CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ TÀI SẢN
2.5.3 Cơ sở thuế rộng và thuế suất thấp
Phạm vi thu thuế rộng là điều thiết yếu nếu muốn thuế tài sản phát huy tính hiệu quả, công bằng và bền vững. Phạm vi thu thuế quan trọng bởi vì những trường hợp bất công nhất và thất thu thuế nhiều nhất là do cơ sở thuế hẹp, bất kể “hẹp” là do luật định ho c do cách quản lý trong thực tế, danh mục tài sản chịu thuế thường chỉ bao gồm một tỉ lệ nh tài sản chịu thuế. Do vậy khi nhu cầu tiền thuế tăng mà lại không mở rộng được danh mục tài sản chịu thuế thì xuất hiện cái v ng tr n lẩn quẩn từ định giá tài sản chịu thuế cao hơn, giảm mức độ tuân thủ nộp thuế, cơ sở thuế hiệu dụng nh hơn, số thu thuế thấp hơn và lại tiếp tục định giá tài sản chịu thuế cao hơn. Tuy nhiên, thậm chí khi danh sách tài sản chịu thuế đầy đủ và chính xác đi chăng nữa thì sẽ không tạo ra cơ sở thuế rộng trong thực tiễn nếu không có cơ chế hành thu hữu hiệu.
Cơ sở để đánh thuế tài sản thường được luật quy định khá hẹp đến mức cản trở thuế tài sản trở thành một nguồn thu quan trọng. Điều này là do nhiều khu vực ho c loại tài sản đ c biệt được miễn thuế hoàn toàn ho c không chịu thuế nếu nằm dưới giá trị tối thiểu nào đấy; tỉ lệ định thuế (assessment ratio) thấp sẽ tạo khoảng cách lớn giữa
thuế suất danh nghĩa và thuế suất hiệu dụng; ho c có quá nhiều tỉ lệ định thuế và thuế suất làm tăng tính phức tạp và sự tùy tiện thường khuyến khích tình trạng phân loại tài sản chịu thuế không đúng trong thực tế. Ngoài ra, cơ sở thuế hẹp làm tăng nhu cầu cần có mức thuế suất tương đối cao. Điều này không chỉ không có hiệu quả về m t kinh tế do mất mát vô ích từ cải thiện đất đai tăng theo bình phương thuế suất mà nó c n không có công bằng xã hội bởi vì nó làm tăng gánh n ng thuế của các công dân khi tài sản của họ không bị loại b kh i cơ sở thuế.