc 70, nếu một biến số nào đó tăng với tỷ lệ r%/năm, thì nó sẽ tăng gấp đôi trong vòng 70/x năm.
5. Quy luật Okun, nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng 2% thì GDP thực tế giảm đi 1%
6. Hầu hết các quốc gia có được sự tăng trưởng là do sự gia tăng của năng suất lao động bình quân trong dài hạn
7. Các nhân tố quyết định tăng trưởng chính là những yếu tố liên quan đến nguồn lực dành cho sản xuất của nền kinh tế, bao gồm: Lao động, Tư bản hay là vốn, Đất đai và tài nguyên
thiên nhiên, Khoa học công nghệ, trình độ quản lý, quản trị, và cả yếu tố môi trường thể chế
chính trị.
8. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Solow cho thấy sự gia tăng về tỷ lệ tiết kiệm, làm tăng đầu tư vào vốn tư bản, sự gia tăng về lực lượng lao động và tiến bộ khoa học công nghệ đã tác động đến nhau như thế nào cũng như việc chúng ảnh hưởng đến tổng sản lượng quốc gia về hàng hóa và dịch vụ.
9. Chính phủ cần thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như: khuyến khích tiết kiệm, thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng lao động, đảm bảo ổn định chính trị, thương mại quốc tế, kiểm soát dân số, và hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.
10. Đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt. Do đó, cần xác định mức tăng trưởng bền vững tức là đạt tốc độ tăng tương đối ổn định trong thời gian tương đối dài (ít nhất từ 20 - 30 năm) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1.Chỉ ra tại sao một sự khác biệt nhỏ về tốc độ tăng trưởng kinh tế lại dẫn đến sự khác biệt mức sống ở các nước
2.Giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng
3.Thảo luận về các nhân tố tác động đến năng suất lao động trung bình của mỗi quốc gia 4.Trình bày cơ chế của sự tăng trưởng
5.Thảo luận về các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính Phủ các nước 6.Phân tích cái giá của sự tăng trưởng kinh tế?
BÀI TẬP ÁP DỤNG CHƯƠNG 1 1. Bạn gửi vào ngân hàng 175 triệu VND, với lãi suất 7,5%/năm.
a) Vậy sau 5 năm thì bạn nhận được số tiền (bao gồm cả vốn và lãi) bằng bao nhiêu?
b) Khoản tiền gửi này của bạn có tác động như thế nào đến thị trường vốn vay và đến sự tăng trưởng kinh tế của đất nước?
c) Nếu Nhà nước đánh thuế thu nhập với mức thuế suất là 25% trên tổng thu nhập từ lãi tiền gửi của bạn, bạn phải nộp số tiền thuế là bao nhiêu? Đây là loại thuế trực thu hay gián thu? 2. Giả sử tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia là 5%/năm. Năm 2000 GDP bình quân trên đầu người đạt 800USD, hãy cho biết nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế không đổi theo thời gian thì:
a) Đến năm 2010, GDP bình quân trên đầu người của quốc gia này đạt bao nhiêu USD? b) Hãy dự báo sau bao nhiêu năm GDP bình quân trên đầu người của quốc gia này sẽ tăng gấp đôi?
c) Để GDP đạt 1600USD sau 10 năm thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này phải là bao nhiêu?
Chương 2
TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Như chương 1 đã nhấn mạnh cơ chế của sự tăng trưởng kinh tế có được là do sự gia tăng vốn bình quân trên một lao động (k). Nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith (1776) cho rằng: “tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích lũy cho quá trình tăng tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”.
Khái niệm vốn ở đây được hiểu là vốn đầu tư của các doanh nghiệp cho quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Vốn thường được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, qua đầu tư, biến thành vốn hiện vật hay trang thiết bị, nhà xưởng, nguyên nhiên vật liệu... Tuy nhiên, qua nghiên cứu sơ đồ luồng chu chuyển kinh tế vĩ mô cho thấy, vốn đầu tư thực chất lấy từ phần tiết kiệm của các hộ gia đình. Như vậy, chủ sở hữu vốn và người sử dụng vốn là 2 tác nhân khác nhau trong nền kinh tế. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu bản chất của tiết kiệm, đầu tư, và sự tương tác của chúng trên thị trường hay trong hệ thống tài chính của một nền kinh tế để tìm ra giải pháp cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Nội dung chương 2 sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô đặc biệt là tiết kiệm và đầu tư. Sau đó, chúng ta thảo luận về cấu trúc cũng như các tác nhân trong hệ thống tài chính. Và cuối cùng, chúng ta tìm hiểu về mô hình thị trường vốn vay cho một nền kinh tế đóng, đồng thời thông qua mô hình này chúng ta có thể phân tích tác động của các chính sách của Chính phủ đến tiết kiệm và đầu tư nhằm thúc đẩy điều chỉnh mức tăng trưởng của nền kinh tế qua từng thời kỳ.