Thị trường hàng hóa và đường IS

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 45 - 47)

Như đã đề cập trong Kinh tế vĩ mô 1, chúng ta đã xây dựng một đường IS mô tả tập hợp những điểm cân bằng trên thị trường hàng hóa, thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập. Phương trình đường tổng chi tiêu kế hoạch (AD) có dạng như sau: AD = C + I(r)+ G

Nhìn vào phương trình trên ta thấy rằng sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động đến đầu tư và từ đó tác động đến tổng chi tiêu kế hoạch.

Hình 2-7 giới thiệu cách dựng đường IS, ở mức lãi suất nhất định, giả sử r0, chúng ta có thể vẽ một hàm tổng cầu AD0, vị trí cân bằng E0, tương ứng với mức thu nhập cân bằng Y0. Thể hiện ở điểm E0 ở (H1). Do mức thu nhập cân bằng Y0 được xác định từ lãi suất r0 nên ta xác định được điểm tổ hợp E0 (Y0, r0) ở (H2). Như vậy, ta có một điểm E0 nằm trên đường IS.

r1 r r0 SK1 E1 DK K1 K0 K SK E0

Khi lãi suất giảm xuống r1 (r1 < r0), tổng cầu sẽ lớn hơn với mọi mức thu nhập cho trước bởi vì đầu tư có giá trị lớn hơn, đường tổng cầu dịch chuyển lên trên AD1 (AD1 > AD0), vị trí cân bằng E1, tương ứng với mức thu nhập cân bằng mới Y1. Thể hiện ở điểm E1 ở (H2), tương tự ta xác định được tổ hợp E1(Y1, r1). Ta xác định được điểm E1 nằm trên đường IS.

Lặp lại quá trình trên với tất cả các mức lãi suất ta có để xác định được các điểm khác trên đồ thị đường IS. Chúng có chung đặc điểm: đều là các tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập sao cho thị trường hàng hóa cân bằng. Nối tất cả các điểm đó lại ta được đường IS. Đường này có độ dốc âm phản ánh tổng chi tiêu tăng khi lãi suất giảm và ngược lại.

(H1)

(H2)

Hình 2-7. Cách xây dựng đường IS

Chúng ta có thể trình bày điều này theo một cách khác. Viết điều kiện cân bằng theo thị trường vốn vay:

S (Y) = I (r) S = Y – C – G

Nhìn vào phương trình trên ta thấy, sự gia tăng của GDP (Y) làm tăng tiết kiệm một cách trực tiếp bằng ΔY và làm giảm tiết kiệm một cách gián tiếp do làm tăng tiêu dùng bằng MPC. ΔY. Do đó, tổng thay đổi của tiết kiệm là: ΔS = (1-MPC)* ΔY -> ΔS > 0

Như vậy, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, tăng thu nhập làm tăng tổng tiết kiệm, điều này làm giảm lãi suất. Kết luận rút ra là để cân bằng thị trường hàng hóa mức GDP cao hơn phải đi kèm với mức lãi suất thấp hơn.

Độ dốc của đường IS

Đường IS là đường có độ dốc âm, khi tăng lãi suất làm giảm chi tiêu cho đầu tư, do vậy làm giảm tổng cầu và mức thu nhập cân bằng. Độ dốc của đường IS phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của đầu tư với sự thay đổi của lãi suất và giá trị của số nhân chi tiêu.

Sự nhạy cảm của đầu tư với lãi suất

Giả sử rằng chi tiêu cho đầu tư rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất. Khi đó, một sự thay đổi nhỏ của lãi suất cũng sẽ làm cho đầu tư và tổng chi tiêu thay đổi một lượng lớn. Kết quả là thu nhập thay đổi nhiều và đường IS sẽ thoải. Ngược lại, nếu đầu tư ít nhạy cảm với lãi suất thì đường IS sẽ dốc. E1 E0 0 Y0 Y1 Y(Q) E1 450 AD1 AD0 E0 r r1 r0 0 Y0 Y1 Y(Q) IS

Số nhân chi tiêu (m)

Giả sử với một sự giảm sút nhất định của lãi suất, điều này làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu (AD) lên trên tới một vị trí nhất định. Tuy nhiên, tác động của nó đối với thu nhập cân bằng còn tùy thuộc vào giá trị của số nhân chi tiêu m. Nếu m càng lớn, thì thu nhập cân bằng tăng càng nhiều. Do vậy, trong trường hợp này đường IS sẽ thoải. Ngược lại, đường IS sẽ dốc khi số nhân chi tiêu càng nhỏ.

Vậy đường IS dốc khi đầu tư ít nhạy cảm với lãi suất và số nhân chi tiêu nhỏ, ngược lại đường IS sẽ thoải khi đầu tư rất nhạy cảm với lãi suất và số nhân chi tiêu lớn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)