Cũng như các thị trường thông thường khác, thị trường lao động chỉ đạt trạng thái cân bằng khi cung bằng với cầu ở một mức giá nhất định. Tuy nhiên, không phải lúc nào thị trường cũng đạt được trạng thái cân bằng đó. Đặc biệt là đối với thị trường lao động, với những tác động từ nhiều phía dẫn đến luôn có tình trạng dư cung về lao động. Dư cung về lao động còn được gọi là tình trạng thất nghiệp. Điều đặc biệt ở đây đó là tình trạng thất nghiệp luôn tồn tại, một cách tự nhiên ở một tỷ lệ xác định. Mỗi ngày, chúng ta chứng kiến một số người mất việc làm, nhưng bên cạnh đó chúng ta lại chúc mừng một số người được nhận những công việc mới.Điều này cho thấy phải xác định được tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (tỷ lệ thất nghiệp trong dài hạn) để đánh giá thực trạng vấn đề thất nghiệp của một nền kinh tế ở từng thời kỳ.
Hãy bắt đầu với một đẳng thức: L = E + U
Trong đó: L là tổng lực lượng lao động (tổng số người nằm trong độ tuổi lao động sẵn sàng làm việc)
E: là số người có việc làm U: là số người thất nghiệp
Từ đẳng thức này cho thấy tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động, và được tính bằng U/L.
Sơ đồ 4-1. Sự luân chuyển giữa có việc làm và thất nghiệp
Nguồn: N. Gregory Mankiw (2016)
Sơ đồ 4-1cho thấy, luôn luôn xuất hiện có sự biến động tương ứng giữa số người có việc làm và số người thất nghiệp. Số người tìm được việc làm tăng lên đồng nghĩa với số người thất nghiệp giảm đi tương ứng,
hay: s.E = f.U
Như vậy ta có: f.U = s.(L – U)
Hay f.(U/L) = s (L/L – U/L) Biến đổi tiếp ta có: (f + s). (U/L) = s
Suy ra:
Số liệu về tỷ lệ mất việc và tìm việc ở Đức (Germany) và Mỹ (US) trong hình 4-1 và 4-2 dưới đây cho thấy, biến động trên thị trường lao động ở các nước rất khác nhau. Thị trường lao động ở Đức nhiều biến động hơn ở Mỹ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ cũng thấp hơn sơ với Đức.
Hình 4-1. Tỷ lệ mất việc làm ởĐức và Mỹ
Nguồn: Hermann Gartner, Christian Merkl, Thomas Rothe (2012)
Hình 4-2. Tỷ lệ tìm được việc làm ở Đức và Mỹ
Nguồn: Hermann Gartner, Christian Merkl, Thomas Rothe (2012)
lao động trong nền kinh tế nhưng phụ thuộc nhiều hơn vào tỷ lệ mất việc làm. Muốn giảm tỷ lệ thất nghiệp phải giảm tỷ lệ mất việc làm và tăng tỷ lệ tìm được việc làm.