Cán cân thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 56 - 60)

a. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế

Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có những quan hệ về kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự, ngoại giao với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Gắn với các quan hệ này là các dòng ngoại tệ chảy vào, chảy ra của từng quốc gia tức là phát sinh các khoản thu và chi ngoại tệ. Để đánh giá tình hình thu chi ngoại tệ của một nước trong từng thời kỳ, các quốc gia tập hợp ghi chép trên một biểu đặc biệt gọi là cán cân thanh toán quốc tế.

Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of Payment - BOP) là một bảng cân đối ghi chép một cách hệ thống toàn bộ những giao dịch kinh tế giữa chủ thể trong nước với thế giới trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Vậy toàn bộ các luồng chu chuyển hàng hóa

0 r Lãi suất thực tế (r) E NFI K0 E K1 r 0 r0 Lãi suất thực tế (r) E0 KI K0 E1 K1 r1 Ví dụ 3-3.

Một nhà đầu tư Việt Nam đang lựa chọn giữa trái phiếu chính phủ Việt Nam và trái phiếu chính phủ Hy Lạp. Để đưa ra quyết định, nhà đầu tư sẽ so sánh lãi suất của hai loại trái phiếu, trái phiếu nào có lãi suất cao hơn sẽ hấp dẫn hơn.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Việt nam cũng còn tính toán đến yếu tố rủi ro. Tình hình hiện nay, nền kinh tế Hy Lạp đang bất ổn, Chính phủ Hy lạp có khả năng không trả được nợ đối với các nhà đầu tư vào Hy lạp.

Nếu với cùng một mức lãi suất thực tế như nhau ở trái phiếu Chính phủ Việt nam và trái phiếu Chính phủ Hy Lạp. Nhà đầu tư sẽ chọn trái phiếu Chính phủ Việt nam, do ít rủi ro hơn.

và luồng chu chuyển vốn quốc tế diễn ra giữa công dân và chính phủ một nước với công dân và chính phủ các nước còn lại trên thế giới sẽ được tổng hợp trong bảng cán cân thanh toán quốc tế.

Cán cân thanh toán = dòng tiền chảy vào – dòng tiền chảy ra

Trong đó: Dòng tiền chảy vào: khoản ngoại tệ thu được từ nước ngoài

Dòng tiền chảy ra: khoản ngoại tệ trả cho nước ngoài của một quốc gia

Cán cân thanh toán được ghi chép giống như một tài khoản kế toán, gồm bên nợ và bên có. Quy tắc để xử lý việc ghi bên nợ hay bên có của bất kỳ khoản mục nào là xem xét hoạt động đó có mang lại ngoại tệ cho đất nước hay không. Một hoạt động được ghi vào bên có nếu nó mang lại ngoại tệ cho đất nước, như xuất khẩu hay bán tài sản ra nước ngoài. Ngược lại, một hoạt động được ghi vào bên nợ nếu nó thanh toán ngoại tệ cho thế giới bên ngoài, như hoạt động nhập khẩu hàng hóa hay mua các tài sản nước ngoài.

Cán cân thanh toán bao gồm hai tài khoản chủ yếu là tài khoản vãng lai và tài khoản vốn, kết cấu như tài khoản chữ T trong kế toán, được thể hiện ở Bảng 3-1.

Bảng 3-1. Kết cấu tài khoản cán cân thanh toán quốc tế

Có Nợ

1. Tài khoản vãng lai

- Xuất khẩu hàng hóa

- Xuất khẩu dịch vụ

- Thu nhập nhận được từ nước ngoài (lương của người trong nước làm việc ở nước ngoài, thu lợi nhuận đầu tư, thu lãi tiền gửi).

- Nhận khoản chuyển giao vãng lai

- Nhập khẩu hàng hóa

- Nhập khẩu dịch vụ

- Thu nhập trả cho người nước ngoài (chi trả thu nhập cho lao động nước ngoài làm việc trong nước, trả lợi nhuận, trả lãi vay)

- Chi chuyển giao vãng lai 2. Tài khoản vốn

- Tài khoản vốn vay ngắn hạn: Vay của chính phủ, tư nhân, tổ chức ở nước ngoài.

- Tài khoản vốn vay trung và dài hạn: Vay của chính phủ, tư nhân, tổ chức ở nước ngoài.

- Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp/ gián tiếp của nước ngoài.

- Cho chính phủ, tư nhân, tổ chức nước ngoài vay ngắn hạn.

- Cho chính phủ, tư nhân, tổ chức nước ngoài vay trung và dài hạn.

- Đầu tư trực tiếp/ gián tiếp ra nước ngoài

3. Sai số thống kê

4. Cán cân thanh toán tổng thể (4 = 1 + 2 + 3)

b. Tài khoản vãng lai

Tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán quốc tế phản ánh các luồng chu chuyển hàng hóa, dịch vụ và chuyển giao vãng lai quốc tế. Tài khoản vãng lai được chia làm ba khoản mục lớn: tài khoản thương mại, tài khoản thu nhập từ nhân tố nước ngoài, và tài khoản chuyển giao vãng lai.

(1) Tài khoản thương mại

Tài khoản thương mại ghi chép thu nhập và thanh toán ngoại tệ xuất hiện từ việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Tài khoản thương mại bao gồm thương mại hữu hình và thương mại vô hình, thương mại hữu hình là xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa (ô tô, thực phẩm, thép…), thương mại vô hình là xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ (ngân hàng, vận tải

biển, du lịch…). Hai nhóm này hợp lại thành cán cân thương mại hay xuất khẩu ròng hàng hóa và dịch vụ. Xuất khẩu mang ngoại tệ cho đất nước và do đó được ghi vào khoản mục có, còn nhập khẩu đòi hỏi phải chi ngoại tệ ra nước ngoài và do đó được ghi vào khoản mục nợ. (2) Tài khoản thu nhập từ nhân tố nước ngoài

Tài khoản thu nhập từ nhân tố nước ngoài là thu nhập của người trong nước làm việc ở nước ngoài, thu nhập từ hoạt động đầu tư quốc tế như tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận. Đây chính là khoản chênh lệch giữa GNP và GDP, chúng ta gọi là thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (Net Factor Income from Abroad - NFA). Thu nhập từ dân cư trong nước ở nước ngoài gửi về làm tăng ngoại tệ và ghi vào tài khoản bên có. Thu nhập từ dân cư nước ngoài ở trong nước chuyển ra làm giảm ngoại tệ và ghi vào tài khoản bên nợ.

(3) Tài khoản chuyển giao vãng lai

Tài khoản chuyển giao vãng lai là giao dịch giữa các quốc gia mang tính chất một chiều, không có khoản đối ứng và không có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Các hoạt động chuyển giao vãng lai bao gồm: viện trợ không hoàn lại, quà tặng, chuyển tiền cho thân nhân, ...

c. Tài khoản vốn

Tài khoản vốn ghi chép lại các giao dịch mua bán tài sản tài chính quốc tế. Đó là các giao dịch quốc tế có liên quan đến dòng vốn chảy vào và chảy ra khỏi một nước. Việc người Việt Nam bỏ tiền ra mua tài sản nước ngoài được coi là nhập khẩu tài sản quốc tế và do đó được ghi là một khoản mục nợ trong tài khoản vốn của Việt Nam. Ngược lại, việc người nước ngoài mua tài sản của Việt Nam được coi là xuất khẩu tài sản ra nước ngoài và được ghi trong khoản mục có.

Trong tài khoản luồng vốn bao gồm các bộ phận là: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp nước ngoài, khoản vốn vay trung hạn, dài hạn và hạn. Về khái niệm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài đã giới thiệu ở nội dung 3.1.2 luồng chu chuyển vốn. Tài khoản vốn trung và dài hạn bao gồm chủ yếu là tín dụng dài hạn thuộc khu vực Nhà nước và tín dụng thương mại dài hạn thuộc khu vực tư nhân (thời hạn trên 1 năm). Tài khoản vốn ngắn hạn bao gồm các dòng chảy của vốn ngắn hạn (dưới 1 năm), chủ yếu là tín dụng thương mại ngắn hạn, hoạt động gửi tiền, mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn, khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn…

d. Sai số thống kê

Trong thực tế nguyên tắc ghi sổ kép thực tế chỉ là hình thức, hai vế ghi sổ của một giao dịch thường được ghi tách rời nhau. Số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa có thể thu được tại cơ quan hải quan ngay sau khi hàng hóa được xuất đi hay nhập vào, nhưng số liệu về thanh toán cho hoạt động xuất nhập khẩu đó lại do các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức khác cung cấp một cách độc lập. Hơn nữa, cũng không thể biết ngay được hoạt động này có được tài trợ bởi vay tín dụng hay thanh toán bằng chuyển khoản. Hầu hết các giao dịch đều ghi hai về vào thời điểm khác nhau và được đo lường ở các cơ quan chuyên trách khác nhau (ví dụ áp dụng tỷ giá hối đoái khác nhau khi xuất nhập khẩu và khi thanh toán). Ngoài ra, có rất nhiều giao dịch quốc tế về mua bán dịch vụ ở một số nước như vận tải, kho bãi.. bị bỏ qua không ghi lại trong khi tiền chuyển thanh toán qua hệ thống ngân hàng thì vẫn được tính. Thêm nữa

Ví dụ 3-4.

Ví dụ như Việt Nam nhận viện trợ từ Chính phủ nước Nhật Bản một số tàu điều tra mới, đây là giao dịch không có khoản đối ứng mang tính chất một chiều. Để xử lý tình trạng này khi lập bảng cán cân thanh toán quốc tế cho phép các giao dịch một chiều được chuyển thành giao dịch hai chiều như sau: các tàu điều tra viện trợ được hạch toán như một khoản nhập khẩu (ghi nợ) trong tài khoản cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, được “thanh toán” bằng chuyển khoản (ghi có).

là các lỗi sai khi nhập và xử lý số liệu. Vì những lý do trên nên cán cân thanh toán rất ít khi cân bằng và khi lập bảng cán cân thanh toán có thêm một khoản nữa đó là sai số thống kê với mục đích làm cân bằng cán cân thanh toán.

Vậy khoản sai số thống kê sẽ bằng không nếu tất cả các khoản mục ở trên được tính chính xác. Khoản mục này phản ánh những thiếu sót của bộ phận thống kê khi ghi lại các giao dịch quốc tế. Những thay đổi ẩn trong giá trị đầu tư nước ngoài, ngành thống kê coi như những khoản tiền được mang về nước và sau đó lại được tái đầu tư ra nước ngoài. Cán cân thanh toán quốc tế sẽ bằng tổng của tài khoản vãng lai, tài khoản vốn và sai số thống kê.

Đồng tiền sử dụng trong ghi chép cán cân thanh toán quốc tế: tùy từng nước khác nhau sẽ sử dụng những đồng tiền ghi chép cán cân thanh toán quốc tế là khác nhau. Đối với nước phát triển có đồng tiền tự do chuyển đổi, thì số liệu trong cán cân thanh toán quốc tế thường được ghi chép bằng đồng tiền nội tệ. Đối với những nước có đồng tiền không được tự do chuyển đổi hoặc thường xuyên biến động, nước đó sẽ sử dụng một ngoại tệ tự do chuyển đổi được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc tế của quốc gia này, ví dụ như ở Việt Nam là đồng USD.

e. Cán cân thanh toán quốc tế tổng thể

Cán cân thanh toán quốc tế là một bảng cân đối ghi chép tổng hợp của cán cân tài khoản vãng lai, cán cân tài khoản vốn và khoản mục sai số. Nó biểu thị luồng tiền ròng từ thế giới bên ngoài chảy vào một quốc gia khi các cá nhân, công ty và chính phủ tiến hành giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định thường tính là một năm.

Cán cân thanh toán quốc tế = luồng ngoại tệ chảy vào – luồng ngoại tệ chảy ra

Một quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán khi luồng ngoại tệ chảy ra lớn hơn luồng ngoại tệ chảy vào. Ngược lại, khi luồng ngoại tệ chảy vào lớn hơn luồng ngoại tệ chảy ra, thì quốc gia đó có thặng dư cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thanh toán quốc tế cân bằng khi luồng ngoại tệ chảy vào bằng với luồng ngoại tệ chảy ra. Nhìn vào hình 3-4 có thể thấy được tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam qua các năm 2011 đến năm 2015.

Bảng 3-2. Cán cân thanh toán của Việt Nam qua các năm

(Đơn vị: tỷ USD)

Khoản mục 2012 2013 2014 2015

1. Tài khoản vãng lai 9,3 7,7 9,5 0,9

- Cán cân thương mại 7,3 5,6 8,7 3,1

+ Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ 124,1 142,7 161 173,3 + Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ 116,8 137,1 152,3 170,2

- Thu nhập từ đầu tư -6,2 -7,3 -8,8 -9,9

- Chuyển khoản ròng 8,2 9,5 9,6 7,7

2. Tài khoản vốn 8,7 0,3 5,5 1,6

Đầu tư trực tiếp ròng từ nước ngoài 7,2 6,9 8,1 10,7

Đầu tư gián tiếp ròng từ nước ngoài 2,0 1,5 0,1 -0,1

Vốn vay trung và dài hạn 4,3 3,5 5,4 5

Vốn vay ngắn hạn -4,8 -11,6 -8.1 -14

3. Khoản mục sai số -6,1 -6,9 -6,7 -8,5

Cán cân tổng thể 11,9 1,1 8,3 -6,0

(Nguồn: IMF country report No.16/240, 2016)

Cán cân thanh toán quốc tế là một tài liệu hết sức quan trọng để phân tích những biến đổi kinh tế vĩ mô trong một nền kinh tế mở. Sự thâm hụt hay thặng dư của cán cân thanh toán sẽ ảnh hưởng đến cung và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, do đó ảnh hưởng đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Sự ảnh hưởng này sẽ được giới thiệu chi tiết khi đề cập đến nội dung tỷ giá hối đoái, thị trường vốn vay và thị trường ngoại tệ trong nền kinh tế mở.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)