Chính sách khuyến khích tiết kiệm và đầu tư

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 42 - 45)

a. Chính sách khuyến khích tiết kiệm tư nhân

Một trong mười nguyên lý kinh tế học đó là “mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ của nước đó”, và chúng ta biết rằng tiết kiệm là một yếu tố quan trọng quyết định năng suất dài hạn của một quốc gia, nếu chính phủ có cách nào đó để tăng tỷ lệ tiết kiệm lên mức phổ biến ở các nước khác, tốc độ tăng trưởng GDP sẽ tăng và theo thời gian, công dân nước ta sẽ có mức sống cao hơn. Có nhiều hình thức khác nhau để khuyến khích tiết kiệm. Đó có thể là chính sách của chính phủ, hay của các cơ quan quản lý tài chính tiền tệ.

Trong thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đưa ra chính sách nhằm thu hút tiết kiệm từ công chúng như chương trình tiết kiệm nhận khuyến mãi quà tặng và giải thưởng. Những phần thưởng khá hấp dẫn làm tăng động cơ tiết kiệm của các hộ gia đình tại mức lãi suất bất kỳ cho trước, nên nó tác động tới lượng cung về vốn tại mỗi mức lãi suất. Như vậy cung về vốn vay tăng, đường cung về vốn vay dịch chuyển sang phải từ SK -> SK1, đường cầu về vốn không thay đổi vị trí như trong hình 2-3.

Hình 2-3. Tác động của chính sách khuyến khích tiết kiệm

Sự dịch chuyển đường cung về vốn làm cho điểm cân bằng thị trường di chuyển dọc theo đường cầu. Với chi phí vay tiền thấp hơn, các hộ gia đình và doanh nghiệp có động cơ vay nhiều hơn để tài trợ cho mức đầu tư lớn hơn. Như vậy, nếu có sự thay đổi về chính sách khuyến khích mọi người tiết kiệm nhiều hơn, kết quả sẽ là lãi suất thấp hơn và mức đầu tư cao hơn.

Trong các nền kinh tế phát triển, tiền lãi từ tiết kiệm thường bị đánh thuế, cho nên những thay

đổi về chính sách thuế đối với thu nhập từ tiết kiệm có thể làm thay đổi tiết kiệm quốc dân. Khi chính phủ tăng thuế đánh vào các khoản tiền lãi thu được từ tiết kiệm, do đó giảm động cơ tiết kiệm của người dân.

r0 r r1 SK E0 DK K0 K1 K SK1 E1

Ngược lại, khi Chính phủ thực hiện chính sách giảm thuế cho các khoản thu nhập từ tiết kiệm sẽ làm tăng động lực tiết kiệm của các hộ gia đình. Ta có thể kết luận, việc giảm thuế thu nhập từ tiết kiệm sẽ làm tiết kiệm quốc dân tăng. Lượng tiết kiệm quốc dân tăng ở bất kỳ mức lãi suất nào đã làm cho đường cung về vốn dịch chuyển sang phải. Điều này được minh họa trên hình 2-3.

b. Chính sách khuyến khích đầu tư

Chính sách khuyến khích đầu tư là những quy định do Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hoặc tạo ra những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư khi tiến hành hoạt động đầu tư. Trong thực tiễn, chính phủ ở nhiều nước trong đó có Chính phủ Việt Nam, đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích đầu tư. Hiện nay, ở Việt Nam nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi đó là các ưu đãi về thuế, hỗ trợ về đầu tư, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ về vốn.... Bên cạnh đó các nhà đầu tư còn được hưởng một cơ chế hành chính thông thoáng hơn so với trước đây rất nhiều. Thực tế để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam, công ty Sam Sung được nhận nhiều ưu đãi đầu tư từ Chính phủ Việt Nam như: hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong vòng 30 năm, được miễn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo... cùng với đó doanh nghiệp còn được ưu đãi về tiền thuê đất.

Một trong những chính sách quan trọng khuyến khích đầu tư đó là chính sách giảm thuế đối với các doanh nghiệp xây dựng nhà máy mới. Với những điều kiện khác không đổi, chính sách giảm thuế đầu tư này có tác dụng kích thích các doanh nghiệp vay tiền và đầu tư nhiều hơn vào tư bản mới, cầu về đâu tư tăng do kỳ vọng về lợi nhuận từ đầu tư tăng lên. Cầu đầu tư tăng làm cho lượng cầu về vốn vay tại mức lãi suất đã đẩy đường cầu vốn vay dịch chuyển sang phải. Ngược lại, tại mức lãi suất đã cho, chính sách giảm thuế đầu tư này không ảnh hưởng đến mức tiết kiệm tư nhân và chính phủ nên tiết kiệm quốc dân không đổi, vậy nên nó không ảnh hưởng đến đường cung về vốn.

Hình 2-4. Tác động của chính sách khuyến khích đầu tư

Nếu chính phủ thực hiện chính sách giảm thuế đầu tư thì cầu về vốn sẽ tăng, đường cầu vốn (đường cầu đâu tư) dịch chuyển sang phải từ trạng thái ban đầu là Dk sang Dk1. Điểm cân

Ví dụ 2-6.

Để thấy ảnh hưởng của chính sách trên, chúng ta xét một người 25 tuổi tiết kiệm 100.000 VND và mua trái phiếu kỳ hạn 30 năm với lãi suất 9%/ năm, nếu chính phủ không thu thuế thu nhập từ lãi suất, anh ta sẽ nhận được khoản tiền là 1.320.676 VND (100*(1+0.09)30) vào tuổi 55. Song nếu chính phủ đánh thuế thu nhập từ tiền lãi với tỷ lệ 33%, thì lãi suất sau thuế thu được khoảng 6% = (1 – 0.33) * 0.09. Trong trường hợp này anh ta chỉ nhận được 574.349 VND sau 30 năm.

Thực tế, việc đánh thuế thu nhập từ tiền lãi của tiết kiệm làm giảm đáng kể thu nhập trong tương lai từ các khoản tiết kiệm hiện tại. Các hộ gia đình có xu hướng tiết kiệm ít đi, kết quả là làm tiết kiệm quốc dân giảm.

r0 r r1 SK E0 DK K0 K1 K DK1 E1

bằng mới trên thị trường vốn được xác định tại điểm E1 , với lãi suất cân bằng mới r1 lớn hơn lãi suất cân bằng cũ r0, kích thích tiết kiệm quốc dân. Kết quả là tiết kiệm quốc dân và đầu tư tăng từ K0 -> K1 như trong hình 2-4. Như vậy, nếu sự thay đổi luật thuế có tác dụng khuyến khích đầu tư, lãi suất sẽ tăng và tiết kiệm quốc dân cũng tăng lên.

c. Tác động của thâm hụt ngân sách chính phủ

Tiết kiệm S: SP - Tiết kiệm tư nhân SP = Y - T - C SG - Tiết kiệm của Chính phủ SG = T – G

(B = T – G; Nếu B < 0: Thâm hụt ngân sách; SG < 0; Nếu B > 0: Thặng dư ngân sách; SG > 0) Một trong những vấn đề về chính sách nổi cộm nhất là quy mô thâm hụt ngân sách Nhà nước gia tăng ở các quốc gia. Thâm hụt xảy ra khi chi tiêu của chính phủ vượt quá nguồn thu từ thuế. Thâm hụt ngân sách nhà nước tác động đến kinh tế vĩ mô phụ thuộc nhiều vào các giải pháp nhằm bù đắp thâm hụt. Mỗi giải pháp bù đắp thâm hụt ngân sách đều làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô. Về cơ bản, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng các giải pháp chủ yếu nhằm xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước như: (1) Nhà nước phát hành thêm tiền ra nền kinh tế và đưa vào lưu thông. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ gây ra lạm phát nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp thâm hụt cán cân ngân sách. (2) Chính phủ vay nợ ở trong nước và nước ngoài. Nhà nước vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phụ thuộc nước ngoài cả về chính trị lẫn kinh tế và làm giảm dự trữ ngoại hối quá nhiều khi trả nợ, làm dự trữ quốc gia giảm sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá. Vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất, và việc chính phủ vay nợ tích tụ các khoản vay trong quá khứ được gọi là tình trạng nợ công, kéo theo gánh nặng chi trả của ngân sách nhà nước cho các thời kỳ sau. Khủng hoảng nợ công Châu Âu diễn ra ở Hy Lạp đầu năm 2010, sau đó lan sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý... do tỷ lệ vay nợ/GDP quá cao, các quốc gia sẽ đứng trên bờ vực phá sản.

Việt Nam xảy ra tình trạng thâm hụt ngân sách liên tục trong 15 năm trở lại đây với tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP luôn ở khoảng trên dưới 5%, mức thâm hụt này gây ra sự gia tăng của nợ Chính phủ. Do đó, có nhiều tranh luận hướng đến ảnh hưởng của các khoản thâm hụt đó với sự phân bổ nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế dài hạn.

Hình 2-5. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP qua cácnăm

(Nguồn: Bộ tài chính, LPB research tổng hợp, 2016)

Khi ngân sách của Chính phủ thâm hụt, Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, giảm thuế và tăng chi tiêu của chính phủ sẽ gây ra thâm hụt ngân sách, ảnh hưởng đến thị trường vốn chúng ta có thể phân tích minh họa ở trong hình 2-6. Sự thay đổi trong thâm hụt ngân sách chính phủ biểu thị sự thay đổi trong tiết kiệm của Chính phủ và do đó làm thay đổi cung về vốn. Bởi thâm hụt ngân sách không ảnh hưởng đến lượng vốn mà các hộ gia đình và doanh nghiệp muốn vay tại mọi mức lãi suất, nên nó không làm thay đổi cầu về vốn.

Hình 2-6. Tác động của thâm hụt ngân sách chính phủ

Khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn thu nhập từ thuế, tình trạng thâm hụt ngân sách làm giảm tiết kiệm quốc dân. Đường cung về vốn dịch chuyển sang bên trái từ SK đến SK1, lãi suất cân bằng tăng lên từ r0 lên đến r1 như được minh họa trên hình 2-6. Khi lãi suất cao hơn làm thay đổi hành vi của các hộ gia đình và doanh nghiệp tham gia vào thị trường vốn. Giảm động cơ vay vốn của hộ gia đình và doanh nghiệp do mức lãi suất cao hơn. Số gia đình mua nhà mới và số doanh nghiệp xây dựng thêm nhà máy mới giảm. Sự giảm sút đầu tư khi chính phủ vay tiền để tài trợ thâm hụt ngân sách, nó lấn át doanh nghiệp và hộ gia đình trong việc vay tiền để tài trợ đầu tư, các nhà kinh tế gọi đây là sự lấn át đầu tư.

Như vậy, bài học rút ra từ ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến cung và cầu vốn là: Khi Chính phủ làm giảm tiết kiệm quốc dân do bị thâm hụt ngân sách, thì lãi suất tăng và đầu tư giảm. Bởi vì đầu tư rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, nên thâm hụt ngân sách làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Ngược lại, với trường hợp ngân sách của Chính phủ thặng dư, Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, tăng thuế và giảm chi tiêu của Chính phủ làm thặng dư ngân sách chính phủ, nó có tác động ngược lại so với trường hợp thâm hụt ngân sách Chính phủ. Khi thu thuế nhiều hơn so với chi tiêu, chính phủ tiết kiệm được phần chênh lệch bằng cách cắt giảm số nợ tồn đọng. Mức thặng dư ngân sách làm tăng tiết kiệm quốc dân. Như vậy, thặng dư ngân sách làm tăng cung về vốn, làm giảm lãi suất và khuyến khích đầu tư. Mức đầu tư cao hơn hàm ý tích lũy tư bản nhiều hơn và tăng trưởng kinh tế cao hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 - TS. Nguyễn Tất Thắng (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)