Hình 4-6. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam
Nguồn: tradingeconomics.com
Hình 4-6 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam những năm gần đây có xu hướng giảm dần, và duy trì ở mức khoảng 2,3%. Lý giải cho nguyên nhân tại sao tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam lại thấp hơn so với các nước khác trên thế giới đặc biệt là Mỹ và các nước châu Âu đó là do mức lương thấp trên thị trường lao động ở Việt Nam. Mức lương trung bình người lao động ở Việt Nam chỉ đạt 5,5 triệu đồng/tháng (tương đương với 260USD/tháng, hoặc với khoảng 3120USD/năm) . Với mức thu nhập này có thể thấy, lao động của Việt Nam vẫn chấp nhận làm những công việc với mức lương thấp hơn so với mức lương ở các nước trên thế giới, do vậy góp phần làm giảm tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam.
Bảng 4-2. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở Việt Nam theo độ tuổi
Đơn vị: % Độ tuổi 2014 2015 Sơ bộ 2016 Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm Chung cả nước 2,10 2,35 2,33 1,89 2,30 1,66 Tỷ lệ thất nghiệp (%) Năm
15-24 6,26 3,18 7,03 3,05 7,43 2,57
25-49 1,18 2,22 1,49 1,72 1,46 1,58
50+ 3,52 1,76 0,86 1,46 0,84 1,21
Nguồn: Tổng cục thống kê (2017)
Tuy nhiên câu chuyện thất nghiệp ở Việt Nam còn nhiều vấn đề phải quan tâm hơn nữa. Cụ thể nhìn vào số liệu thống kê ta có thể thấy tỷ lệ thiếu việc làm của lao động khu vực nông thôn có xu hướng giảm mạnh mẽ hơn so với tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị (bảng 4-2). Điều này là do ở Việt Nam, cầu lao động chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị, nên người lao động ở nông thôn phải di cư ra các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để tìm kiếm việc làm. Việc di cư này mang cả tính dài hạn và cả trong ngắn hạn (thời vụ), người lao động nông thôn thường tranh thủ những lúc nông nhàn đi ra thành phố để làm thuê, làm những công việc chân tay, giúp việc. Tuy nhiên việc di cư ra thành thị tìm kiếm việc làm của người dân nông thôn lại gây ra nhiều hệ lụy về mặt kinh tế, xã hội, an ninh cho cộng đồng. Ví dụ, nền kinh tế sẽ tập trung quá mức ở thành thị, trong khi đó lại bỏ mặc thị trường nông thôn. Hai là đời sống xã hội người dân khu vực thành thị thì quá tải, thiếu trường học, bệnh viện, nhà ở do người lao động di cư thường mang theo cả gia đình đi theo. Kéo theo đó là một loạt các vấn đề về an toàn, giao thông, môi trường, dịch vụ điện, nước cũng bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân thất nghiệp của lao động Việt Nam
Cơ cấu thất nghiệp ở Việt Nam vẫn do 2 nguyên nhân chủ yếu: một là, người lao động mới gia nhập lực lượng lao động tăng nhanh; hai là do việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu theo lộ trình của Chính Phủ.
Việt Nam vẫn đang thuộc nhóm nước có tỷ lệ sinh cao hơn tỷ lệ sinh trung bình toàn thế giới. Mỗi năm, tỷ lệ tăng dân số trung bình đạt 1,05%, tương đương với gần 1 triệu người/năm. Cùng với mức tăng dân số, số lượng sinh viên đầu ra mỗi năm quá nhiều. Hiện tại, Việt Nam có hơn 500 trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Việc mở cửa ồ ạt các trường đại học với chất lượng đầu vào thấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp mỗi năm tăng vọt.
Mặt khác, do chấp nhận đi làm với mức lương thấp, lại phải sống ở các khu vực có giá cả sinh hoạt đắt đỏ dẫn tới người lao động phải chi tiêu phần lớn thu nhập của họ, phần thu nhập còn lại cho tiết kiệm, đầu tư hạn chế. Điều này cũng cho thấy khó có thể giúp tạo ra tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống của họ trong tương lai.
Xét về góc độ năng suất lao động, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp thấp nhưng năng suất lao động của người dân Việt Nam lại không được đánh giá cao. Theo báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế ILO tại Việt Nam thì năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/15 lần so với Singapore và bằng 1/5 của Malaysia và 2/5 của Thái Lan. Có tới 85% lực lượng lao động của Việt Nam chưa được qua đào tạo nghề (ILO office of Vietnam, 2014). Điều này cho thấy mặc dù thị trường lao động Việt Nam có vẻ hoạt động hiệu quả nhưng thực chất lại chưa đóng góp được nhiều để tạo ra tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động nói riêng và cho người dân Việt Nam nói chung.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
1. Thị trường lao động là một loại thị trường yếu tố sản xuất (thị trường đầu vào) của một nền kinh tế
2. Tiền lương này chính là giá của lao động là lợi ích của bên bán nhận được nhưng đồng thời cũng chính là chi phí của bên mua, bên thuê sức lao động.
3. Mức tiền lương tối đa (wmax) mà doanh nghiệp sẵn sàng trả để thuê lao động bằng MPLxP.
4. Cung lao động xã hội được xác định dựa trên quy mô số người nằm trong độ tuổi lao động và tỷ lệ số người nằm trong độ tuổi lao động sẵn sàng gia nhập lực lượng lao động (sẵn sàng làm việc).
5. Luôn luôn xuất hiện có sự biến động tương ứng giữa số người có việc làm và số người thất nghiệp. Số người tìm được việc làm tăng lên đồng nghĩa với số người thất nghiệp giảm đi tương ứng, hay: s.E = f.U
6. Thông thường Nhà nước thường đưa ra mức lương tối thiểu (Wmin) cao hơn mức lương cân bằng (W) nhưng hệ quả làm gia tăng thất nghiệp.
7. Hoạt động của tổ chức công đoàn đôi khi không những không giúp giảm thiểu được tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế mà vô tình đã tạo ra một dạng thất nghiệp mới
Hộp 5-1. Lương tối thiểu tăng nhanh, người lao động có nguy cơ thất nghiệp
Ông Futoshi Yamauchi, chuyên gia kinh tế cao cấp, Ngân hàng thế giới cho biết, xét về tổng thể nền kinh tế, tăng lương tối thiểu dẫn đến tăng lương trung bình, giảm việc làm và giảm lợi nhuận.
Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, trung bình lương tối thiểu tăng 1% có thể khiến lương trung bình tăng 0,32% và lao động giảm 0,13%. Ngoài ra, khi lương tối thiểu tăng 100%, tỷ lệ lợi nhuận (đo bằng lợi nhuận trên doanh thu) sẽ giảm 2,3 điểm phần trăm",
Cũng theo chuyên gia kinh tế này, về mức lương trung bình, mặc dù lương tối thiểu tăng có tác động tiêu cực đáng kể đến tất cả các khu vực kinh tế, việc tăng lương tối thiểu có tác động ít hơn trong khu vực tư nhân so với khu vực nhà nước và FDI.
Về việc làm, tác động của tăng lương tối thiểu làm giảm việc làm nhiều hơn trong khu vực nhà nước (lương tối thiểu tăng 1% dẫn đến việc làm giảm 0,25%), nhưng tác động nhẹ và không đáng kể ở khu vực tư nhân và FDI.
Ông Yamauchi lưu ý rằng, trong khu vực tư nhân, các doanh nghiệp có mức tuân thủ chế độ lao động cao hơn (thể hiện qua việc đóng bảo hiểm xã hội) sẽ cắt giảm việc làm nhiều hơn. "Điều này cho thấy, các doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về tiền lương và phúc lợi lao động cảm thấy khó khăn hơn vì chính sách lương tối thiểu, và buộc phải cắt giảm nhân công. Trong khi đó, các doanh nghiệp chấp hành ít nghiêm chỉnh hơn, né tránh phần nào tác động của tăng lương tối thiểu, và do dó, không cắt giảm nhân công", chuyên gia cho biết.
Nguồn: http://ndh.vn/mat-trai-cua-luong-toi-thieu-tang-nhanh-khong-bao-ve-duoc-nguoi- thu-nhap-thap-them-nhieu-nguoi-that-nghiep-20170913101759929p4c145.news
đó là thất nghiệp cơ cấu.
8. Bảo hiểm thất nghiệp với mức trợ cấp cao làm giảm động lực tìm kiếm việc làm của người lao động và tăng chí phí cho doanh nghiệp
9. Tình trạng thất nghiệp ở các quốc gia khác nhau có sự khác biệt. Mỹ có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn các nước Châu Âu do ở Châu Âu người lao động được hưởng nhiều phúc lợi từ thất nghiệp (mức trợ cấp cao, thời gian nghỉ ngơi nhiều, tuổi về hưu sớm)
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 1. Phân tích các yếu tố tác động đến cung lao động? 2. Phân tích các yếu tố tác động đến cầu lao động?
3. Phân tích các rào cản trong việc giải quyết vấn đề thất nghiệp?
4. Phân tích thực trạng thị trường lao động và tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay?
5. Thảo luận về các giải pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp? BÀI TẬP ÁP DỤNG CHƯƠNG 4
1. Kết quả khảo sát tình hình việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2016 cho thấy:
a. Trung bình sau 3 tháng sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ tìm được việc làm. Hãy tính tỷ lệ tìm được việc làm của sinh viên Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
b. Kết quả khảo sát cũng cho thấy đối với mỗi một công việc, trung bình sinh viên sau tốt nghiệp làm việc tại một công ty trong khoảng thời gian 2 năm. Hãy tính tỷ lệ mất việc làm của sinh viên Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam (theo tháng). c. Hãy tính tỷ lệ thất nghiệp trung bình của sinh viên Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam.
2. Giả sử một nền kinh tế có sự suy giảm năng suất lao động, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất hàng hóa của nền kinh tế đó, hãy dùng đồ thị minh họa để phân tích tác động của cú sốc trên đến:
a. Đường cầu về lao động của nền kinh tế này
b. Việc làm, thất nghiệp và mức lương cân bằng thực tế?
c. Nếu tổ chức công đoàn đứng ra bảo vệ người lao động bằng cách ngăn sự suy giảm tiền lương thì điều gì sẽ xảy ra đối với tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế này?
3. Cho một nền kinh tế với 2 ngành nghề: sản xuất (m) và dịch vụ (s). Cầu lao động của 2 ngành nghề được mô tả theo phương trình như sau:
Lm = 200 – 6Wm Ls = 200 – 6Ws
Trong đó L là số người lao động, W là mức lương. Nền kinh tế có tổng lực lượng lao động gồm 100 lao động, và các lao động này có khả năng và mong muốn làm việc ở cả 2 ngành kinh tế.
a. Nếu lao động được tự do chuyển dịch từ các ngành sản xuất sang các ngành dịch vụ thì điều gì sẽ xảy ra giữa Wm và Ws
b. Tính mức lương và số lao động thực tế ở mỗi ngành
c. Nếu tổ chức công đoàn của ngành sản xuất đưa ra mức lương của ngành này là 25USD. Hãy tính số lao động thực tế được thuê ở ngành sản xuất.
d. Nếu mức lương kỳ vọng tối thiểu là 15USD. Hãy tính số người thất nghiệp và mức lương thực tế của nền kinh tế này.
Chương 5
CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ
Đối với mỗi một nền kinh tế hỗn hợp, không thể thiếu vắng vai trò của Chính phủ trong việc điều chỉnh, dẫn dắt nền kinh tế tiến tới trạng thái ổn định tối ưu. Theo quan điểm của nhà kinh tế học Paul Samuelson, thì không thể vỗ tay bằng 1 bàn tay. Điều này có nghĩa là Samuelson đã minh họa vai trò dẫn dắt của Chính phủ đối với nền kinh tế như một bàn tay thứ hai bên cạnh “bàn tay vô hình” chính là cơ chế thị trường theo quan điểm của Adam Smith. Để thực hiện vai trò đó của mình, Chính phủ các nước thường sử dụng các công cụ trực tiếp đó là hệ thống các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô để tác động đến nền kinh tế trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, quan sát lịch sử tăng trưởng và phát triển của các nền kinh tế trên thế giới cho thấy, không phải lúc nào các chính sách cũng đem lại những hiệu quả tích cực, góp phần điều chỉnh, dẫn dắt nền kinh tế về đúng mục tiêu mong muốn. Do vậy, ở chương này, chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu bản chất, nội dung của các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, nghiên cứu các tranh luận về cơ chế xây dựng chính sách và phân tích thực trạng và tác động của các chính sách trong thực tế.