Chính sách tùy nghi hay theo quy tắc

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 101 - 102)

a. Chính sách theo quy tắc

Các nhà hoạch định chính sách đưa ra trước cách thức đối phó với các tình huống khác nhau dựa trên các nghiên cứu dự báo, và cam kết thực hiện theo đúng quy định này. Chính sách theo quy tắc là loại chính sách được thực hiện theo một khuôn mẫu cho trước, được thông báo trước. Loại chính sách này có thể mang tính chủ động cũng có thể mang tính bị động.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, xây dựng chính sách chỉ một nhà hoạch định chính sách nắm được thông tin, đa số người dân đều thiếu, hoặc nhận được thông tin không đầy đủ về các chính sách. Nên đôi khi lợi ích của các nhà hoạch định không tương đồng với lợi ích của toàn xã hội.

Mặt khác, các chính sách tùy nghi mang tính không nhất quán. Vì nó được xây dựng, ban hành trong điều kiện một biến cố nào đó xảy ra tạm thời. Đặc biệt, chính sách sau có thể phủ định, bác bỏ chính sách ban hành trước đó. Điều này làm giảm lòng tin của người dân vào các nhà hoạch định chính sách, làm giảm tính hiệu quả của chính sách.

b. Chính sách tùy nghi

Chính sách tùy nghi tức là ngay khi sự kiện xảy ra, và tùy vào sự thay đổi của hoàn cảnh, các nhà hoạch định chính sách mới nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách mới, phù hợp với thời điểm đó. Chính sách này mang tính bị động, và thường được thực hiện trong ngắn hạn hoặc mang tính tạm thời.

Tuy nhiên, đôi khi việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành chính sách trong một khoảng thời

Ví dụ 5-2.Tính không thống nhất của chính sách tùy nghi

Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trên 1.970 doanh nghiệp FDI từ 45 quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam, các doanh nghiệp FDI tỏ thái độ chưa hài lòng chính là thái độ của chính quyền các tỉnh ở Việt Nam. Theo khảo sát của VCCI, hiện nay số doanh nghiệp FDI cho rằng cán bộ địa phương ưu đãi doanh nghiệp nước ngoài trong các quyết định kinh tế đã giảm đi rất nhiều, từ 59,6% trong năm 2010 so với hiện nay chỉ còn 33%.

gian ngắn không đảm bảo độ chính xác, phù hợp và hiệu quả. Nên chính sách không phát huy được tác dụng như mong muốn.

Mặt khác, nếu mỗi khi có biến cố xảy ra, lại bắt đầu xây dựng, ban hành một chính sách mới thì các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức để làm việc, gây gia tăng chi phí, tăng chi tiêu ngân sách của Chính phủ.

Do vậy, hầu hết ở các nền kinh tế trên thế giới vẫn cần thiết phải sử dụng cả hai loại chính sách: theo quy tắc và tùy nghi để đảm bảo cả tính chủ động và kịp thời trong đối phó với các cú sốc bất lợi trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)