Luồng chu chuyển vốn quốc tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 54 - 56)

a. Khái niệm đầu tư quốc tế

Luồng chu chuyển vốn quốc tế hay còn gọi là đầu tư quốc tế . Chúng ta đã nghiên cứu việc cư dân của nền kinh tế mở tham gia vào thị trường hàng hóa và dịch vụ quốc tế như thế nào. Ngoài ra, cư dân của nền kinh tế mở còn tham gia vào các thị trường tài chính quốc tế, gắn với đó là hoạt động đầu tư quốc tế. Đầu tư quốc tế là một quá trình trong đó có sự di chuyển vốn từ quốc gia này đến quốc gia khác để thực hiện một hoặc một số dự án đầu tư nhằm đưa lại lợi ích cho các bên tham gia. Hoạt động đầu tư quốc tế tạo nên luồng chu chuyển vốn quốc tế. Người dân Việt Nam có thể dùng 10000 USD để mua một chiếc ô tô từ nước Mỹ, nhưng cũng có thể dùng số tiền đó để mua cổ phiếu của công ty ở Mỹ. Trong khi giao dịch thứ nhất tạo ra một luồng chu chuyển hàng hóa, thì giao dịch thứ hai tạo ra luồng chu chuyển vốn.

Đầu tư quốc tế là sự vận động của tiền tệ và tài sản giữa các quốc gia nhằm điều chỉnh tỷ lệ giữa các yếu tố sản xuất, tạo điều kiện cho nền kinh tế các quốc gia phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu nói chung. Đầu tư quốc tế là một tất yếu khách quan do sự khác nhau về nhu cầu và khả năng tích lũy vốn của các quốc gia, do việc tìm nơi kinh

doanh có lợi hơn với doanh nghiệp, cũng như do các nguyên nhân chính trị và kinh tế xã hội khác.

Đầu tư quốc tế bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và có hai hình thức phổ biến là đầu tư trực tiếp (FDI - Foreign Direct Investment) và đầu tư gián tiếp (FPI - Foreign Portfolio Investment). Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình của đầu tư quốc tế, trong đó chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Đầu tư gián tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó người chủ sở hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn.

b. Cán cân luồng vốn (KI)

Các hoạt động đầu tư quốc tế gồm có hai bên, quốc gia đi đầu tư và quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của quốc gia đi đầu tư sẽ hình thành nên luồng vốn chảy ra nước ngoài (lượng tài sản ở nước ngoài do cư dân trong nước mua) và hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài của quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư hình thành nên luồng vốn chảy vào trong nước (lượng tài sản trong nước do người nước ngoài mua). Chênh lệch giữa luồng vốn chảy vào trong nước và luồng vốn chảy ra nước ngoài hình thành nên cán cân luồng vốn, ký hiệu là KI (net capital inflow)

KI = lượng tài sản trong nước do người nước ngoài mua - lượng tài sản ở nước ngoài do cư dân trong nước mua

Ngược lại, chênh lệch giữa luồng vốn chảy ra nước ngoài và luồng vốn chảy vào trong nước hình thành nên đầu tư ra nước ngoài ròng, ký hiệu là NFI (net foreign investment). NFI = lượng tài sản ở nước ngoài do cư dân trong nước mua - lượng tài sản trong nước do người nước ngoài mua.

Hay nói cách khác: KI = - NFI

c. Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân luồng vốn

Dòng vốn luân chuyển giữa các quốc gia chịu sự chi phối quyết định của yếu tố lãi suất thực

tế. Khi lãi suất thực tế trong nước tăng cao, việc nắm giữ tài sản trong nước sẽ trở nên hấp dẫn, tăng dòng vốn chảy vào trong nước, giảm dòng vốn chảy ra nước ngoài và làm đầu tư ra nước ngoài ròng sẽ giảm. Ngược lại, khi lãi suất thực tế trong nước giảm xuống, việc nắm giữ tài sản ở nước ngoài hấp dẫn hơn, tăng dòng vốn chảy ra nước ngoài, giảm dòng vốn chảy vào

Ví dụ 3-3.

Người Việt Nam bỏ tiền ra mua 1000m2 đất ở nước Thái Lan, được coi là nhập khẩu tài sản quốc tế và gắn với đó là dòng vốn chảy ra nước ngoài, làm giảm KI (tăng NFI của Việt Nam).

Ngược lại, việc người nước ngoài mua đất và xây dựng một xưởng sản xuất tại Việt Nam, được coi là xuất khẩu tài sản ra nước ngoài của Việt nam và gắn với đó là dòng vốn chảy vào trong nước làm tăng KI (giảm NFI của Việt Nam).

Như ví dụ 3.3, việc Viettel xây dựng nhà máy viễn thông ở Lào, một cư dân Việt Nam mua cổ phiếu của công ty Toyota Nhật Bản, là ví dụ về đầu tư trực tiếp và đầu gián tiếp ra nước ngoài. Trong cả hai trường hợp, đều làm tăng dòng vốn của Việt Nam chảy ra nước ngoài và làm giảm KI (tăng NFI) của Việt Nam

Ví dụ 3-2.

Tập đoàn Viettel đầu tư xây dựng nhà máy viễn thông ở Lào đó là ví dụ của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam, Tập đoàn Viettel chủ động điều hành hoạt động đầu tư đó. Khi một cư dân Việt Nam mua cổ phiếu của công ty Toyota (một công ty Nhật Bản) là ví dụ của đầu tư gián tiếp nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam đóng vai trò thụ động trong điều hành hoạt động đầu tư.

trong nước và làm tăng đầu tư ra nước ngoài ròng. Vậy lãi suất thực tế có mối quan hệ tỷ lệ thuận với cán cân luồng vốn và tỷ lệ nghịch với đầu tư ra nước ngoài ròng.

Hình 3-2. Đồ thị minh họa cán cân luồng vốn và đầu tư ra nước ngoài ròng

Đồ thị đường đầu tư ra nước ngoài ròng (NFI) khi thể hiện mối quan hệ với lãi suất thực tế là một đường dốc xuống như hình 3-2a. Đồ thị đường cán cân luồng vốn (KI) khi thể hiện mối quan hệ với lãi suất thực tế là một đường dốc lên như hình 3-2b.

Dòng vốn luân chuyển giữa các quốc gia còn chịu sự chi phối của những biến số khác như:

lãi suất thực tế trả cho tài sản ở nước ngoài; Nhận thức rủi ro về kinh tế, chính trị của việc nắm giữ tài sản nước ngoài; Các chính sách của Chính phủ ảnh hưởng tới việc người nước ngoài nắm giữ tài sản trong nước.

Tất cả các yếu tố ngoài lãi suất thực tế, tác động đến đầu tư ra nước ngoài ròng sẽ tác động làm dịch chuyển đường đầu tư ra nước ngoài ròng sang phải hay sang trái, phụ thuộc vào việc nó làm tăng hay giảm đầu tư ra nước ngoài ròng. Tương tự, các yếu tố ngoài lãi suất thực tế cũng làm dịch chuyển đường cán cân luồng vốn KI.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)