Cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hóa và tiền tệ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 48)

Thị trường hàng hoá cân bằng ở tất cả các điểm nằm trên đường IS, thị trường tiền tệ lại cân bằng ở tất cả các điểm nằm trên đường LM. Sự tác động qua lại giữa hai thị trường xác định vị trí cân bằng đồng thời cho cả hai thị trường (thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ). Xác định trạng thái cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường thoải mãn tại giao điểm của hai đường IS – LM (trên hình 2-9).

Hình 2-9. Trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa 2.4.4 Giải thích biến động kinh tế bằng mô hình IS-LM

a. Chính sách tài khóa và hiện tượng thoái lui đầu tư

Chính sách tài khóa nhằm kích tổng cầu và tăng sản lượng cân bằng thông qua việc tăng chi tiêu chính phủ (G) hoặc giảm thuế (T) được gọi là chính sách tài khóa mở rộng hay chính sách tài khóa lỏng. Ngược lại, những chính sách tài khóa nhằm cắt giảm tổng cầu được gọi là chính sách tài khóa chặt.

Chúng ta xét ảnh hưởng của chính sách tài khóa mở rộng đến nền kinh tế thông qua mô hình IS-LM. Giả sử Chính phủ thực hiện chính sách tài khoá mở rộng với việc tăng chi tiêu của chính phủ (G), chính sách này trước tiên làm ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa, làm cho tổng cầu tăng một lượng tương ứng, làm dịch chuyển đồ thị tổng cầu sang phải, đồng thời cũng làm dịch chuyển đồ thị đường IS.

Hình 2-10. Chính sách tài khóa mở rộng

Nếu ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại E0 và khi chi tiêu của Chính phủ tăng thì nền kinh tế sẽ cân bằng chuyển đến điểm E1 nếu lãi suất không thay đổi. Tại E1 thị trường hàng hóa cân bằng, nhưng thị trường tiền tệ không cân bằng. Khi thu nhập tăng, cầu tiền cũng tăng, tại mức lãi suất r0 cầu tiền thực tế bây giờ đã lớn hơn cung tiền thực tế, do có dư cầu về tiền nên lãi suất sẽ tăng từ r0 đến r1. Khi lãi suất tăng, đầu tư của các hãng kinh doanh sẽ giảm tại mức lãi suất cao hơn và do vậy tổng cầu lại giảm. Kết quả cuối cùng là nền kinh tế sẽ chuyển đến điểm cân bằng E1 tại đó có thu nhập và lãi suất cao hơn so với trạng thái cân bằng ban đầu.

Hiện tượng thoái lui đầu tư (crowding out)

Ta thấy thằng khi Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, chi tiêu của chính phủ tăng làm tăng cả thu nhập và lãi suất. Tuy nhiên, khi so sánh điểm E0 và E1 – điểm cân bằng trên thị trường hàng hóa với mức lãi suất không thay đổi r0. Điểm E1 tương ứng với trạng thái

IS E0 LM r r0 0 Y0 Y(Q) E1 IS0 LM Y0 Y2 Y1 Y E0 E2 r r1 r0 0 IS 1

cân bằng chỉ xét trên thị trường hàng hóa, khi đó chúng ta bỏ qua tác động của lãi suất đối với nền kinh tế. Khi xét trên cả hai thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ trong mô hình IS – LM thì ta thấy rõ rằng sự thay đổi của lãi suất đã làm tổng cầu giảm và do vậy làm giảm hiệu ứng mở rộng chi tiêu mà chính phủ mong muốn. Thu nhập Y thay vì tăng từ Y0 đến Y1 thìchỉ tăng đến Y2 . Vậy điều gì sẽ quyết định quy mô giảm sút của sản lượng do lãi suất tăng khi chính phủ tăng chi tiêu?

Việc giảm đầu tư tư nhân khi Chính phủ tăng chi tiêu được gọi là hiện tượng lấn át đầu tư. Mức giảm thu nhập do hiện tượng này đo lường quy mô lấn át (Y2 Y1). Ta thấy, quy mô lấn át càng lớn thì chính sách tài khóa càng ít hiệu quả trong việc điều tiết tổng cầu và ngược lại. Mức độ lấn át và hiệu quả của chính sách tài khóa phụ thuộc vào ba yếu tố: (1) độ dốc của đường LM, (2) sự nhạy cảm của đầu tư với lãi suất và (3) độ lớn của số nhân chi tiêu m: (1) Độ dốc của đường LM: khi Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, đường IS dịch chuyển sang phải, lãi suất sẽ tăng cao hơn và đầu tư sẽ giảm nhiều hơn khi đường LM dốc hơn. Trong trường hợp này, hiệu ứng lấn át lớn và chính sách tài khóa sẽ kém hiệu quả. (2) Sự nhạy cảm của đầu tư với lãi suất: khi đầu tư càng nhạy cảm với lãi suất thì với một sự tăng lên nhất định của lãi suất sẽ làm đầu tư giảm lớn hơn. Trong trường hợp này, quy mô lấn át đầu tư càng lớn và chính sách tài khóa càng kém hiệu quả.

(3) Độ lớn của số nhân chi tiêu m: nếu số nhân chi tiêu càng lớn, một sự gia tăng nhất định của chi tiêu Chính phủ sẽ làm đường IS dịch chuyển sang phải nhiều hơn, do đó thu nhập sẽ tăng cao hơn và chính sách tài khóa sẽ hiệu quả hơn trong việc điều tiết tổng cầu.

b. Hiện thượng bẫy thanh khoản

Hiệu quả của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phụ thuộc vào nhân tố nào? Khi nào thì chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu quả? Để trả lời được các vấn đề trên ta dựa vào quan điểm của trường phái Keynes. Thuộc về quan điểm của những người theo trường phái Keynes cho rằng: chính sách tiền tệ có rất ít tác dụng để giúp nền kinh tế toàn dụng khi có suy thoái. Thay vào đó nên sử dụng chính sách tài khóa. Trường phái này cho rằng, đường LM gần như nằm ngang và đường IS rất dốc. Trong tình huống này thì chỉ có chính sách tài khóa mở rộng là có tác dụng làm tăng thu nhập (hình 2-11, H1), còn chính sách tiền tệ mở rộng không có nhiều tác dụng (hình 2-11, H2).

(H1) (H2)

Hình 2-11. Chính sách tài khóa mở rộng – quan điểm của trường phái Keynes

Bẫy thanh khoản (Liquidity trap)

Tình huống mà trong đó việc tăng cung tiền không dẫn tới việc giảm lãi suất mà đơn thuần chỉ dẫn đến việc tăng số dư tiền nhàn rỗi, cầu tiền vô cùng nhạy cảm với lãi suất (h -> ∞), hệ số góc rất nhỏ và đường LM có dạng nằm ngang được Keynes miêu tả là hiện tượng bẫy thanh khoản.

Khi lãi suất ở mức rất thấp, gần bằng không, thì dân chúng sẽ giữ của cải của mình chủ yếu là tiền mặt, hay nói cách khác là trái phiếu không hấp dẫn và độ co giãn giữa lãi suất và trái phiếu là gần như bằng không. Như vậy, hệ số đo độ nhạy cảm giữa cầu tiền và lãi suất co giãn

LM IS0 IS1 E1 E0 r 0 Y0 Y1 Y IS0 r 0 E0 E1 LM0 LM1 Y0 Y1 Y

hoàn toàn.

Giả sử khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, ngân hàng Trung ương sẽ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng bằng việc giảm lãi suất để kích thích tiêu dùng và kích thích đầu tư tư nhân, dẫn đến tăng tổng cầu, giúp nền kinh tế thoát khỏi tình trạng suy thoái. Tuy nhiên, nếu việc giảm lãi suất là liên tục và xuống thấp quá mức thì ta thấy rõ ảnh hưởng của ”bẫy thanh khoản”, mọi người sẽ giữ tiền mặt chứ không gửi vào ngân hàng hay mua chứng khoán. Hậu quả là đầu tư tư nhân khó có thể được thúc đẩy (do ngân hàng không huy động được tiền gửi nên không thể cho các doanh nghiệp vay, còn chứng khoán không bán được thì doanh nghiệp cũng không huy động được vốn). Chính sách tiền tệ trở nên không hiệu quả trong việc thúc đẩy đầu tư tư nhân và do đó là không kích thích được tổng cầu tăng lên. Trong khi đó, chính sách tài khóa lại có hiệu quả do hiện tượng ”thoái lui đầu tư” không còn (lãi suất thấp).

Trong các tình huống này, ta thấy ảnh hưởng của bẫy thanh khoản là việc chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ sẽ trở nên không hiệu quả, việc tăng cung tiền không ảnh hưởng đến giá của trái phiếu hay nói cách khác lãi suất không thay đổi và vì thế không tác động đáng kể gì đến đầu tư, tổng cầu và thu nhập thực. Nền kinh tế rơi vào tình huống trên gọi là rơi vào ”bẫy thanh khoản”. Trường phái Keynes cho rằng khi nền kinh tế rơi vào tình trạng này thì Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa sẽ trở nên hiệu quả (giảm thuế, tăng chi tiêu của Chính phủ.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

1. Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô phản ánh mối quan hệ quan trọng giữa các biến số kinh tế vĩ mô. Cụ thể là đối với một nền kinh tế đóng, tiết kiệm quốc dân bằng đầu tư (S = I).

2. Hệ thống tài chính được tạo nên bởi sự kết hợp và tương tác qua lại với nhau của các định chế tài chính. Các định chế tài chính là cơ chế mà nhờ đó tiết kiệm của người này ăn khớp với đầu tư của người khác.

3. Hệ thống tài chính bao gồm nhiều loại định chế tài chính khác nhau, nhưng có thể phân thành 2 nhóm chính: trung gian tài chính và thị trường tài chính. Các trung gian tài chính phổ biến bao gồm: Ngân hàng, các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí... Thị trường tài chính quan trọng trong các nền kinh tế thị trường phát triển là thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu. Tất cả các định chế tài chính này hoạt động để chuyển nguồn lực mà các hộ gia đình muốn tiết kiệm từ thu nhập của mình cho các hộ gia đình và doanh nghiệp muốn vay tiền.

4. Thị trường vốn vay là nơi tiết kiệm trong nền kinh tế được chuyển cho những người có nhu cầu đầu tư, và lãi suất được quy định bởi cung và cầu về vốn vay. Cung về vốn vay bắt nguồn từ các hộ gia đình muốn tiết kiệm một phần thu nhập của họ và cho vay chúng. Cầu về vốn vay bắt nguồn từ các hộ gia đình và doanh nghiệp muốn vay tiền để đầu tư. Để phân tích xem một chính sách hay sự kiện nào đó tác động đến lãi suất như thế nào, người ta cần phải xét xem nó tác động như thế nào tới cung và cầu về vốn vay.

5. Mô hình thị trường vốn vay được sử dụng để phân tích tác động của chính sách khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.

6. Mô hình vốn vay cũng được sử dụng để phân tích tác động của thâm hụt ngân sách đối với đầu tư, tiết kiệm. Thâm hụt ngân sách của chính phủ sẽ lấn át đầu tư tư nhân, và qua đó làm giảm tốc độ tăng trưởng và GDP trong dài hạn. Tương tự phân tích với thặng dư ngân sách của chính phủ.

7. Mô hình IS-LM coi nền kinh tế bao gồm hai thị trường: thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ. Mô hình IS-LM giả thiết rằng chúng ta không thể phân tích riêng rẽ từng thị trường, bởi vì giữa các thị trường này có sự tương tác lẫn nhau. Sự thay đổi trên mỗi thị trường này đều có ảnh hưởng đến thị trường kia.

8. Phân tích hiệu quả của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ với các hiện tượng ”thoái lui đầu tư” và ”bẫy thanh khoản”.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1. Nêu vai trò của hệ thống tài chính trong nền kinh tế? Hãy kể tên và mô tả các định chế cấu thành nên hệ thống tài chính.

2. Hãy nêu khái niệm và công thức tính tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm chính phủ và tiết kiệm quốc dân? Mối quan hệ giữa tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm chính phủ và tiết kiệm quốc dân? 3. Tại sao mọi người cần đa dạng hóa cơ cấu đầu tư? Loại tổ chức tài chính nào cho phép việc đa dạng hóa nó trở nên dễ dàng hơn?

4. Hãy nêu khái niệm đầu tư? Mối quan hệ giữa đầu tư và tiết kiệm trong nền kinh tế quốc dân?

5. Trình bày và chỉ ra trạng thái cân bằng của thị trường vốn vay, minh họa bằng đồ thị? 6. Nêu ví dụ về chính sách khuyến khích tiết kiệm, đầu tư và mô tả sự tác động của chính sách trên mô hình thị trường vốn vay?

7. Thâm hụt ngân sách chính phủ là gì? Phân tích tác động của thâm hụt ngân sách chính phủ đến lãi suất, đầu tư và tăng trưởng kinh tế, mô tả sự tác động trên mô hình thị trường vốn vay ?

8. Hãy phân tích hiện tượng lấn át đầu tư và hiệu quả của chính sách tài khóa?

9. Hãy phân tích ảnh hưởng của “bẫy thanh khoản” và hiệu quả của chính sách tiền tệ? BÀI TẬP ÁP DỤNG CHƯƠNG 2

1. Trong nền kinh tế đóng, người ta xây dựng được các dữ liệu sau: Y = 8000; T = 2500 ; G = 2300; C = 100 + 0.75DI; I = 4100 – 35r (Đơn vị tính của các hàm trên là tỷ USD ; r là %)

Yêu cầu :

1. Giải thích các hệ số trong các hàm trên (0.75 ; 35).

2. Tính tiết kiệm tư nhân (Sp), tiết kiệm chính phủ (SG) và tiết kiệm quốc gia (S) 3. Xác định mức lãi suất r trên thị trường tiền tệ ?

4. Nếu chi tiêu của chính phủ tăng thêm 1000 USD. Hãy tính thay đổi của tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm chính phủ và tiết kiệm quốc gia.

2. Cho nền kinh tế với các dữ liệu sau đây:

C = 125 + 0.75 DI I = 100 T = 0.1Y G = 200 (Đơn vị tính của các hàm trên là tỷ USD)

Yêu cầu:

1. Viết phương trình tổng cầu AD

2. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế (Y0) 3. Tính SN, Sp, SG tại điểm cân bằng

4. Nếu chính phủ tăng thuế suất t lên thành 20%, thì sản lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào?

Chương 3

KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ

Nền kinh tế mở là nền kinh tế có sự tương tác tự do với các nền kinh tế khác trên thế giới. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mỗi quốc gia cần đẩy mạnh quá trình tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và hợp tác hóa giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hóa. Điều đó có nghĩa là mỗi quốc gia cần phát triển mạnh mẽ lĩnh vực kinh tế đối ngoại, bao gồm thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế.

Trong bối cảnh đó, việc quản lý nền kinh tế của một nước không thể được quyết định một cách biệt lập mà cần tính đến khía cạnh quốc tế của một nền kinh tế. Do đó các mô hình kinh tế vĩ mô cần được xem xét với tư cách nền kinh tế mở, đây là căn cứ cung cấp cho việc hoạch định và đánh giá các chính sách kinh tế vĩ mô.

Mục đích của chương này là giới thiệu những khái niệm cơ bản mà các nhà kinh tế vĩ mô thường sử dụng để nghiên cứu nền kinh tế mở như xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư quốc tế, cán cân thương mại, cán cân luồng vốn, cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái... Sau đó, chúng ta sẽ phát triển các mô hình để lý giải cách thức xác định các biến số này và các chính sách của chính phủ có ảnh hưởng đến chúng như thế nào.

3.1 Luồng chu chuyển hàng hóa và vốn quốc tế

Một nền kinh tế mở có nghĩa là nền kinh tế có quan hệ thương mại và tài chính với nền kinh tế thế giới, cụ thể tương tác với các nền kinh tế khác theo hai nội dung:

(1) nó bán và mua hàng hóa trên thị trường hàng hóa thế giới (chu chuyển hàng hóa) (2) nó bán và mua tài sản tài chính trên thị trường tài chính thế giới (chu chuyển vốn) Chúng ta sẽ nghiên cứu hai hoạt động này và mối liên hệ giữa chúng.

3.1.1 Luồng chu chuyển hàng hóa quốc tế a. Khái niệm thương mại quốc tế a. Khái niệm thương mại quốc tế

Luồng chu chuyển hàng hóa hay còn gọi là thương mại quốc tế, đó là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các chủ thể kinh tế có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đổi thường là vượt ra khỏi phạm vi địa lý của một quốc gia) thông qua hoạt động mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới. Hoạt động thương mại quốc tế hình thành nên luồng chu chuyển hàng hóa, nó ra đời sớm nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế và ngày nay nó vẫn giữ được vị trí trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, giao thông vận tải, toàn cầu hóa và công ty đa quốc gia. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)