Chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ mới

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 29 - 30)

Lý do cơ bản để mức sống ngày hôm nay cao hơn 100 năm trước là là nhờ những tiến bộ của khoa học công nghệ. Động cơ đốt trong, điện, điện thoại, thiết bị bán dẫn, máy tính điện từ và internet là những sáng chế trong hàng ngàn sáng chế đã nâng cao năng lực sản xuất hàng hoá và dịch vụ của chúng ta.

Mặc dù phần lớn tiến bộ công nghệ bắt nguồn từ các công ty và nhà sáng chế độc lập, nhưng nhà nước cũng rất quan tâm đến việc thúc đẩy những nỗ lực này. Nói rộng ra, tri thức là một hàng hoá công cộng: Khi một người phát kiến ra ý tưởng, nó luôn là tri thức của xã hội và mọi người có thể tự do sử dụng nó. Vì chính phủ có vai trò trong việc cung cấp các hàng hóa công cộng như quốc phòng, nên nó cũng có vai trò thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai công nghệ mới.

Còn một cách khác để chính phủ khuyến khích hoạt động nghiên cứu là thông qua hệ thống bản quyền. Khi một cá nhân hay doanh nghiệp sáng chế ra sản phẩm mới, một loại dược liệu mới chẳng hạn, thì nhà sáng chế có thể đệ đơn xin cấp bằng sáng chế. Nếu sản phẩm đó đúng là sáng chế thực sự, chính phủ sẽ cấp bằng sáng chế và nhà sáng chế có đặc quyền chế tạo sản phẩm ấy trong một số năm nhất định, về bản chất, bằng sáng chế chứng nhận quyền sở hữu của người sáng chế đối với sản phẩm của anh ta, biến ý tưởng mới của anh ta từ một hàng hóa công cộng thành hàng hoá tư nhân. Bằng cách cho phép nhà sáng chế thu được lợi nhuận từ sáng chế của mình - dù chỉ là tạm thời. Và hệ thống bằng sáng chế như vậy sẽ thúc đẩy cá nhân và doanh nghiệp tham gia, nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)