Bất ổn chính trị và tình trạng thất thoát vốn

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 78)

Bất ổn chính trị diễn ra trong một đất nước có nguyên nhân từ mâu thuẫn giữa các đảng phái chính trị, giữa các giai cấp, giữa các tầng lớp xã hội, xoay quanh vấn đề giành chính quyền. Ví dụ tình trạng bất ổn chính trị đang diễn ra ở Mexico năm 1994. Tình trạng này ảnh hưởng như thế nào đến thị trường vốn vay và thị trường ngoại tệ ở quốc gia đó? Điều này sẽ được minh họa cụ thể trên hình 3-13.

Do tình hình chính trị bất ổn, công chúng Mexico cho rằng đây là nơi không an toàn nên họ sẽ rút một số tài sản trong nước để gửi ra nước ngoài. Các nhà đầu tư trên khắp thế giới quan sát các vấn đề chính trị bất ổn ở Mexico, họ quyết định bán một số tài sản Mexico và sử dụng số tiền bán được để mua tài sản ở quốc gia khác an toàn hơn. Điều này làm tăng đầu tư ra nước ngoài ròng của Mexico và do đó ảnh hưởng đến cả hai thị trường trong mô hình. Do cầu về vốn vay trên thị trường vốn gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài ròng, nên tăng đầu tư ra nước ngoài ròng của Mexico do tình hình bất ổn chính trị sẽ làm tăng cầu về vốn vay, đường cầu về vốn vay dịch chuyển sang bên phải từ Dk đến Dk1 (a). Mặc dù có sự tăng lên về

1 r0

(a) thị trường vốn vay Lãi suất thực tế (r) SK0 E0 DK K0 K 0 0 r0 Lãi suất thực tế (r) E0 NFI K0 K

(b) đầu tư ra nước ngoài ròng

0

Tỷ giá hối đoái thực tế Cung VND (NFI 0)

E0

Cầu VND (NX1)

Lượng VND trao đổi ra ngoại tệ

NX0 E1

lãi suất cân bằng trên thị trường vốn vay làm cho tài sản của mexico trở nên hấp dẫn hơn nhưng điều này chỉ bù đắp được một phần ảnh hưởng của thất thoát vốn đầu tư ra nước ngoài của Mexico. Vì đầu tư ra nước ngoài tăng lên ở mỗi mức lãi suất, làm cho đường cầu về đầu tư ròng dịch chuyển từ NFI1NFI2 (b). Do đầu tư nước ngoài ròng tăng cao hơn trên thị trường ngoại tệ, cung về đồng Pêsô tăng từ S1 S2 (c), sự tăng lên của cung Pêsô làm cho đồng Pêsô mất giá trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá hối đoái giảm 1 2. Như vậy, do bất ổn

về chính trị ở Mexico làm thất thoát vốn ra nước ngoài, lãi suất trong nước tăng lên và làm

cho đồng nội tệ mất giá trên thị trường ngoại tệ.

Hình 3-13. Tác động của tình hình bất ổn chính trị đến thị trường vốn và thị trường ngoại tệ

3.4.5 Ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng, giá hàng hoá nội địa và tỉ giá hối đoái tới cân bằng cán cân thanh toán (Balance of Payment - BOP)

Hội nhập kinh tế đang và sẽ là xu thế toàn cầu. Năm 1994 Việt Nam gia nhập ASEAN và thực hiện CEPT/AFTA. Năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập ASEM. Năm 1998, Việt Nam tham gia APEC. Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007. Sau khi hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu tương đối cao. Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tăng trưởng cho các mặt hàng , nông sản, thuỷ sản, may mặc, dày dép thủ công mỹ nghệ, các hàng hoá sử dụng nhiều lao động.

Nền kinh tế của chúng ta sẽ bị tác động rất lớn (thuận lợi và thách thức) từ những yếu tố quốc tế, của kinh tế trong vùng, các tổ chức kinh tế và nền kinh tế thế giới. Cán cân thanh toán Việt Nam sẽ bị tác động của nhiều nhân tố, trong đó lãi suất ngân hàng, giá nội địa và tỉ giá hối đoái là ba yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới cân bằng trong cán cân thanh toán.

Cán cân thanh toán (BOP) được xem như sự cân bằng giữa xuất khẩu ròng (net export) với dòng vốn ra (net capital outflow). Cán cân thanh toán của quốc gia sẽ thặng dư (BOP surplus) khi xuất khẩu ròng lớn hơn dòng vốn ra; sẽ cân bằng nếu xuất khẩu ròng bằng với dòng vốn ra (BOP equiplibrium); và bị thâm hụt trong cán cân thanh toán nếu xuất khẩu ròng nhỏ hơn dòng vốn ra (BOP deficit) (R. Dornbusch và P. Samluelson). Cân bằng cán cân thanh toán (BOP equiplibrium) xảy ra trong các trường hợp sau:

EX – IM – NFI = 0, cân bằng cán cân thanh toán có nghĩa là xuất khẩu ròng của một quốc gia đúng bằng dòng vốn chảy ra (X – IM) = F(i)) (Hình 1C) (7)

S2 NFI1 E1 DK1 r0 (a) thị trường vốn r1 Lãi suất thực tế (r) SK0 E0 DK K0 K 0 0 r0 Lãi suất thực tế (r) NFI0 K NFI1

(b) đầu tư ra nước ngoài ròng

Tỷ giá hối đoái thực tế S1 (NFI0) E0 Dpêsô (NX) Lượng vnd trao đổi ra ngoại tệ (c) thị trường ngoại tệ r1

EX – IM – NFI > 0 thặng dư trong cán cân thanh toán (BOP surplus) (Hình 1A) (8) EX – IM – NFI < 0 thâm hụt trong cán cân thanh toán (BOP deficit) (Hình 1B) (9) Chúng ta có thể triển khai cân bằng cán cân thanh toán như sau:

P X(P,e) – Pf e  IM (P, e, Y) – F(i) = 0 (10)

Hình 3-14. Ba trường hợp cân đối cán cân thanh toán

a. Ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng đến cân bằng cán cân thanh toán và thu nhập quốc dân

Trong trường hợp này chúng ta giả định giá nội địa và tỉ giá hối đoái không thay đổi, chỉ nghiên cứu và phân tích ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng tới các biến phụ thuộc. Khi lãi suất ngân hàng tăng, hoặc giảm sẽ ảnh hưởng tới đường BOP như thế nào và điều đó tác động tới thu nhập quốc dân ra sao?

Khi lãi suất ngân hàng giảm từ io tới i1, sự thay đổi này của lãi suất ngân hàng không làm dịch chuyển đường BOP. Kết quả của việc giảm lãi suất ngân hàng (từ io xuống i1) sẽ làm gia tăng dòng vốn ra thị trường quốc tế (net capital outflow), đồng thời làm giảm thu nhập từ Yo về Y1 mặc dù xuất khẩu ròng có thể tăng lên.

b. Ảnh hưởng của sự thay đổi giá hàng hoá, dịch vụ nội địa tới cân bằng cán cân thanh toán và thu nhập quốc dân.

Trong trường hợp ảnh hưởng sự thay đổi của giá hàng hoá, dịch vụ đối với cán cân thanh toán, giả sử lãi suất ngân hàng và tỉ giá hối đoái không thay đổi. Như vậy, chúng ta chỉ xét ảnh hưởng của giá hàng hoá nội địa tới cán cân thanh toán và thu nhập quốc dân.

Nếu giả sử lãi suất (i) và tỉ giá hối đoái (e) không đổi, điều này có nghĩa là ảnh hưởng của giá chỉ tác động tới đường xuất khẩu ròng mà không ảnh hưởng tới dòng vốn ra thị trường kinh tế quốc tế NFI. khi giá nội địa của hàng hoá, dịch vụ thay đổi, số hạng [Pf  e  IM (P, e, Y)] sẽ giảm. Như vậy, sự thay đổi của giá ảnh hưởng tới đường xuất khẩu ròng chủ yếu phụ thuộc vào số hạng [P X(P,e)]. Lấy vi phân tổng [P X(P,e)] ta có: dX/dP = X + P dX/dP = X (1 + P/X  dX/dP) = X (1 + Ex).

Trong đó: Ex là độ co giãn của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu với giá. Từ dX/dP = X (1 + Ex) ta có nếu |Ex| > 1, tức là hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu co giãn với giá sẽ làm cho dX/dP > 0 và ngược lại nếu |Ex| < 1, tức là hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu ít co giãn với giá sẽ làm cho dX/dP <0.

Như vậy, nếu hàng hoá, dịch vụ co giãn với giá thì khi giá tăng sẽ làm cho đường xuất khẩu ròng dịch chuyển về bên trái và kéo theo đường BOP cũng dịch chuyển về bên trái làm giảm thu nhập quốc dân. Ngược lại, nếu giá giảm sẽ làm cho đường đường xuất khẩu ròng dịch chuyển về bên phải và kéo theo đường BOP cũng dịch chuyển về bên phải làm tăng thu nhập quốc dân. LM IS B i iB Y LM IS B i iB Y LM IS B i Y

c. Ảnh hưởng của sự thay đổi tỉ giá hối đoái tới cân bằng cán cân thanh toán và thu nhập quốc dân

Để đánh giá, phân tích ảnh hưởng của tỉ giá hối đoái tới cân bằng cán cân thanh toán và thu nhập quốc dân, chúng ta giả sử xét đường BOP cũng như đường xuất khẩu ròng trong điều kiện chỉ có tỉ giá hối đoái thay đổi, ta có: khi mà tỉ giá hối đoái tăng, trong điều kiện này [Pf 

e  IM (P, e, Y)] giảm và [P X(P,e)] sẽ tăng, xuất khẩu ròng tăng, điều này kéo theo thu nhập quốc dân tăng. Và ngược lại, tỉ giá hối đoái giảm sẽ làm cho xuất khẩu ròng giảm và làm cho thu nhập quốc dân giảm (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

1. Nền kinh tế mở là nền kinh tế có quan hệ tương tác với các nền kinh tế khác theo hai cách: (1) nó bán và mua hàng hóa trên thị trường hàng hóa thế giới, gắn với luồng chu chuyển hàng hóa, (2) nó bán và mua tài sản tài chính trên thị trường thế giới, gắn với luồng chu chuyển vốn.

2. Xuất khẩu ròng cho biết về tổng thể một nước là người mua hay người bán trên thị trường hàng hóa và dịch vụ thế giới NX = EX – IM. Đầu tư quốc tế là sự vận động của tiền tệ và tài sản giữa các quốc gia nhằm điều chỉnh tỷ lệ giữa các yếu tố sản xuất, tạo điều kiện cho nền kinh tế các quốc gia phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu nói chung.

3. Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of Payment - BOP) là một bảng cân đối ghi chép một cách hệ thống toàn bộ những giao dịch kinh tế giữa chủ thể trong nước với thế giới trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Trong các hạng mục của cán cân thanh toán, dòng tiền chảy vào được ghi là khoản mục có và dòng tiền chảy ra được ghi vào khoản mục nợ. Cán cân thành toán bao gồm hai tài khoản là tài khoản vãng lai và tài khoản vốn, trên thực tế còn bổ sung một khoản mục là sai số thống kê .

4. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng tiền tệ của một nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của các nước khác nhau. Còn tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ lệ phản ánh mức giá so sánh giữa hàng hóa trong nước với hàng hóa nước ngoài. Lý thuyết ngang bằng sức mua giải thích cơ chế hình thành nên tỷ giá hối đoái danh nghĩa.

5. Cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi là tỷ giá được xác định hoàn toàn bởi quan hệ cung cầu trên thị trường tự do cạnh tranh và không có sự can thiệp nào của chính phủ. Tỷ giá hối đoái sẽ điều chỉnh để giữ cán cân thanh toán cân bằng. Cơ chế tỷ giá hối đoái cố định được hình thành trên cơ sở chính phủ ấn định duy trì mức tỷ giá so với một đồng tiền khác ở mức cụ thể. Ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối để đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu tại mức giá cố định được công bố trước.

6. Tiết kiệm của nền kinh tế có thể được sử dụng để tài trợ cho đầu tư trong nước hoặc đầu tư ra nước ngoài ròng. S = I + NFI. (NFI = lượng tài sản ở nước ngoài do cư dân trong nước mua - lượng tài sản trong nước do người nước ngoài mua).

7. Để phân tích kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, hai loại thị trường đóng vai trò trung tâm là thị trường vốn vay và thị trường ngoại tệ. Trên thị trường vốn vay, lãi suất thực tế điều chỉnh để cung về vốn vay (tiết kiệm quốc gia) và cầu về vốn vay (cho đầu tư trong và đầu tư nước ngoài ròng) cân bằng. Trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá hối đoái thực tế điều chỉnh để cân bằng cung ngoại tệ (cho đầu tư nước ngoài ròng) và cầu ngoại tệ (cho xuất khẩu ròng) cân bằng. Đầu tư nước ngoài ròng là một phần của cầu về vốn vay và cung cấp nội tệ đổi ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ, nó là biến số kết nối giữa hai thị trường.

8. Thâm hụt ngân sách của Chính Phủ làm giảm tiết kiệm quốc gia, làm giảm cung về vốn vay, làm tăng lãi suât thực tế. Lãi suất tăng làm giảm đầu tư nước ngoài ròng, giảm cung về ngoại tệ, đẩy tỷ giá hối đoái tăng.

lãi suất thực tế, làm giảm đầu tư trong nước, đầu tư ra nước ngoài tăng, làm đồng nội tệ tăng giá và làm xuất khẩu ròng giảm xuống.

10. Chính sách thương mại không tác động gì đến thị trường vốn vay và đầu tư nước ngoài ròng mà chỉ làm thay đổi xuất khẩu ròng tại mỗi mức tỷ giá hối đoái thực tế.

11. Khi các nhà đầu tư thay đổi về việc nắm giữ tài sản của một quốc gia. Đặc biệt là bất ổn về chính trị sẽ dẫn đến thất thoát vốn, điều này thường làm tăng lãi suất thực tế và làm đồng tiền nội tệ mất giá.

12. Sự tăng, giảm thu nhập quốc dân nhiều hay ít do ảnh hưởng của các yếu tố lãi suất ngân hàng, giá cả hàng hoá, dịch vụ nội địa và tỉ giá hối đoái.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

1) Hãy cho biết xuất khẩu ròng và đầu tư ra nước ngoài ròng là gì? Phân tích mối quan hệ giữa các biến số này?

2) Cho biết mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và đầu tư ra nước ngoài ròng?

3) Cán cân thanh toán quốc tế gồm có những tài khoản gì? Cho biết các khoản mục lớn trong mỗi tài khoản.

4) Hãy phân biệt giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế? tỷ giá nào quyết định đến xuất khẩu ròng của một nước?

5) Nêu và phân tích các chế độ tỷ giá hối đoái? Nêu cách thức ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối để cố định tỷ giá?

6) Hãy giải thích cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái danh nghĩa bằng lý thuyết ngang bằng sức mua?

7) Phân tích sự ảnh hưởng của tình hình bất ổn chính trị một nước đến thị trường vốn vay và thị trường ngoại tệ trong nền kinh tế mở, minh họa trên đồ thị?

8) Phân tích thâm hụt cán cân ngân sách của chính phủ ảnh hưởng đến thị trường vốn vay và thị trường ngoại tệ trong nền kinh tế mở, minh họa trên đồ thị?

BÀI TẬP ÁP DỤNG CHƯƠNG 3 1) Xét một nền kinh tế với các thông số sau :

C = 10 + 0,85 x DI I = 6 tỷ đồng G = 50 tỷ đồng T = 0,25 Y tỷ đồng EX = 5,5 tỷ đồng IM = 0,14Y tỷ đồng

a. Xây dựng hàm tổng cầu và xác định mức sản lượng cân bằng.

b. Xây dựng phương trình hàm cán cân ngân sách? và Nhận xét về cán cân ngân sách tại mức sản lượng cân bằng?.

c. Xây dựng phương trình hàm cán cân thương mại và Nhận xét về cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng ?

2) Nếu một chiếc xe Nhật giá 500.000 JPY (nội địa); Một chiếc xe Mỹ giá 1000 USD, 1USD = 100 JPY

Chương 4

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, THẤT NGHIỆP VÀ TIỀN LƯƠNG

Thị trường lao động là một loại thị trường đầu vào thiết yếu và quan trọng đối với nền kinh tế mỗi quốc gia. Bởi lẽ, bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng phải sử dụng đầu vào lao động. Do vậy, một nền kinh tế chỉ hoạt động hiệu quả, đạt mức tăng trưởng bền vững khi thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng, ổn định. Tuy nhiên cũng giống như các loại thị trường khác, thị trường lao động không phải lúc nào cũng cân bằng, cũng có lúc dư thừa, lúc thiếu hụt. Đặc biệt, trạng thái phổ biến nhất trên thị trường lao động của từng nước cũng như thị trường lao động thế giới đó là tình trạng dư cung về lao động hay luôn tồn tại một bộ phận người lao động bị thất nghiệp kể cả khi nền kinh tế đã đạt được trạng thái ổn định dài hạn.

Thất nghiệp được coi là một vấn đề kinh tế quan trọng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của chính phủ cũng như người dân các nước. Vì có thể nói thất nghiệp vừa là dấu hiệu vừa là hệ quả của các cú sốc bất lợi đối với nền kinh tế bởi nó cho thấy một sự lãng phí nguồn lực. Vấn đề thất

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)