Tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 60 - 69)

Bên cạnh các thước đo về luồng chu chuyển hàng hóa và vốn giữa các quốc gia, các nhà kinh tế vĩ mô còn nghiên cứu các biến số phản ánh giá cả của các giao dịch quốc tế. Giá cả quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp quyết định của người mua và người bán trên thị trường thế giới. Chúng ta sẽ nghiên cứu hai loại giá cả quan trọng nhất là tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế.

a. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

(1) Khái niệm

Hàng hóa, dịch vụ và tài sản tạo ra ở một nước phải được thanh toán bằng đồng tiền nước đó. Nếu mua sản phẩm của nước Mỹ phải thanh toán bằng đồng USD, sản phẩm ở Đức phải được trả bằng đồng EUR, sản phẩm Nhật bản phải trả bằng JPY. Trong thực tế, có thể người bán chấp nhận thanh toán bằng ngoại tệ, nhưng cuối cùng họ vẫn sẽ đổi tiền đó thành đồng nội tệ. Vậy các giao dịch quốc tế đòi hỏi phải có một thị trường mà các đồng tiền có thể trao đổi với nhau, thị trường ngoại hối. Thị trường này xác định tỷ giá hối đoái danh nghĩa, mức giá mà ở đó các đồng tiền được trao đổi với nhau.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng tiền tệ của một nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của các nước khác nhau.

Theo tập quán kinh doanh tiền tệ, tỷ giá hối đoái có thể được niêm yết theo hai phương pháp, phương pháp yết giá trực tiếp và phương pháp yết giá gián tiếp. Phương pháp yết giá trực tiếp là biểu diễn giá của đồng ngoại tệ bằng số lượng đồng nội tệ. Phương pháp yết giá gián tiếp là biểu diễn giá của đồng nội tệ bằng số lượng đồng ngoại tệ. Trong chương này, khi phân tích tỷ giá hối đoái danh nghĩa sẽ được quy ước theo phương pháp yết giá gián tiếp e (USD/VND).

(2) Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa

Ngày nay, trong điều kiện lưu thông tiền giấy và tình trạng lạm phát đang xảy ra phổ biến tại các quốc gia thì tỷ giá hối đoái có sự dao động thường xuyên theo thời gian. Giả sử, xét tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và đồng VND, sự mất giá của đồng tiền xảy ra nếu tỷ giá hối đoái thay đổi sao cho 1 USD có thể đổi được nhiều VND hơn thì chúng ta gọi đó là sự mất giá của VND. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái thay đổi sao cho 1 USD mua được nhiều VND hơn thì đó là sự lên giá của VND. Đồng tiền lên giá hay giảm giá được dùng để chỉ sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Vậy khi một đồng tiền lên giá, người ta gọi đồng tiền đó mạnh hơn vì nó có thể mua được nhiều ngoại tệ hơn. Ngược lại, khi một đồng tiền giảm giá, người ta gọi

Ví dụ 3-5.

Bạn đến ngân hàng, bạn sẽ thấy tỷ giá niêm yết giữa đồng USD và VND, tỷ giá hối đoái danh nghĩa là 1USD = 22.000 VND, biểu thị rằng 22.000 VND có thể mua được 1 USD. Nếu bạn đưa cho ngân hàng 1USD, họ sẽ đưa lại bạn 22.000 VND; và nếu bạn đưa cho ngân hàng 22.000 VND thì ngân hàng sẽ đưa lại cho bạn 1 USD

Trong thực tế ngân hàng sẽ niêm yết giá mua đồng USD và giá bán đồng USD là khác nhau để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng trong việc cung ứng dịch vụ này. Để đơn giản hóa vấn đề, chúng ta sẽ bỏ qua sự chênh lệch này.

Ví dụ 3-6.

Ngân hàng Việt Nam công bố 1 USD = 22.000 VND, E = 22.000 VND/USD là phương pháp yết giá trực tiếp, ngân hàng ở Anh công bố 1 GBP = 1.312 USD, e = 1.312 USD/GPB là phương pháp yết giá gián tiếp.

đồng tiền đó yếu đi vì nó đổi được ít ngoại tệ hơn.

Sự lên giá hay mất giá của đồng tiền nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau, trong đó phải kể đến một số nhân tố chủ yếu như: mức chênh lệch lạm phát, mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân giữa các nước, mức chênh lệch lãi suất, tình trạng cán cân thanh toán quốc tế…..

- Mức chênh lệch lạm phát giữa các nước: Nếu mức lạm phát trong nước cao hơn mức lạm phát của nước ngoài, với điều kiện các yếu tố khác không đổi, sức mua của đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm xuống. Ngược lại, nếu mức lạm phát trong nước thấp hơn mức lạm phát ở nước ngoài, sức mua của đồng nội tệ tăng tương đối so với đồng ngoại tệ và tỷ giá tăng lên.

- Thu nhập quốc dân thay đổi giữa các nước: Thu nhập quốc dân của một nước tăng lên hay

giảm xuống so với nước khác, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, sẽ làm tăng hay giảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, do đó sẽ làm cho cầu về ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu sẽ tăng lên hoặc giảm xuống.

- Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước: Khi mức lãi suất của một nước tăng lên một cách tương đối so với các nước khác, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, thì vốn ngắn hạn từ nước ngoài sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra đó. Điều này làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, dẫn đến sự thay đổi tỷ giá hối đoái.

- Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế: Nhân tố này tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu

Ví dụ 3-7.

Tại nước Mỹ, trước khi có lạm phát mặt hàng A bán với giá 1USD, bán tại Việt Nam với giá 22.000 VND. Tỷ giá hối đoái USD/VND lúc này là 1/22.000 (1USD = 22.000 VND). Giả sử, năm 2016, tỷ lệ lạm phát tại Mỹ là 3%, tại Việt Nam là 10% thì mức giá của mặt hàng A lúc này đã thay đổi. Ở Mỹ, mặt hàng A sẽ được bán với giá 1 USD + 1USD×3% = 1,03 USD (22.600VND). Tại Việt Nam, giá của mặt hàng A do tác động của lạm phát lúc này sẽ là 22.000 VND + 10%×22.000 VND = 24.200 VND (1.1 USD). Giá mặt hàng A ở nước Mỹ rẻ hơn giá hàng hóa A ở Việt Nam, tương tự như vậy đối với các hàng hóa và dịch vụ khác.

Ở Việt Nam, vì giá hàng hóa và dịch vụ ở Mỹ thấp hơn, cầu về các hàng hóa và dịch vụ ở Mỹ của người Việt Nam sẽ tăng lên. Điều này làm cầu về USD tăng lên. Ngược lại, ở Mỹ cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ Việt nam sẽ giảm xuống do giá hàng hóa và dịch vụ ở Việt Nam đắt hơn. Điều này làm cầu về VND ở Mỹ cũng giảm xuống trên thị trường ngoại hối. Giá của VND giảm xuống, USD sẽ tăng giá đến tận khi bù đắp hoàn toàn mức chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia.

Ví dụ 3-8.

Giả sử GNP của Mỹ tăng lên trong khi GNP của Việt Nam không thay đổi. Cầu về hàng hóa nhập khẩu của người Mỹ sẽ tăng lên, cung về USD sẽ tăng lên trên thị trường ngoại hối (do nhà nhập khẩu Mỹ cần bán USD để mua VND dùng thanh toán tiền hàng nhập khẩu). Vì mức thu nhập ở Việt Nam không đổi, nên cầu về hàng hóa Mỹ nhập khẩu của người Việt Nam không đổi, cầu về USD trên thị trường ngoại hối không đổi.

Kết quả là, đồng USD sẽ giảm giá, đồng VND tăng giá, tỷ giá hối đoái giữa USD và VND sẽ tăng lên.

Ví dụ 3-9.

Giả sử Mỹ tăng lãi suất tiền gửi trong khi Việt Nam giữ nguyên mức lãi suất. Các nhà kinh doanh Việt Nam sẽ mua các tín phiếu ngắn hạn ở Mỹ nhằm thu tiền lãi cao hơn. Do đó cầu về USD sẽ tăng lên để đối lấy các tín phiếu đó và làm tăng giá đồng USD, mất giá đồng VND, tỷ giá hối đoái giữa USD và VND sẽ giảm đi.

ngoại tệ, thông qua đó tác động tới tỷ giá hối đoái. Khi cán cân thanh toán thặng dư, theo tác động của quy luật cung cầu ngoại tệ sẽ làm cho đồng ngoại tệ mất giá, đồng nội tệ lên giá, tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ và nội tệ tăng lên. Ngược lại, khi cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt sẽ làm cho đồng ngoại tệ lên giá, đồng nội tệ mất giá, tỷ giá hối đoái giảm xuống. - Sự can thiệp của Chính phủ: Chính phủ có thể sử dụng ba loại hình can thiệp chủ yếu là can thiệp vào thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế hay can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối. Thứ nhất, sự can thiệp của chính phủ nhằm khuyến khích xuất khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu. Sự can thiệp đó sẽ có ảnh hưởng đến cầu về hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu và bởi vậy ảnh hưởng đén cầu hoặc cung về nội tệ trên thị trường ngoại hối và tác động làm thay đổi tỷ giá hối đoái.

Thứ hai, Chính phủ có thể can thiệp dòng đầu tư quốc tế bằng biện pháp cấm đầu tư ra nước ngoài, đánh thuế thu nhập lợi tức của công dân nước mình ở nước ngoài hoặc công dân nước ngoài ở nước mình… từ đó cũng ảnh hưởng đến cung hoặc cầu về nội tệ trên thị trường ngoại hối và tác động làm thay đổi tỷ giá hối đoái.

Thứ ba, Chính phủ cũng có thể can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua hay bán trực tiếp nội tệ trên thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo mục tiêu đã đặt ra.

b. Chính sách tỷ giá hối đoái

Đồng tiền ở các quốc gia được trao đổi trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá hối đoái danh nghĩa được xác định trên thị trường này bởi cung và cầu như các loại giá cả hàng hóa khác. Tuy nhiên, không như giá gạo hay giá dầu, tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá của đồng tiền một nước tính bằng đồng tiền nước khác. Tiền không phải là một hàng hóa hay dịch vụ do khu vực tư nhân sản xuất ra, nó được quản lý và điều tiết bởi chính phủ gắn với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ khác nhau. Vì thế, Chính phủ có nhiều sức mạnh để tác động đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa hơn so với việc tác động đến những loại giá hàng hóa thông thường khác. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là một loại giá cả rất quan trọng, nó xác định giá hàng hóa nhập khẩu và giá hàng hóa xuất khẩu. Ở những nước có kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm nội địa, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng lớn đối với tổng sản lượng và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác. Với từng thời kỳ khác nhau, Chính phủ các quốc gia có những chính sách về tỷ giá hối đoái là khác nhau. Chúng ta xem xét các cơ chế tỷ giá hối đoái mà chính phủ áp dụng bao gồm tỷ giá hối đoái thả nổi, cố định và thả nổi có sự quản lý của nhà nước. Cách thức thực thi ra sao và cách thức lựa chọn một cơ chế như thế nào? (chúng ta quy ước khi nói đến tỷ giá hối đoái, điều đó có nghĩa là tỷ giá hối đoái danh nghĩa)

 Tỷ giá hối đoái thả nổi

Tỷ giá hối đoái thả nổi là chế độ tỷ giá được xác định hoàn toàn bởi quan hệ cung cầu trên thị trường tự do cạnh tranh và không có sự can thiệp nào của chính phủ.

Hình 3–3. Tỷ giá hối đoái thả nổi trên thị trường ngoại tệ

Giả sử mức VND hiện tại giá là quá thấp với tỷ giá hối đoái e1 trên hình 3-3, lượng cầu VND vượt quá lượng cung VND trên thị trường ngoại hối, VND khan hiếm, một số công ty cần bán USD mua VND nhưng không mua được VND, và họ sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn để mua được đủ VND cần thiết. Do vậy đẩy giá VND tăng lên tại mức tỷ giá hối đoái cân bằng e0 . Ngược lại, nếu hiện tại giá VND đang quá cao với tỷ giá hối đoái e2 , khi đó lượng cung VND đang vượt quá lượng cầu VND trên thị trường ngoại hối, nhiều người cần bán VND để đổi lấy USD nhưng không bán được và họ sẽ sẵn sàng hạ giá VND để bán được đủ VND cần thiết để đổi lấy USD. VND giảm giá đến tỷ giá hối đoái cân bằng e0 thì quá trình điều chỉnh sẽ dừng lại. Khi đó lượng cầu VND và lượng cung VND trên thị trường ngoại hối bằng nhau. Khi ngân hàng trung ương không can thiệp vào thị trường ngoại tệ, thị trường ngoại tệ cân bằng cũng có nghĩa là cán cân thanh toán ở trạng thái cân bằng.

Vậy yếu tố nào sẽ làm cho tỷ giá hối đoái biến động? Câu trả lời đó là do sự thay đổi của cung và cầu trên thị trường ngoại tệ. Bất kỳ yếu tố nào tác động làm dịch chuyển đường cung VND sang bên phải hay đường cầu về VND sang bên trái đều làm cho VND xuống giá so với USD. Ngược lại, bất kỳ yếu tố nào tác động làm dịch chuyển đường cung VND sang bên trái hay đường cầu VND sang bên phải làm tăng giá VND so với USD.

Những yếu tố tác động làm dịch chuyển đường cầu và đường cung VND trên thị trường ngoại hối đó là: Sự tăng giá trong nước của hàng xuất khẩu; Sự tăng giá quốc tế của hàng nhập khẩu; Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia; Mức chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia; Thu nhập quốc dân ở các quốc gia tăng hay giảm…

Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có ưu điểm là linh hoạt và dễ thích nghi với môi trường quốc tế và trong nước thường xuyên thay đổi. Tuy nhiên nhược điểm cơ bản của hệ thống này là những dao động thường xuyên của tỷ giá hối đoái sẽ gây ra những bất trắc và rủi ro trong các giao dịch thương mại và tài chính quốc tế, làm hạn chế sự tăng trưởng của những giao dịch đó. Chính vì vậy nên các ngân hàng trung ương ở nhiều quốc gia đã nỗ lực quản lý tỷ giá hối đoái, họ duy trì tỷ giá hối đoái cố định ở một mức nhất định được công bố trước.

 Tỷ giá hối đoái cố định

Tỷ giá hối đoái cố định được hình thành trên cơ sở chính phủ ấn định duy trì mức tỷ giá so với một đồng tiền khác ở mức cụ thể. Tỷ giá hối đoái chỉ thay đổi do những quyết định chính sách của Chính phủ. Để cố định được mức tỷ giá hối đoái, một trong các cách đó là ngân hàng trung ương phải can thiệp vào thị trường ngoại hối, luôn sẵn sàng mua và bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối khi có biến động.

Giả sử chính phủ Việt Nam quyết định cố định tỷ giá hối đoái giữa VND và USD tại mức 1/22.000 USD/VND, đây không chắc chắn là tỷ giá hối đoái cân bằng trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá hối đoái cân bằng có thể cao hơn hoặc thấp hơn tỷ giá hối đoái cố định. Giả sử tỷ giá hối đoái cân bằng e0 (1/20.000) cao hơn tỷ giá hối đoái cố định e1 (a).. Tại mức tỷ giá cố định

e0 e USD/VND e1 e2 SVND E0 DVND Dư cầu VND CCTT thâm hụt QVND Dư cung VND CCTT thặng dư 0

e1, cầu về VND lớn hơn cung VND trên thị trường ngoại hối, gây ra tình trạng thiếu hụt VND. Nếu không có bất cứ sự can thiệp nào của chính phủ, thì đồng VND trên thị trường ngoại hối sẽ tăng giá cho đến khi đạt tới tỷ giá cân bằng e0. Để giữ cho tỷ giá cố định ở mức e1 , chính phủ cần điều chỉnh mức cung VND sang bên phải từ S0 sang S1, điều này có thể làm được bằng cách bán (Q1 – Q2) VND mua USD trên thị trường ngoại tệ. Phân tích tương tự trong trường hợp nếu tỷ giá hối đoái cân bằng e0 (1/20.000) thấp hơn tỷ giá hối đoái cố định e2 (b), cung VND lớn hơn cầu VND trên thị trường ngoại hối, gây ra tình trạng dư thừa VND. Muốn

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)