Đặc điểm của thị trường lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 83 - 86)

a. Tiền lương và cầu về lao động

Cầu về lao động phản ánh tổng số lao động được các doanh nghiệp dụng/thuê tương ứng với các mức tiền lương khác nhau trên thị trường lao động. Đứng trên lý thuyết về cầu trên thị trường, với vị trí của bên cầu, các doanh nghiệp phải luôn tính toán theo nguyên lý về lợi ích – chi phí trong việc thuê lao động trong từng giai đoạn cụ thể. Nguyên lý lợi ích - chi phí cho thấy doanh nghiệp chỉ tiến hành thuê lao động chừng nào lợi ích biên vẫn lớn hơn hoặc bằng chi phí biên của việc thuê lao động. Như đã đề cập đến ở trên chi phí biên của việc thuê lao động chính là mức tiền lương, tiền công (w) mà doanh nghiệp phải trả cho mỗi lao động thuê

thêm. Trong khi đó, lợi ích của việc thuê lao động chính là giá trị sản phẩm biên mà lao động được thuê thêm đó tạo ra. Giá trị sản phẩm biên mà lao động (VMPL) tạo ra được tính bằng số sản phẩm mà doanh nghiệp đó tạo ra (MPL) nhân với giá của sản phẩm đó (P) theo công thức như sau:

VMPL = MPL x P

Như vậy có thể thấy cầu về lao động trên thị trường phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố:

• MPL: giá trị sản phẩm biên mà 1 lao động tạo ra hay còn được hiểu chính là năng suất lao động

Năng suất lao động cao làm tăng giá trị sản phẩm biên cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp sẽ muốn thuê nhiều lao động thể có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại nếu năng suất của lao động thấp, doanh nghiệp sẽ thu được ít lợi nhuận nên họ sẽ không muốn thuê nhiều lao động, cầu về lao động trên thị trường giảm. Điều này đúng với các nền kinh tế của các nước đang phát triển, ở một số ngành nghề không có lợi thế cạnh tranh trên thị trường như ngành nông nghiệp hay ngành công nghiệp chế tạo.

Tuy nhiên cần chú ý rằng năng suất lao động không phải là một đại lượng không đổi mà nó sẽ thay đổi khi doanh nghiệp quyết định thuê thêm lao động. Có thể thấy năng suất lao động được tính bằng số sản phẩm mà mỗi lao động được thuê thêm tạo ra trong điều kiện các yếu tố đầu vào khác không đổi.

MPL = ∆Y/ ∆ L

Tuy nhiên thực tế quá trình sản xuất là quá trình kết hợp theo một tỷ lệ nhất định giữa nhiều yếu tố đầu vào khác nhau để tạo ra 1 sản phẩm đầu ra. Tỷ lệ kết hợp này sẽ bị phá vỡ khi doanh nghiệp chỉ chú trọng thuê thêm (bổ sung thêm) lao động mà không bổ sung tương ứng các yếu tố đầu vào khác. Do vậy dẫn đến một thực tế là năng suất lao động không những không tăng thêm mà còn có xu hướng giảm dần.

• P: Giá của sản phẩm do lao động làm ra

Có thể thấy giá cả đầu ra cũng là yếu tố quyết định đến cầu về lao động trên thị trường. Có thể thấy các doanh nghiệp sản xuất luôn bị kích thích mạnh bởi giá hàng hóa, bất cứ khi nào giá cả có xu hướng tăng, các doanh nghiệp thường tìm cách mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lượng bán ra để thu được lợi nhuận cao nhất. Do vậy, trong một số giai đoạn giá cả đầu vào hàng hóa tăng đẩy nhu cầu thuê lao động cũng tăng theo.

Như vậy nguyên lý lợi ích – chi phí sẽ giúp các doanh nghiệp xác định được chính xác cầu về lao động để đảm bảo duy trì hoạt động của doanh nghiệp, hướng tới tối đa hóa lợi nhuận: VMPL = MPL x P w

Công thức trên còn cho biết mức tiền lương tối đa (wmax) mà doanh nghiệp sẵn sàng trả để thuê lao động đó là MPLxP.

Ví dụ 4.1 cho thấy mức tiền lương càng thấp thì cầu lao động càng tăng. Điều này có nghĩa là nền kinh tế sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn nhưng mức thu nhập từ lao động của người dân thấp, đồng nghĩa với mức sống thấp. Điều này cho thấy mặt trái của các chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tạo việc làm cho người dân của chính phủ các nước đang phát triển đó là tạo ra nhiều việc làm hơn nhưng không phải là việc làm «tốt», không đi kèm với nâng cao mức sống mà lại gây lãng phí các nguồn lực đầu vào khác của nền kinh tế.

b. Tiền lương và cung về lao động

Người lao động chính là phía cung về sức lao động. Do nhu cầu trang trải các chi phí sinh hoạt hàng ngày cho bản thân và gia đình buộc mỗi người dân khi đến tuổi lao động, có đủ khả năng lao động đều mong muốn tìm kiếm cơ hội bán, hay cho thuê sức lao động để có thu nhập. Do vậy có thể nói, tiền lương chính là lợi ích của việc cung ứng sức lao động trên thị trường. Đối với mỗi cá nhân, trước quyết định chấp nhận làm một công việc nào đó hay không họ cũng phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí của quyết định đi làm. Lợi ích chính là tiền lương, nhưng chi phí của việc đi làm chính là thời gian, là chi phí đi lại, là những cơ hội nghỉ ngơi, hay tham gia vào các hoạt động khác. Do vậy mỗi người lao động thường tự đưa ra một mức tiền lương kỳ vọng tối thiểu (mức lương thấp nhất mà người lao động chấp nhận đi làm). Họ chỉ chấp nhận cung lao động hay chấp nhận đi làm nếu mức tiền lương thực tế cao hơn mức tiền lương kỳ vọng tối thiểu của họ. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ mỗi người lao động khác nhau lại đặt ra các mức lương kỳ vọng tối thiểu khác nhau. Do đó, với mỗi công việc cụ thể, với mức tiền lương cụ thể mà phía cầu lao động (doanh nghiệp) đưa ra, thì người lao động này có thể từ chối đi làm nhưng người lao động khác lại chấp nhận đi làm. Do vậy, việc xác định mức cung lao động xã hội trở lên phức tạp hơn.

Thông thường, đối với các nhà kinh tế xác định cung lao động xã hội dựa trên quy mô số người nằm trong độ tuổi lao động và tỷ lệ số người nằm trong độ tuổi lao động sẵn sàng gia nhập lực lượng lao động (sẵn sàng làm việc).

Đối với mỗi quốc gia, độ tuổi lao động sẽ được quy định khác nhau dựa vào đặc điểm sinh học của dân số quốc gia đó (thông thường dựa vào tuổi thọ trung bình). Thông thường độ tuổi lao động bắt đầu từ 15 tuổi trở lên theo quy định của tổ chức lao động quốc tế (ILO, 2013). Ở Việt Nam, người trong độ tuổi lao động: là những người ở trong độ tuổi từ 15 - 60 có nghĩa vụ, quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong hiến pháp và Bộ luật lao động.Độ tuổi lao động: từ 15 - 60 đối với nam, 15 - 55 đối với nữ. Thông thường đối với những nước có quy mô số người nằm trong độ tuổi lao động lớn thì cung về lao động dồi dào. Những yếu tố quyết định đến quy mô số người nằm trong độ tuổi lao động bao gồm:

◦ Tỷ lệ sinh

◦ Mức độ di dân (di cư, nhập cư)

Ví dụ 4.1

Cho số liệu về Công ty máy tính BBC như sau: Số lao

động Số máy tính/năm

Sản phẩm biên/lao

động Giá trị sản phẩm biên (USD)

1 25 25 75.000 2 48 23 69.000 3 69 21 63.000 4 88 19 57.000 5 105 17 51.000 6 120 15 45.000 7 133 13 39.000 8 144 11 33.000

Giá bán một máy tính là 3.000USD

Nếu mức tiền lương trung bình trên thị trường là 60.000 USD/năm thì công ty BBC sẽ thuê tối đa là 3 lao động vì lợi ích họ nhận được là 63.000 USD > 60.000 USD

Nếu Nếu mức tiền lương trung bình trên thị trường là 50.000 USD/năm thì công ty BBC sẽ thuê tối đa là 5 lao động vì lợi ích họ nhận được là 51.000 USD > 50.000 USD

◦ Độ tuổi mà người dân tham gia và ra khỏi lực lượng lao động

Thực tế cho thấy, không phải bất kỳ người nào nằm trong độ tuổi lao động cũng sẵn sàng làm việc. Bởi lẽ, có nhiều lý do dẫn đến việc họ không sẵn sàng làm việc như các yếu tố giới tính, phụ nữ ở một số nước bị ngăn cản hoặc gặp khó khăn trong việc rời xa các trách nhiệm gia đình để chấp nhận công việc. Hoặc do vấn đề khả năng lao động, do mức tiền lương kỳ vọng tối thiểu quá cao hoặc do họ có những nguồn thu nhập khác không cần thiết phải tìm kiếm thu nhập từ tiền lương, tiền công. Do đó, chỉ một bộ phận những người nằm trong độ tuổi lao động sẵn sàng làm việc và đó chính là số người nằm trong lực lượng lao động của quốc gia đó.Tỷ lệ số người nằm trong độ tuổi lao động sẵn sàng làm việc càng tăng thì cung lao động càng tăng và ngược lại.

Những phân tích trên cho thấy cung lao động phụ thuộc tỷ lệ thuận vào mức tiền lương trên thị trường. Cụ thể, ở những mức tiền lương cao, vượt qua mức lương kỳ vọng tối thiểu của nhiều người nên tỷ lệ số người lao động sẵn sàng làm việc tăng dẫn đến tăng cung lao động. Ngược lại, tiền lương giảm thì cung lao động giảm.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cần nhấn mạnh yếu tố quy mô số người lao động nằm trong độ tuổi lao động lại là một vấn đề khách quan đối với cung lao động, nhưng nó lại có tác động tỷ lệ thuận đến cung lao động. Do vậy để đảm bảo điều chỉnh cung lao động phù hợp với cầu lao động trên thị trường cũng cần thiết phải điều chỉnh yếu tố này.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)