Trạng thái cân bằng đồng thời trên thị trường vốn và thị trường ngoại tệ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 74)

Như đã phân tích, trên thị trường vốn vay, đầu tư ra nước ngoài ròng là một trong những nguồn tạo ra cầu vốn vay. Một người muốn mua tài sản nước ngoài thì phải đi vay trên thị trường vốn vay. Trên thị trường ngoại tệ, đầu tư ra nước ngoài ròng là nguồn cung. Một người muốn mua tài sản của nước ngoài thì phải bán VND đi để đổi lấy tiền của nước ngoài. Đồ thị đường đầu tư ra nước ngoài ròng là cầu nối giữa thị trường vốn vay và thị trường ngoại tệ. Trên hình 3-9, đồ thị phần (a) biểu thị thị trường vốn vay, phần (b) cho thấy đầu tư ra nước ngoài ròng, phần (c) biểu thị thị trường ngoại tệ. Thị trường vốn vay và thị trường ngoại tệ được mô tả trên hình 3-8, xác định hai loại giá tương đối là lãi suất thực tế và tỷ giá hối đoái thực tế. Trên thị trường vốn vay, cung và cầu vốn vay quyết định lãi suất thực tế. Lãi suất thực tế quyết định đầu tư nước ngoài ròng, là nguồn cung VND trên thị trường ngoại tệ. Cung và cầu VND trên thị trường ngoại tệ quyết định tỷ giá hối đoái thực tế. Tỷ giá hối đoái thực tế và lãi suất thực tế điều chỉnh đồng thời để cân bằng trên cả hai thị trường. Bằng cách đó xác định được tiết kiệm quốc gia, đầu tư trong nước, đầu tư ra nước ngoài ròng và xuất khẩu ròng.

(a) thị trường vốn vay

r0 Lãi suất thực tế (r) SK E0 DK K0 K 0 0 r0 Lãi suất thực tế (r) E0 NFI K0 K (b) đầu tư ra nước ngoài ròng

Tỷ giá hối đoái thực tế Cung VND (NFI)

Hình 3-9. Cân bằng đồng thời trên thị trường vốn và thị trường ngoại tệ 3.4 Một số chính sách, yếu tố chủ yếu tác động đến thị trường vốn và ngoại tệ

Chúng ta sẽ sử dụng mô hình cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường vốn vay và thị trường ngoại tệ để xem xét sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước và phân tích các sự kiện khác làm thay đổi trạng thái cân bằng của nền kinh tế như thế nào. Khi sử dụng mô hình để phân tích bất cứ sự kiện nào, chúng ta có thể áp dụng ba bước, thứ nhất là xác định xem sự kiện đó ảnh hưởng đến đường cầu hay đường cung, thứ hai là các đường này sẽ dịch chuyển theo chiều hướng nào, thứ ba là sử dụng mô hình để kết luận ảnh hưởng của sự kiện đó như thế nào đến trạng thái cân bằng của nền kinh tế.

3.4.1 Chính sách tài khóa của chính phủ

Chính sách tài khóa là việc chính phủ sử dụng công cụ thuế và chi tiêu của chính phủ nhằm tác động đến tổng chi tiêu chung của nền kinh tế. Công cụ thuế (T) là nguồn thu cho ngân sách nhà nước, chi tiêu của chính phủ (G) là khoản chi từ ngân sách nhà nước. Chúng ta đã biết tiết kiệm chính phủ Sg = T – G. Vậy khi chính phủ thực hiện chính sách tài khóa sẽ tác động đến tiết kiệm của chính phủ và tình trạng cán cân ngân sách sẽ thay đổi.

Khi Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng ở trong nước (tăng G, giảm T) làm giảm tiết kiệm chính phủ Sg. Tác động ban đầu của chính sách này làm cung về vốn vay trong nước sẽ giảm, đường cung về vốn vay dịch chuyển sang bên trái trên thị trường vốn vay từ S1 -> S2 trong phần (a). Lãi suất tăng từ r0 đến r1 để cân bằng trên thị trường vốn vay. Với lãi suất tăng lên đầu tư ra nước ngoài trở nên kém hấp dẫn hơn và dân cư trong nước ít mua tài sản nước ngoài hơn, làm giảm đầu tư ra nước ngoài ròng, được minh họa trong phần (b). Đầu tư nước ngoài ròng giảm đi, người dân cần ít ngoại tệ để mua các tài sản nước ngoài, làm giảm cung VND trên thị trường ngoại tệ từ NFI0 sang NFI1, thể hiện trong phần (c). Sự giảm đi trong cung VND trên thị trường ngoại tệ làm cho VND sẽ có giá hơn so với các ngoại tệ, tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên từ 0 đến 1. Tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên sẽ làm cho hàng hóa trong nước sẽ đắt hơn so với hàng hóa nước ngoài, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước và làm xuất khẩu ròng giảm xuống từ NX0 đến NX1.

Vậy khi chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng sẽ làm tăng lãi suất thực tế, làm giảm đầu tư trong nước, đầu tư ra nước ngoài tăng, làm đồng nội tệ tăng giá và làm xuất khẩu ròng giảm xuống.

Tương tự như phân tích trên chúng ta sẽ phân tích với trường hợp khi chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt (giảm G, tăng T), làm tiết kiệm quốc dân Sg tăng. Đường cung về vốn vay dịch chuyển sang phía bên phải, làm lãi suất trong nước giảm, kích thích đầu tư ra nước ngoài ròng và đường cung về vnd trên thị trường ngoại hối dịch chuyển sang phải. Tỷ giá hối đoái thực tế giảm xuống, giá hàng hóa trong nước trở nên rẻ tương đối so với hàng hóa nước ngoài và nâng cao sức cạnh tranh với hàng hóa trong nước, làm xuất khẩu ròng tăng lên.

Hình 3-10. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng đến thị trường vốn và ngoại tệ

3.4.2 Chính sách thu hút vốn đầu tư

Trong các nền kinh tế, vốn đầu tư đóng vai trò rất quan trọng, nó là yếu tố cốt lõi, là động lực giúp nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Giả sử chính phủ đưa ra chính sách thu hút vốn đầu tư nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách quyết định giảm thuế với các dự án đầu tư mới. Chính sách giảm thuế đầu tư có tác động đến thị trường vốn vay và thị trường ngoại tệ như thế nào được minh họa trên hình 3-11. Tác động ban đầu của chính sách giảm thuế đầu tư này có tác dụng kích thích các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn ở trong nước. Cầu về vốn vay sẽ tăng lên, đường cầu vốn vay trên thị trường vốn vay sẽ dịch chuyển sang phải từ DK sang DK1 thể hiện trongphần (a). Lãi suất cân bằng sẽ tăng từ r0 đến r1 để cân bằng trên thị trường vốn vay. Với lãi suất tăng lên đầu tư ra nước ngoài trở nên kém hấp dẫn hơn và dân cư trong nước ít mua tài sản nước ngoài hơn, làm giảm đầu tư ra nước ngoài ròng, được minh họa trong phần (b). Đầu tư nước ngoài ròng giảm đi, người dân cần ít ngoại tệ để mua các tài sản nước ngoài, làm giảm cung vnd trên thị trường ngoại tệ từ NFI0 sang NFI1, thể hiện trong phần (c). Sự giảm đi trong cung vnd trên thị trường ngoại tệ làm cho vnd sẽ có giá hơn so với các ngoại tệ, tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên từ 0 đến 1. Tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên sẽ làm cho hàng hóa trong nước sẽ đắt hơn so với hàng hóa nước ngoài, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước và làm xuất khẩu ròng giảm xuống từ NX0 đến NX1.

Vậy khi chính phủ thực hiện chính sách thu hút đầu tư bằng cách giảm thuế đầu tư, sẽ làm tăng lãi suất thực tế, làm giảm đầu tư trong nước, đầu tư ra nước ngoài tăng, làm đồng nội tệ tăng giá và làm xuất khẩu ròng giảm xuống.

NFI1 E1 SK1 r0 (a) thị trường vốn r1 Lãi suất thực tế (r) SK0 E0 DK K0 K 0 0 r0 Lãi suất thực tế (r) E0 NFI K0 K

(b) đầu tư ra nước ngoài ròng

Tỷ giá hối đoái thực tế

Cung VND (NFI0)

E0 Cầu VND (NX) Lượng VND trao đổi ra ngoại tệ

(c) thị trường ngoại tệ r1

Hình 3-11. Tác động của chính sách thu hút vốn đầu tư đến thị trường vốn và ngoại tệ

3.4.3 Chính sách ngoại thương

Chính sách ngoại thương (còn gọi là chính sách thương mại) đó là chính sách của chính phủ để điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của quốc gia đó trong một thời kỳ nhất định. Chính sách ngoại thương sử dụng nhiều công cụ để tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu như: thuế quan đánh vào hàng hóa nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu….

Chúng ta xem xét tác động của chính sách quy định hạn ngạch nhập khẩu ô tô từ nước Nhật mà chính phủ đề ra. Khi thực hiện quy định hạn ngạch nhập khẩu, ngành sản xuất ô tô lập luận rằng hạn ngạch sẽ góp phần làm giảm thâm hụt thương mại của Việt nam. Mô hình cân bằng trên cả hai thị trường vốn vay và ngoại tệ, minh họa trên hình 3-12, sẽ trả lời cho câu hỏi, lập luận của họ đúng hay sai?

Khi chính phủ thực hiện chính sách hạn ngạch nhập khẩu với ô tô từ Nhật. Ảnh hưởng ban đầu của chính sách này là hạn chế số lượng xe ô tô Nhật bán ở Việt Nam. Vậy tác động làm giảm kim ngạch nhập khẩu ở mỗi mức tỷ giá hối đoái thực tế. Do đó xuất khẩu ròng sẽ tăng lên tại mỗi mức tỷ giá hối đoái thực tế bất kỳ cho trước. Người nước ngoài cần VND để mua xuất khẩu ròng của Việt Nam, lượng cầu VND tăng lên trên thị trường ngoại tệ, đường cầu VND sẽ dịch chuyển sang phải từ NX0 sang NX1 thểhiện trong phần (c) của hình 3-12 . sự tăng lên trong cầu VND làm cho VND có giá hơn và tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên từ 0 đến

1. Do chưa có gì xảy ra trên thị trường vốn vay nên không có sự thay đổi nào trong lãi suất thực tế và đầu tư nước ngoài ròng cũng không thay đổi như trong phần (a) và phần (b). Và do không có sự thay đổi trong đầu tư ra nước ngoài ròng nên xuất khẩu ròng cũng sẽ không thay đổi, mặc dù hạn ngạch nhập khẩu làm giảm lượng nhập khẩu xuống.

Lý do tại sao xuất khẩu ròng có thể không thay đổi trong khi nhập khẩu giảm là sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực tế. Khi đồng VND lên giá trên thị trường ngoại tệ, hàng hóa trong nước tăng giá so với hàng hóa nước ngoài. Sự lên giá của đồng nội tệ khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu, và cả hai sự thay đổi này gây tác động ngược lại với sự tăng lên trong xuất khẩu ròng do hạn ngạch nhập khẩu đem lại. Cuối cùng, hạn ngạch nhập khẩu làm giảm cả xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu ròng là không đổi.

FI1 1 E1 DK1 r0 (a) thị trường vốn r1 Lãi suất thực tế (r) SK0 E0 DK K0 K 0 0 r0 Lãi suất thực tế (r) E0 NFI K0 K

(b) đầu tư ra nước ngoài ròng

0 Tỷ giá hối đoái thực tế

Cung VND (NFI0)

E0 Cầu VND (NX)

Lượng VND trao đổi ra ngoại tệ

(c) thị trường ngoại tệ r1

Hình 3-12. Tác động của hạn ngạch nhập khẩu đến thị trường vốn và thị trường ngoại tệ

Như vậy, chính sách thương mại không tác động đến cán cân thương mại. Điều đó có nghĩa là, các chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến xuất và nhập khẩu không làm thay đổi xuất khẩu ròng. Kết luận này cũng được minh chứng với đồng nhất thức:

NX = NFI = S – I

Đồng nhất thức cho thấy, xuất khẩu ròng bằng đầu tư ra nước ngoài ròng và bằng tiết kiệm quốc gia trừ đi đầu tư trong nước. Chính sách thương mại không ảnh hưởng đến cán cân thương mại vì nó không làm ảnh hưởng đến tiết kiệm quốc gia và đầu tư trong nước. Với các mức tiết kiệm quốc gia và đầu tư trong nước xác định trước, tỷ giá hối đoái thực tế sẽ điều chỉnh để giữ cán cân thương mại không đổi, bất kể chính phủ sử dụng chính sách ngoại thương nào.

Mặc dù chính sách ngoại thương không tác động đến cán cân thương mại của nền kinh tế, nhưng chính sách này sẽ tác động đến các hãng, ngành cụ thể. Ví dụ như trường hợp hạn ngạch về ô tô nhập khẩu từ Nhật sẽ làm nhập khẩu ô tô giảm xuống, xuất khẩu ròng ô tô tăng lên, tỷ giá hối đoái thực tế tăng, làm cho xuất khẩu ròng của các hàng hóa khác như gạo, cà phê, quần áo ... tăng lên. Do vậy ảnh hưởng của chính sách thương mại mang tính vi mô hơn là tính vĩ mô.

3.4.4 Bất ổn chính trị và tình trạng thất thoát vốn

Bất ổn chính trị diễn ra trong một đất nước có nguyên nhân từ mâu thuẫn giữa các đảng phái chính trị, giữa các giai cấp, giữa các tầng lớp xã hội, xoay quanh vấn đề giành chính quyền. Ví dụ tình trạng bất ổn chính trị đang diễn ra ở Mexico năm 1994. Tình trạng này ảnh hưởng như thế nào đến thị trường vốn vay và thị trường ngoại tệ ở quốc gia đó? Điều này sẽ được minh họa cụ thể trên hình 3-13.

Do tình hình chính trị bất ổn, công chúng Mexico cho rằng đây là nơi không an toàn nên họ sẽ rút một số tài sản trong nước để gửi ra nước ngoài. Các nhà đầu tư trên khắp thế giới quan sát các vấn đề chính trị bất ổn ở Mexico, họ quyết định bán một số tài sản Mexico và sử dụng số tiền bán được để mua tài sản ở quốc gia khác an toàn hơn. Điều này làm tăng đầu tư ra nước ngoài ròng của Mexico và do đó ảnh hưởng đến cả hai thị trường trong mô hình. Do cầu về vốn vay trên thị trường vốn gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài ròng, nên tăng đầu tư ra nước ngoài ròng của Mexico do tình hình bất ổn chính trị sẽ làm tăng cầu về vốn vay, đường cầu về vốn vay dịch chuyển sang bên phải từ Dk đến Dk1 (a). Mặc dù có sự tăng lên về

1 r0

(a) thị trường vốn vay Lãi suất thực tế (r) SK0 E0 DK K0 K 0 0 r0 Lãi suất thực tế (r) E0 NFI K0 K

(b) đầu tư ra nước ngoài ròng

0

Tỷ giá hối đoái thực tế Cung VND (NFI 0)

E0

Cầu VND (NX1)

Lượng VND trao đổi ra ngoại tệ

NX0 E1

lãi suất cân bằng trên thị trường vốn vay làm cho tài sản của mexico trở nên hấp dẫn hơn nhưng điều này chỉ bù đắp được một phần ảnh hưởng của thất thoát vốn đầu tư ra nước ngoài của Mexico. Vì đầu tư ra nước ngoài tăng lên ở mỗi mức lãi suất, làm cho đường cầu về đầu tư ròng dịch chuyển từ NFI1NFI2 (b). Do đầu tư nước ngoài ròng tăng cao hơn trên thị trường ngoại tệ, cung về đồng Pêsô tăng từ S1 S2 (c), sự tăng lên của cung Pêsô làm cho đồng Pêsô mất giá trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá hối đoái giảm 1 2. Như vậy, do bất ổn

về chính trị ở Mexico làm thất thoát vốn ra nước ngoài, lãi suất trong nước tăng lên và làm

cho đồng nội tệ mất giá trên thị trường ngoại tệ.

Hình 3-13. Tác động của tình hình bất ổn chính trị đến thị trường vốn và thị trường ngoại tệ

3.4.5 Ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng, giá hàng hoá nội địa và tỉ giá hối đoái tới cân bằng cán cân thanh toán (Balance of Payment - BOP)

Hội nhập kinh tế đang và sẽ là xu thế toàn cầu. Năm 1994 Việt Nam gia nhập ASEAN và thực hiện CEPT/AFTA. Năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập ASEM. Năm 1998, Việt Nam tham gia APEC. Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007. Sau khi hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu tương đối cao. Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tăng trưởng cho các mặt hàng , nông sản, thuỷ sản, may mặc, dày dép thủ công mỹ nghệ, các hàng hoá sử dụng nhiều lao động.

Nền kinh tế của chúng ta sẽ bị tác động rất lớn (thuận lợi và thách thức) từ những yếu tố quốc tế, của kinh tế trong vùng, các tổ chức kinh tế và nền kinh tế thế giới. Cán cân thanh toán Việt Nam sẽ bị tác động của nhiều nhân tố, trong đó lãi suất ngân hàng, giá nội địa và tỉ giá hối đoái là ba yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới cân bằng trong cán cân thanh toán.

Cán cân thanh toán (BOP) được xem như sự cân bằng giữa xuất khẩu ròng (net export) với dòng vốn ra (net capital outflow). Cán cân thanh toán của quốc gia sẽ thặng dư (BOP surplus) khi xuất khẩu ròng lớn hơn dòng vốn ra; sẽ cân bằng nếu xuất khẩu ròng bằng với dòng vốn

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)