Tác động của các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô trong thực tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 103 - 107)

Mặc dù mục tiêu của các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm hướng nền kinh tế về trạng thái cân bằng ổn định trong dài hạn. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào các chính sách cũng phát huy tác dụng như mong muốn, thậm chí có khi còn gây ra những hệ quả tồi tệ hơn cho nền kinh tế.

Giả sử nền kinh tế hoạt động tại mức sản lượng tiềm năng, Y1, và tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế đang ở mức1 (hình 5-2). Nhận thấy, tỷ lệ lạm phát ở mức 1 là quá cao, ảnh hưởng

Ví dụ 5-3. Chính sách tiền tệ trong thời kỳ suy thoái

Tổng cầu của nền kinh tế được mô tả thông qua phương trình sau:AD = 1,010 – 1,000 r + 0.8 Y

Biết lãi suất thực tế, r=5%, khi đó thay r =5% vào phương trình tổng cầu ta sẽ tính toán được mức sản lượng cân bằng thực tế đạt được khi Y = AD là Y= 4,800USD

Nếu sản lượng tiềm năng 5,000USD thì nền kinh tế này phải đối mặt với lỗ hổng GDP= sản lượng tiềm năng – sản lượng thực tế = 5,000 - 4,800= 200USD

Nền kinh tế này có số nhân chi tiêu là m = 1/(1- hệ số góc của hàm AD) = 1/(1-0.8)= 5 Nên Chính phủ cần điều chỉnh chính sách tiền tệ nhằm tăng AD, để kéo sản lượng cân bằng lên mức sản lượng tiềm năng. Chính phủ lựa chọn công cụ là mức lãi suất thực tế (r)

Nhìn vào phương trình tổng cầu ta thấy, r có thể tác động đến chi tiêu của các hộ gia đình hoặc đầu tư của doanh nghiệp. Do vậy cần điều chỉnh thành phần trong AD, làm tăng AD một mức bằng lỗ hổng GDP chia cho số nhân chi tiêu.

Hay lãi suất cần điều chỉnh chi tiêu hoặc đầu tư tăng một lượng bằng 200/5 = 40. Hay -1,000 (∆r) = 40

Suy ra ∆ r = -40 / 1,000 = -0.04 = -4%

đến chi tiêu và đời sống của người dân trong nền kinh tế. Chính phủ đặt ra mục tiêu phải kiềm chế lạm phát, cắt giảm tỷ lệ lạm phát xuống mức thấp có thể chấp nhận được.

Hình 5-2. Tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng và giá cả

Lần này, chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ, giao cho Ngân hàng Trung ương tính toán điều chỉnh mức lãi suất cơ bản trên thị trường để từ đó tác động đến chi tiêu của hộ gia đình, đầu tư của doanh nghiệp từ đó tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Khi lãi suất được điều chỉnh, trong trường hợp này NHTW điều chỉnh tăng lãi suất. Lãi suất tăng làm cho chi phí của việc sử dụng tiền trở nên đắt đỏ hơn. Hộ gia đình sẽ muốn sử dụng tiền để tiết kiệm nhiều hơn và hạn chế chi tiêu. Bên cạnh đó, lãi suất cao làm cho chi phí vay vốn đầu tư của các doanh nghiệp cũng gia tăng, làm ảnh hưởng đến tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, làm giảm mức lợi nhuận ước tính. Do vậy, các doanh nghiệp cũng hạn chế đầu tư. Cả hai tác động này dẫn tới làm cho tổng cầu của nền kinh tế giảm sút. Cụ thể đường tổng cầu AD được mô tả dịch chuyển sang bên trái từ AD1 sang AD2. Khi đó điểm cân bằng ngắn hạn mới được thiết lập. Tại điểm cân bằng mới này, chúng ta ghi nhận được mức giá hàng hóa đã giảm, tỷ lệ lạm phát giảm (từ 1 xuống 2) nhưng bên cạnh đó, nền kinh tế lại đối mặt mới một sự suy giảm sản lượng (từ Y1 xuống Y2). Sự suy giảm sản lượng này dẫn đến việc doanh nghiệp phải cắt giảm bớt lao động, gây ra thất nghiệp chu kỳ trong nền kinh tế.

Như vậy, có thể nói, các chính sách kinh tế vĩ mô không phải luôn hoàn hảo. Do vậy cần thiết phải có sự quan tâm, nghiên cứu, xây dựng, ban hành một các kỹ lưỡng, chính xác và chặt chẽ. Nếu không, chúng sẽ không đem lại tác dụng như mong muốn mà lại gây ra những biến cố khó đối phó hơn cho nền kinh tế, cho xã hội.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

1. Chính sách ổn định kinh tế vĩ mô là hệ thống các biện pháp, giải pháp nhằm quản lý, điều hành nền kinh tế một đất nước.

2. Mục tiêu của các chính sách kinh tế vĩ mô là dẫn dắt nền kinh tế ở những các trạng thái suy thoái (mức tăng GDP thực tế thấp hơn mức tăng trưởng trung bình) hoặc thịnh vượng (mức tăng GDP thực tế cao hơn mức tăng trưởng trung bình) quy trở về trạng thái cân bằng tối ưu

3. Nội dung của các chính sách bao gồm: Điều kiện kinh tế vĩ mô ở hiện tại và dự báo cho tương lai, Mục tiêu, Thời hạn, Công cụ, Thanh tra, giám sát việc tổ chức thực hiện 4. Tranh luận về chính sách ổn định hóa là một trong những đề tài trung tâm của kinh tế học vĩ mô. Các ý kiến tranh luận đề cập đến nhiều vấn đề, nhưng suy cho cùng vẫn xoay quanh vấn đề là chính sách nên chủ động hay thụ động và nên theo quy tắc hay theo tùy nghi theo từng hoàn cảnh.

5. Không có câu trả lời rõ ràng chính sách như thế nào mà cần có sự áp dụng linh hoạt 6. Rào cản để có một chính sách hoàn hảo đó là: sự hiểu biết không đầy đủ về thực trạng

mục tiêu và kết quả thực hiện của chính sách.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 1. Nêu các rào cản trong xây dựng một chính sách ổn định hiệu quả? 2. Cơ chế xây dựng chính sách trong thực tế là gì?

BÀI TẬP CHƯƠNG 5

1. Khi một thành phố thông qua luật giới hạn tiền thuê nhà mà chủ nhà có thể quy định cho mỗi căn hộ, thì thông thường đạo luật chỉ áp dụng cho nhưng ngôi nhà hiện có và không áp dụng cho các ngôi nhà chưa xây. Những người ủng hộ chính sách kiểm soát tiền thuê lập luận rằng: việc không áp dụng giới hạn mức tiền thuê nhà cho các ngôi nhà chưa xây nhằm đảm bảo rằng chính sách kiểm soát tiền thuê nhà không cản trở việc xây nhà mới.Hãy đánh giá chính sách trên của thành phố theo các tiêu chí về tính nhất quán, tính công bằng?

2. Cho một nền kinh tế với các thông số như sau: AD = 1,010 – 1,000 r + 0.8Y

• Lãi suất thực tế, r=5%

• Sản lượng tiềm năng là 4,600USD a. Hãy xác định trạng thái của nền kinh tế?

b. Hãy chính sách tiền tệ cần điều chỉnh lãi suất cơ bản như thế nào để ổn định lại nền kinh tế? Mô tả tác động của chính sách trên đồ thị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Adam Smith, Của cải của các dân tộc, 2004. NXB giáo dục.

Benjamin M. Friedman, 2006. The moral consequences of economic growth. Society, pp. 15- 22.

David Begg, Stanley Fisher, Rudiger Dornbusch, 2010, Kinh tế học vĩ mô. NXB thống kê Hà Nội.

Đức Chính (2012).Doanh nghiệp FDI “ngán” gì nhất khi đầu tư vào Việt Nam?Truy cập ngày 3/10/2017 tại: http://petrotimes.vn/doanh-nghiep-fdi-ngan-gi-nhat-khi-dau-tu-vao-viet-nam- 46757.html

Frank & Bernanke, 2009. Principles of Macroeconomics. 4th red. Irwin: McGraw - Hill. Gregson, J., 2017. Global Finance. Truy cập ngày10/10/2017

tại:https://www.gfmag.com/global-data/economic-data/worlds-richest-and-poorest-countries..

Hermann Gartner, Christian Merkl, Thomas Rothe, 2012. The German labour market: Low worker flows and large volatilities, không biết chủ biên: không biết tác giả

https://www.imf.org/external/pubs/ft/scr/2016/cr16240.pdf

ILO office of Vietnam, 2014. Education-business: mismatch worsen alreadly low workforce and productivity, Hanoi: ILO.

ILO, 2013. Employment by employment status.

ILO, 2014. Global Wage Report 2014/15: Global wage growth stagnates, lags behind pre- crisis rates, không biết chủ biên: không biết tác giả Truy cập ngày10/10/2017

tại:http://www.imf.org/external/datamapper/PPPGDP@WEO/OEMDC/ADVEC/WEOWORL

D.

IMF, 2016. IMF country report No.16/240. Truy cập ngày 30/11/2017 tại:

IMF, 2016. Vietnam: ranking – balance of payments, không biết chủ biên: không biết tác giả. Truy cập ngày 30/10/2017 tại: https://en.actualitix.com/country/vnm/vietnam-balance-of- payments.php

IMF, 2017. Data. Truy cập ngày 10/10/2017 tại:

http://www.imf.org/external/datamapper/pppgdp@weo/oemdc/advec/weoworld

Kabeer, N. and Natali, L. 2013. Gender Equality and Economic Growth: Is there a Win-Win?. IDS Working Papers, 2013: 1–58. doi:10.1111/j.2040-0209.2013.00417.

N. Gregory Mankiw, 2016. Macroeconomics. 9th red. New York: Worth Publisher. Nguyễn Bạch Nguyệt, 2010. Giáo trình kinh tế đầu tư. NXB Đại Học Kinh tế Quốc dân. Nguyễn Hoàng, 2017. Truy cập ngày 17/10/2017 tại:: https://vnexpress.net/tin-tuc/the- gioi/quan-su/thuong-vien-my-thong-qua-du-luat-chi-tieu-quoc-phong-700-ty-usd-

3643771.html

Nguyễn Văn Công, 2009. Bài giảng và thực hành lý thuyết kinh tế vĩ mô, NXB lao động. Nguyễn Văn Dần, Đỗ Thị Thục. (2014). Giáo trình Kinh tế vĩ mô II. Học viện Tài chính. Nguyễn Văn Định, 2014. Giáo trình bảo hiểm. NXB Đại Học Kinh tế Quốc dân.

Okun, Arthur M. (1962). "Potential GNP, its measurement and significance". Cowles Foundation, Yale University.

Paul A. Samuelson, 1947. Foundations of Economic Analysis. Cambridge: Harvard University Press.

Phạm Chung, 2002. Kinh tế vĩ mô phân tích. NXB Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.

Phúc An, 2011. 10 quốc gia tiết kiệm nhất. Truy cập ngày 30/10/2017 tại https://doanhnhansaigon.vn/thoi-su-quoc-te/10-quoc-gia-tiet-kiem-nhat-1025485.html

Shigeru Fujita, “On the Causes of Declines in the Labor force Participation rate”, Federal Reserve Bank of Philadelphia, 2014.

https://tradingeconomics.com/united-states/gdp-growth-annual. Võ Thanh Thu, 2008. Quan hệ kinh tế quốc tế. NXB Thống kê.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)