Chính sách ngoại thương

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 77 - 78)

Chính sách ngoại thương (còn gọi là chính sách thương mại) đó là chính sách của chính phủ để điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của quốc gia đó trong một thời kỳ nhất định. Chính sách ngoại thương sử dụng nhiều công cụ để tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu như: thuế quan đánh vào hàng hóa nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu….

Chúng ta xem xét tác động của chính sách quy định hạn ngạch nhập khẩu ô tô từ nước Nhật mà chính phủ đề ra. Khi thực hiện quy định hạn ngạch nhập khẩu, ngành sản xuất ô tô lập luận rằng hạn ngạch sẽ góp phần làm giảm thâm hụt thương mại của Việt nam. Mô hình cân bằng trên cả hai thị trường vốn vay và ngoại tệ, minh họa trên hình 3-12, sẽ trả lời cho câu hỏi, lập luận của họ đúng hay sai?

Khi chính phủ thực hiện chính sách hạn ngạch nhập khẩu với ô tô từ Nhật. Ảnh hưởng ban đầu của chính sách này là hạn chế số lượng xe ô tô Nhật bán ở Việt Nam. Vậy tác động làm giảm kim ngạch nhập khẩu ở mỗi mức tỷ giá hối đoái thực tế. Do đó xuất khẩu ròng sẽ tăng lên tại mỗi mức tỷ giá hối đoái thực tế bất kỳ cho trước. Người nước ngoài cần VND để mua xuất khẩu ròng của Việt Nam, lượng cầu VND tăng lên trên thị trường ngoại tệ, đường cầu VND sẽ dịch chuyển sang phải từ NX0 sang NX1 thểhiện trong phần (c) của hình 3-12 . sự tăng lên trong cầu VND làm cho VND có giá hơn và tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên từ 0 đến

1. Do chưa có gì xảy ra trên thị trường vốn vay nên không có sự thay đổi nào trong lãi suất thực tế và đầu tư nước ngoài ròng cũng không thay đổi như trong phần (a) và phần (b). Và do không có sự thay đổi trong đầu tư ra nước ngoài ròng nên xuất khẩu ròng cũng sẽ không thay đổi, mặc dù hạn ngạch nhập khẩu làm giảm lượng nhập khẩu xuống.

Lý do tại sao xuất khẩu ròng có thể không thay đổi trong khi nhập khẩu giảm là sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực tế. Khi đồng VND lên giá trên thị trường ngoại tệ, hàng hóa trong nước tăng giá so với hàng hóa nước ngoài. Sự lên giá của đồng nội tệ khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu, và cả hai sự thay đổi này gây tác động ngược lại với sự tăng lên trong xuất khẩu ròng do hạn ngạch nhập khẩu đem lại. Cuối cùng, hạn ngạch nhập khẩu làm giảm cả xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu ròng là không đổi.

FI1 1 E1 DK1 r0 (a) thị trường vốn r1 Lãi suất thực tế (r) SK0 E0 DK K0 K 0 0 r0 Lãi suất thực tế (r) E0 NFI K0 K

(b) đầu tư ra nước ngoài ròng

0 Tỷ giá hối đoái thực tế

Cung VND (NFI0)

E0 Cầu VND (NX)

Lượng VND trao đổi ra ngoại tệ

(c) thị trường ngoại tệ r1

Hình 3-12. Tác động của hạn ngạch nhập khẩu đến thị trường vốn và thị trường ngoại tệ

Như vậy, chính sách thương mại không tác động đến cán cân thương mại. Điều đó có nghĩa là, các chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến xuất và nhập khẩu không làm thay đổi xuất khẩu ròng. Kết luận này cũng được minh chứng với đồng nhất thức:

NX = NFI = S – I

Đồng nhất thức cho thấy, xuất khẩu ròng bằng đầu tư ra nước ngoài ròng và bằng tiết kiệm quốc gia trừ đi đầu tư trong nước. Chính sách thương mại không ảnh hưởng đến cán cân thương mại vì nó không làm ảnh hưởng đến tiết kiệm quốc gia và đầu tư trong nước. Với các mức tiết kiệm quốc gia và đầu tư trong nước xác định trước, tỷ giá hối đoái thực tế sẽ điều chỉnh để giữ cán cân thương mại không đổi, bất kể chính phủ sử dụng chính sách ngoại thương nào.

Mặc dù chính sách ngoại thương không tác động đến cán cân thương mại của nền kinh tế, nhưng chính sách này sẽ tác động đến các hãng, ngành cụ thể. Ví dụ như trường hợp hạn ngạch về ô tô nhập khẩu từ Nhật sẽ làm nhập khẩu ô tô giảm xuống, xuất khẩu ròng ô tô tăng lên, tỷ giá hối đoái thực tế tăng, làm cho xuất khẩu ròng của các hàng hóa khác như gạo, cà phê, quần áo ... tăng lên. Do vậy ảnh hưởng của chính sách thương mại mang tính vi mô hơn là tính vĩ mô.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)