CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ TÀI SẢN
2.3.2 Lý thuyết đánh thuế tài sản
2.3.2.1 Tổng quan
Các nhà kinh tế phát triển ba lý thuyết cơ bản xem xét tác động của thuế tài sản. Quan trọng hơn, mỗi lý thuyết đều phân biệt thuế đất đai và thuế vốn. Kết quả quan sát cho rằng thuế tài sản có thể có tác động khác biệt đến đất đai trái ngược với các hình thức vốn khác bắt nguồn từ khác biệt về tính co giãn về cung của mỗi đối tượng. Dựa trên giả thiết rằng cung đất đai phụ thuộc vào thuế là cố định trong phạm vi pháp lý cho trước, quan điểm truyền thống chỉ ra rằng thuế đất sẽ do người sử dụng đất chịu, mà cụ thể đó là người sở hữu ho c người thuê đất [61]. Tuy nhiên, quan điểm mới lại đưa ra kết luận rằng thuế đất đai có thể tách ra thành hai phần là thuế thu nhập và thuế tiêu thụ đ c biệt [56]. Do phần thuế thu nhập tương đương với thuế chung đánh vào vốn nên phần thuế tài sản đó sẽ đánh vào người sở hữu vốn. Cuối cùng, quan điểm lợi ích giả thiết rằng thuế tài sản được xem là phí đánh vào người sử dụng các dịch vụ công tại địa phương [45]. Do người tiêu dùng các dịch vụ công là thay đổi nên quan điểm lợi ích cho rằng thuế tài sản trong nhiều trường hợp là cơ cấu tài chính hiệu quả đối với các dịch vụ công.
2.3.2.2 Quan điểm truyền thống
Quan điểm truyền thống về thuế tài sản bắt nguồn từ Simon [67] và Netzer [61]. Quan điểm truyền thống ủng hộ cách tiếp cận cân bằng từng phần theo đó thuế tài sản được xem là khoản thanh toán riêng biệt đối với vốn và đất đai. Cung vốn được xem là hoàn toàn co dãn và cung đất đai được xem là hoàn toàn không co dãn. Như được nêu trong Hình 2.1, lợi tức của người sở hữu vốn là mức tiền thuê được xác định trong quốc gia đối với vốn ( ). Nếu phạm vi pháp lý quy định mức thuế đánh theo tỷ lệ (t) đối với vốn, chi phí vốn sẽ tăng lên bằng (1+t) để duy trì lợi tức sau thuế tính trên vốn của và tổng vốn trong phạm vi pháp lý sẽ giảm từ xuống . Ảnh hưởng này có thể lập thành mô hình khi giảm cầu vốn từ D xuống D‟, ảnh hưởng này cũng sẽ xảy ra nếu phạm vi pháp lý quy định mức tăng trong tỷ suất thuế tài sản hiện hành.
Hình 2.1: Cung vốn hoàn toàn co dãn
Nếu thuế tài sản tính theo tỷ lệ cũng được áp dụng cho cung đất đai hoàn toàn không co dãn thì kết quả đạt được là giá trị vốn hóa thuế hoàn hảo từ lợi tức đất đai. Như chỉ ra trong Hình 2.2, lợi tức tính trên đất sẽ giảm từ xuống (1-t). Ngoài ra, do cung đất là cố định, thuế không tác động vào số lượng đất nhưng gây ra giảm chi phí đất.
Quan điểm truyền thống được áp dụng để kết luận rằng đánh thuế tài sản đối với phần đất đai th ng dư có tính giảm dần. Kết luận này dựa trên giả thiết rằng phần thu nhập dành cho nhà cửa giảm khi thu nhập tăng. Tuy nhiên, theo quan điểm truyền thống, Netzer kết luận rằng thuế tài sản có tính tỷ lệ hơn là giảm dần [61]. Ngoài ra, liên quan đến nhà cửa, Netzer nhận thấy rằng thuế tài sản giảm dần dựa theo nghiên cứu thực nghiệm thực hiện lúc đó. Netzer sau này cũng cảnh báo rằng các nghiên cứu kết luận rằng thuế tài sản có tính giảm dần bị lệch bởi vì những nghiên cứu đó chấp nhận thu nhập hiện tại hơn là thu nhập danh nghĩa hay vĩnh viễn [62].
2.3.2.3 Quan điểm mới
Những người đầu tiên đưa ra quan điểm mới về thuế tài sản là Thomson [69], Mieszkowski [56]. Sau đó quan điểm mới được Mieszkowski và Zodrow [58] xây dựng lại. Quan điểm này phân tích trạng thái cân bằng chung của phạm vi pháp lý ở một quốc gia và cho rằng cả tiền vốn của quốc gia đó cũng như đất đai nằm trong mọi phạm vi thẩm quyền đều là tài sản cố định.
Như Wassmer [70] đã mô tả, sự phân tích nhấn mạnh quan điểm mới này thường bị đơn giản hóa khi người ta cho rằng chỉ có ba loại quyền tài phán khác nhau tồn tại theo nhu cầu dịch vụ địa phương là quyền tài phán thấp, vừa và cao. Xét về ngắn hạn, tài sản được cấu thành từ tiền vốn ho c đất đai được xem là tài sản cố định trong mọi phạm vi thẩm quyền với Po. Trước khi tính thuế, thu nhập từ vốn (return on capital) có tỷ lệ được xác định trên toàn quốc (Rn). Sau khi tính thuế, thu nhập từ vốn giảm đúng bằng khoản thuế phải đóng, giống như diễn giải của quan điểm truyền thống về đất đai nói riêng. Mức giảm này lớn nhất trong phạm vi thẩm quyền trong đó nhu cầu dịch vụ là cao nhất, khi cần phải đạt doanh thu lớn hơn nhằm cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu. Như chỉ ra trong Hình 2.3, thu nhập giảm xuống bằng Rh1 trong phạm vi thẩm quyền có nhu cầu cao, Rm1 trong phạm vi thẩm quyền có nhu cầu vừa và R11 trong phạm vi thẩm quyền có nhu cầu thấp.
Mức giảm thu nhập từ tài sản trong phạm vi thẩm quyền có nhu cầu vừa từ Rn xuống c n Rm1 được gọi là ảnh hưởng từ “thuế lợi nhuận”, chính là mức giảm giá trị thị trường của tài sản ở tất cả các khu vực tính theo mức thuế bình quân [58]. Ảnh hưởng từ thuế lợi nhuận tăng lên trong phạm vi thẩm quyền có nhu cầu cao do ảnh hưởng tiêu cực từ “thuế hàng hóa” (excise tax), bằng mức chênh lệch giữa Rh1 và Rm1. Điều này là do phạm vi thẩm quyền có nhu cầu cao chịu mức thuế cao hơn khu vực có nhu cầu vừa. Tuy nhiên, trong phạm vi thẩm quyền có nhu cầu thấp, ảnh hưởng từ thuế lợi nhuận được giảm bớt phần nào nhờ ảnh hưởng tích cực từ thuế hàng hóa, bằng mức chênh lệch giữa R11 và Rm1. Điều này là do phạm vi thẩm quyền có nhu cầu thấp chịu mức thuế thấp hơn khu vực có nhu cầu vừa.
Do thu nhập từ tài sản trong ba loại phạm vi thẩm quyền khác nhau cũng như tiền vốn được coi là tài sản lưu động hoàn hảo về dài hạn nên tiền vốn sẽ bị rút kh i phạm vi thẩm quyền có nhu cầu cao (khu vực có mức thu nhập từ tài sản thấp nhất), khiến mức đầu tư tài sản (supply of property) vào khu vực này giảm từ Po xuống P1. Tiền vốn này sẽ được chuyển sang phạm vi thẩm quyền có nhu cầu thấp (khu vực có mức thu nhập từ tài sản cao nhất), giúp tăng đầu tư tài sản từ Po lên P1. Mức giảm đầu tư tài sản trong phạm vi thẩm quyền có nhu cầu cao khiến khoản thu nhập từ tài sản tăng lên từ Rh1 lên Rh2. Mức tăng đầu tư tài sản trong phạm vi thẩm quyền có nhu cầu thấp sẽ khiến khoản thu nhập từ tài sản giảm từ R11 xuống R12. Trạng thái cân bằng đạt được khi khoản thu nhập từ tài sản sau thuế ở cả ba loại phạm vi thẩm quyền Rh2,
Rm1, và R12 bằng nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là ảnh hưởng của thuế hàng hóa lên thuế tài sản, như diễn giải ở trên sẽ gây ra ảnh hưởng không chính xác trong các phạm vi thẩm quyền có nhu cầu cao, vừa và thấp [45].
Nhu cầu cao Nhu cầu vừa Nhu cầu thấp Hình 2.3: Mức độ ảnh hưởng tài sản do nhu cầu
Hình 2.3 chỉ ra, chi phí thuê tài sản trong ba loại khu vực không giống nhau. Chi phí thuê trong khu vực có nhu cầu cao, Rh3 cao hơn chi phí thuê tài sản trong khu vực có nhu cầu vừa Rn và Rn lại cao hơn chi phí thuê trong khu vực có nhu cầu thấp R13. Trong trường hợp lợi ích tăng lên nhờ dịch vụ tốt hơn không thể bù lại chi phí thuê tài sản cao trong khu vực có nhu cầu cao thì các cá nhân có thể chuyển từ khu vực có nhu cầu cao sang khu vực có nhu cầu vừa ho c thấp. Ngược lại, nếu lợi ích tăng lên nhờ dịch vụ tốt hơn có thể bù lại chi phí thuê tài sản cao thì các cá nhân có thể chuyển từ khu vực có nhu cầu thấp sang khu vực có nhu cầu vừa ho c cao. Sự dịch chuyển này sẽ giúp chi phí thuê tài sản ở cả ba khu vực ngang bằng nhau, trừ khi các cá nhân có tính lưu động hoàn toàn (perfect mobile) và khi đó mức chênh lệch vẫn tồn tại [45].
Khác với quan điểm truyền thống, ảnh hưởng của thuế tài sản theo quan điểm mới nhìn chung ngày càng tăng lên. Lý do là vì thuế thu nhập chủ yếu làm giảm thu nhập từ vốn, bằng mức thuế “bình quân” trên toàn quốc. Theo kết luận của Mieszkowski và Zodrow [58], do bộ phận có thu nhập cao nắm giữ phần lớn vốn nên phần thuế lợi nhuận của bất kỳ khoản thuế thu nhập nào cũng đều thể hiện sự “không ngừng tăng lên” xét theo quan điểm mới.
2.3.2.4 Quan điểm lợi ích
Quan điểm lợi ích mở rộng phân tích của quan điểm mới, bổ sung những lợi ích mà chủ sở hữu tài sản thu được từ thuế tài sản. Theo Hamilton [48], [49], quan điểm lợi ích vừa nhấn mạnh các nhận định của quan điểm mới cho rằng tính lưu động hoàn toàn của các cư dân cũng như khả năng của khu vực thuộc quyền tài phán tham gia vào quá trình phân vùng tài chính (fiscal zoning). Nếu việc cung cấp các dịch vụ công cộng được xem là chính sách tốt thì quan điểm mới cho rằng chính quyền nên cung
cấp các ưu đãi nhằm tận dụng đất đai ở khu vực có nhu cầu cao sao cho lợi ích của các dịch vụ công cộng cao hơn những thiệt hại mà thuế tài sản gây ra. Quan điểm lợi ích cho rằng các phạm vi thẩm quyền sẽ tham gia vào quá trình phân vùng tài chính theo đó giá trị của các hạng mục nhà cho phép trong phạm vi thẩm quyền sẽ bị giới hạn bằng giá trị tối thiểu nào đó, điển hình là việc sử dụng quyền phân vùng của phạm vi thẩm quyền ho c thông qua một số quyền lực khác nhằm kiểm soát việc sử dụng đất đai và các khoản ưu đãi. Với giá trị tối thiểu này, doanh thu từ thuế tài sản sẽ bù lại đúng bằng giá trị của dịch vụ công cộng thu được.
Do đó, quan điểm lợi ích tuân theo mô hình Tiebout (1956) trong đó thuế tài sản trở thành thuế thân (thuế đầu người) ho c chi phí công bằng đánh vào người sử dụng dịch vụ công cộng. Giả sử có số lượng vừa đủ phạm vi thẩm quyền thuộc một khu vực trung tâm rộng lớn hơn cung cấp các dịch vụ công cộng đa dạng, đồng thời tính lưu động của khách hàng sử dụng những dịch vụ này tăng lên thì khi đó thuế tài sản sẽ trở thành một phương tiện hữu hiệu để đầu tư cho các dịch vụ công cộng. Quan trọng là quan điểm lợi ích không đ i h i bất kỳ phạm vi thẩm quyền nào phải đồng nhất về giá trị dân cư. Hamilton chứng minh rằng trong các cộng đồng hỗn tạp, sự chênh lệch giữa lợi ích đạt được từ dịch vụ công cộng và thuế phải trả sẽ được vốn hóa thành giá trị tài sản. Fischel William[47] đã mở rộng quan điểm lợi ích để xét tới cả thuế tài sản thương mại và công nghiệp. Việc coi thuế tài sản là thuế thân hay chi phí đánh vào người sử dụng dịch vụ công cộng theo quan điểm lợi ích, giúp tránh các mối lo ngại về việc tăng hay giảm thuế tài sản theo quan điểm truyền thống và quan điểm mới dựa vào mối quan hệ giữa thuế tài sản và việc cung cấp các dịch vụ công cộng.