Những nguyên tắc xây dựng mô hình thuế tài sản 1 Nguyên tắc đảm bảo tính công bằng

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 49 - 50)

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ TÀI SẢN

2.5 Những nguyên tắc xây dựng mô hình thuế tài sản 1 Nguyên tắc đảm bảo tính công bằng

2.5.1 Nguyên tắc đảm bảo tính công bằng

Công bằng theo chiều dọc và chiều ngang là điều tối quan trọng nếu muốn giải quyết yếu tố kinh tế và chính trị của cải cách thuế tài sản. Hệ quả chính trị – trong đó mọi người cảm nhận là bất công - của cơ chế thuế tài sản có thể lớn hơn rất nhiều so với lợi ích kinh tế của cơ chế thuế đó. Công bằng theo chiều dọc và chiều ngang thể hiện ở chỗ các tài sản tương tự cần có nghĩa vụ thuế được xác định và thanh toán tương tự nhau, trong khi đó sự khác biệt tương đối về giá trị tài sản cần phải được phản ánh trong các mức khác biệt tương đối có thể so sánh được trong giá trị tài sản chịu thuế và phần nộp thuế. Sự công bằng cũng đ i h i phải áp dụng một cách rõ ràng, nhất quán và khách quan các chính sách và thủ tục được hiểu và chấp nhận rộng rãi. Để công bằng, cần đánh thuế theo các quy tắc chung và khách quan được thừa nhận là hợp lý và công bằng. Tổng số tiền thuế phải nộp cần chắc chắn và không nên được xác định thông qua thương lượng ho c yêu sách một cách tùy tiện.

Nguyên tắc chắc chắn để bảo đảm tính công bằng trong đánh thuế và những hậu quả của tính không chắc chắn được Adam Smith thể hiện sinh động hơn: Thuế mà mỗi cá nhân phải trả cần rõ ràng không được tùy tiện. Thời gian nộp, cách thức nộp, lượng thuế cần nộp tất cả cần phải rõ ràng và minh bạch đối với người nộp thuế và với tất cả những người khác. Nếu không được như vậy thì mỗi người chịu thuế phải chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi quyền lực ít nhiều của nhân viên thu thuế - người có thể tăng thuế vào bất kỳ người nộp thuế nào đáng ghét, ho c v i vĩnh, đe dọa sẽ thực hiện tăng thuế, ho c phải có quà cáp ho c bổng lộc nào đó dành cho họ. Tính bất định của thuế khuyến khích sự xấc láo và tạo thuận lợi cho tham nhũng trong một nhóm người vốn không được mọi người ưa thích, thậm chí ngay cả khi họ không xấc láo và tham nhũng [66].

Công bằng là một yêu cầu rất quan trọng trong việc xây dựng mô hình thuế, tính công bằng của thuế thể hiện ở hai m t pháp lý và kinh tế. Theo các nhà kinh tế học, tính công bằng của thuế được xem xét ở hai giác độ, công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc. Công bằng theo chiều ngang là các đối tượng có tình trạng và khả năng nộp thuế ngang nhau thì phải được đối xử về thuế như nhau. Công bằng theo chiều dọc là sự đối xử về thuế khác nhau đối với các đối tượng có tình trạng và khả năng đóng thuế khác nhau. Tính công bằng về thuế c n được các nhà kinh tế học xem xét ở khía cạnh khả năng đóng thuế, lợi ích của người nộp thuế. Theo quan niệm này, công dân chỉ đóng thuế theo tỉ lệ tương ứng với những lợi ích mà họ nhận được từ nhà nước và họ chỉ đóng thuế theo khả năng của họ. Xét ở khía cạnh lý luận, những quan điểm này rất hợp lý và thể hiện quan điểm nhân văn cũng như dân chủ của chính sách thuế, tránh được tình trạng tận thu thuế, cũng như đ i h i nhà nước phải chú ý đến việc cung cấp các lợi ích công cộng tương ứng với sự đóng góp của người dân. Tuy nhiên trên thực tế, có một số khó khăn khi vận dụng các quan điểm này, xuất phát từ việc thuế không hoàn trả trực tiếp, rất khó để cân đong đo đếm xem một người có nhận được những lợi ích công cộng tương đương với sự đóng góp của họ hay không hay nói một cách khác “không có sự tương thích giữa việc nộp thuế và lợi ích nhận được từ thuế”. Ở những trường hợp mà mục tiêu của thuế là nhằm điều tiết thu nhập, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo thì việc xác định mức độ tương thích giữa sự đóng góp và lợi ích nhận được này c n phải được phân tích k lư ng hơn vì một số lợi ích công cộng mà người giàu nhận được từ nhà nước sẽ khác so với một số lợi ích mà người nghèo được hưởng. Ho c có một số lợi ích giống nhau nhưng người giàu sẽ có điều kiện để hưởng nhiều hơn và ngược lại. Áp dụng việc đánh thuế dựa trên khả năng đóng thuế của người dân sẽ g p rất nhiều khó khăn đối với các quốc gia mà ở đó nhà nước không thể quản lý được tất cả các khoản thu nhập (chính thức, không chính thức) của người dân.

Về m t pháp lý, pháp luật Việt Nam luôn luôn hướng đến sự công bằng, bình đẳng. Nguyên tắc này cũng được công nhận trong Hiếp pháp Việt Nam. Theo đó, mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử. Nguyên tắc công bằng này được đảm bảo bằng việc gắn ch t chính sách thuế với chế độ dân chủ và nhà nước pháp quyền.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)