CHƢƠNG 4: PHÂ NT CH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THUẾ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM
4.2.8 Các trƣờng hợp nghiên cứu thực nghiệm
4.2.8.1 Thuế tài sản và tính công bằng
Công bằng thuế là một khái niệm phức tạp, các nhà nghiên cứu thường phân biệt công bằng theo chiều dọc và công bằng theo chiều ngang. Tuy nhiên, nhiều tác giả thống nhất cho rằng:“công bằng chiều dọc yêu cầu các cá nhân hay hộ gia đình với điều kiện khác nhau thì chịu thuế khác nhau”. Đồng ý với quan điểm trên có các nhà kinh tế học Suits [dẫn theo 25], Kakwani [53], Musgrave [60]… Một số nghiên cứu thường coi thu nhập là đ c trưng duy nhất quyết định tình trạng của hộ gia đình, tuy nhiên cả hai yếu tố thu nhập và chi tiêu dùng đều có ảnh hưởng quyết định đến mức sống của cá nhân hay hộ gia đình. Nghiên cứu gần đây của Phan Thị Minh Lý và Lại Xuân Thủy [25] về đo lường công bằng chiều dọc của thuế GTGT cũng đã sử dụng cả hai yếu tố thu nhập và chi tiêu dùng để xem xét tính công bằng của thuế GTGT. Kế thừa những kinh nghiệm trên, nghiên cứu thực nghiệm sau đây sử dụng cả hai yếu tố thu nhập và tiêu dùng để xem xét ảnh hưởng tính công bằng của thuế tài sản như thế nào. Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng phương pháp Kakwani để đo lường, phương pháp này dựa trên nền tảng lý thuyết về đường cong Lorenz và hệ số GINI, tức là dựa trên phân phối tần suất tích lũy.
Xét trên khía cạnh hình học, hệ số GINI được tính bằng cách chia diện tích của hình OCB tạo ra giữa đường chéo OB và đường cong Lorenz cho diện tích lớn nhất có thể đạt được OAB (Hình 4.4). Đường chéo OB là đường công bằng tuyệt đối, khi đó nếu đường cong Lorenz trùng với OB, hệ số GINI đạt giá trị nh nhất bằng 0, thể hiện trạng thái công bằng tuyệt đối. Đường cong Lorenz càng cách xa đường chéo OB, hệ số GINI càng lớn thể hiện mức độ bất công bằng của thuế càng cao, cho đến khi đường cong Lorenz trùng với hai trục OA và OB, hệ số GINI sẽ bằng 1, thể cong
Lorenz trùng với hai trục OA và OB khi đó hệ số GINI bằng 1 thể hiện trạng thái hoàn toàn bất công bằng.
Hình 4.4: Đường cong Lorenz
Phương pháp của Kakwani [53] được xây dựng dựa trên so sánh mức độ tập trung của gáng n ng thuế (ký hiệu là T) và mức độ tập trung của thu nhập ho c tiêu dùng trước thuế. Chỉ số Kakwani được tính như sau:
KR = T- GR ho c KC = T - GC
Trong đó: T là mức độ tập trung của thuế và GR
ho c GC là mức độ tập trung thu nhập ho c chi tiêu dùng trước thuế của hộ gia đình, hay hệ số GINI trước thuế. Khi mức độ tập trung thu nhập ho c tiêu dùng và mức độ tập trung gánh n ng thuế là như nhau, chỉ số K bằng 0, thuế được cho là tỷ lệ. Khi gánh n ng thuế được phân phối đều nhau giữa các hộ gia đình nhưng thu nhập lại tập trung trong tay một hộ gia đình. Khi đó hệ số T = 0, nhưng hệ số GR
= 1, do vậy chỉ số K sẽ bằng -1. Khi chỉ số K tiến về -1 có nghĩa là thuế mang tính lu thoái rất mạnh. Khi thu nhập được phân phối đều nhau giữa các hộ gia đình nhưng gánh n ng thuế lại chỉ tập trung vào một hộ gia đình giàu nhất, lúc này chỉ số T = 1 và GR
= 0, do vậy chỉ số K sẽ nhận giá trị +1 và thuế lu tiến rất mạnh. Tóm lại:
Nếu K = 0, thuế là tỷ lệ
Nếu K > 0 và tiến đến + 1, thuế là thuế lu tiến và mức độ lu tiến cao Nếu K < 0 và tiến đến - 1, thuế là thuế lu thoái và mức độ lu thoái cao
Trong phần nghiên cứu này, dữ liệu được thu thập từ phiếu điều tra trực tiếp 400 hộ gia đình trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu, theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, trong đó tiêu chí phân tầng là theo vùng thành thị và nông thôn với tỷ lệ 50/50, cụ thể là 200 hộ ở thành thị và 200 hộ ở nông thôn (mẫu thu thập dữ liệu thu nhập và chi tiêu hộ gia đình, theo Phụ lục 11.1). Nội dung chính của dữ liệu gồm có: Thu nhập của hộ gia đình được hiểu là tổng thu cả
năm của tất cả các thành viên của hộ, chi tiêu dùng được hiểu là số tiền thực chi cho các nhu cầu trong năm của hộ gia đình và không bao gồm chi cho đầu tư và phần dành cho tiết kiệm, các khoản thuế tài sản phải nộp của hộ gia đình gồm có thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và lệ phí trước bạ (Phụ lục 11.2).
Nghiên cứu tiến hành phân tích mức độ tập trung thu nhập GR(Phụ lục 11.3),
mức độ tập trung chi tiêu dùng GC(Phụ lục 11.4) và mức độ tập trung của thuế tài sản T(Phụ lục 11.5), cho kết quả như sau:
KR = T- GR = 0,3931 - 0,3244 = 0,0687 KC = T - GC = 0,3931 - 0,2576 = 0,1355
Các chỉ số của Kakwani đều mang dấu dương và rất nh (+0,0687 và + 0,1355) chứng t thuế tài sản hiện nay (thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và lệ phí trước bạ) có tính lu tiến nhẹ, trong đó mức độ lu tiến của thuế so với chi tiêu dùng cũng cao hơn so với thu nhập. Mức độ tập trung của thuế T = 0,3931 cho thấy sự phân phối gánh n ng thuế giữa các hộ gia đình ở mức công bằng tương đối.
4.2.8.2 Thuế tài sản và hiệu quả kinh tế
Mô hình thuế tài sản nhằm hoàn thiện một hệ thống thuế hiệu quả, việc mở rộng cơ sở thuế tài sản có khả năng đem lại nguồn thu thuế tốt hơn. Khả năng thu thuế tài sản được đo lường bằng tổng thu thuế tài sản so với GDP. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy với những biến giải thích đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng khả năng thu thuế của Le và cộng sự [55], nghiên cứu của Bird và cộng sự [42], đ c biệt là nghiên cứu gần đây nhất cùa Sử Đình Thành và cộng sự [30], nghiên cứu thực nghiệm tiếp cận mô hình cơ bản như sau:
TAX = F(GDPβ1, TRAβ2, AGRβ3,POPβ4)
Trong đó:
- TAX: Tỷ lệ thu thuế/GDP
- GDP: Tỷ lệ tăng trưởng GDP, biến này đại diện cho trình độ phát triển kinh tế, GDP đầu người càng cao tương quan mạnh với nhu cầu chi tiêu, mua sắm và tích lũy tài sản, thu nhập càng cao thì khả năng đóng thuế càng lớn [30]. Vì vậy hệ số hồi quy được kỳ vọng là dấu dương.
- TRA: Kim ngạch XNK, thuế xuất nhập khẩu là một nguồn thu quan trọng nên kỳ vọng có mối tương quan dương. Tuy nhiên mối tương quan này sẽ bị giảm đi khi nền kinh tế hội nhập quốc tế sâu rộng [30].
- AGR: Tỷ trọng nông nghiệp so với GDP, biến này chính là tỷ trọng nông nghiệp so với GDP, nông nghiệp là lĩnh vực thu thuế kém. Giá trị nông nghiệp càng cao trong GDP thì khả năng thu thuế càng thấp [30]. Vì vậy hệ số hồi quy được kỳ vọng là dấu âm.
- POP: Tỷ lệ tăng dân số, Bird và cộng sự [42] giải thích rằng khi tỷ lệ dân số tăng lên cao thì hệ thống thuế có thể chậm trễ hơn hơn trong việc theo dõi và quản lý những đối tượng chịu thuế mới phát sinh. Vì vậy hệ số hồi quy được kỳ vọng là dấu âm.
Dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu này được tác giả thu thập từ giai đoạn 2003- 2013 từ trang điện tử năm 2014 của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Bộ Tài Chính và Tổng cục Thống kê (phụ lục số 12.1) . Tổng thu thuế tài sản (TAX) gồm có thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, lệ phí trước bạ ở Việt Nam. Dựa trên nghiên cứu của Sử Đình Thành và cộng sự [30] thì tỷ lệ tăng trưởng (GDP) được tính theo sai phân bậc 1 logarit của GDP đầu người; kim ngạch xuất-nhập khẩu (TRA) là tổng giá trị kim ngạch xuất-nhập khẩu so với GDP; tỷ trọng nông nghiệp (AGR) là giá trị nông nghiệp so với GDP; tỷ lệ tăng dân số là sai phân bậc 1 logarit của dân số Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng công cụ phân tích dữ liệu hồi quy và thu nhận được các số liệu kết quả thống kê (phụ lục số 12.2) như sau:
α = -0,0064; β1 = 0,1322; β2 = 0,0106; β3 = - 0,0059; β4 = - 0,3985
Hàm hồi quy của thuế tài sản theo GDP dựa trên mẫu quan sát có dạng:
TAX = 0,1322GDP + 0,0106TRA - 0,0059AGR - 0,3985POP – 0,0064
R2 = 0,9632 cho thấy có đến 96,32% biến thiên của số thu thuế tài sản có thể được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính giữa thay đổi GDP đầu người, kim ngạch xuất nhập khẩu, trị giá nông nghiệp và tỷ lệ tăng dân số.
Kết quả phân tích trên cho thấy toàn bộ hệ số của các biến giải thích có dấu như kỳ vọng của mô hình ban đầu và có ý nghĩa thống kê. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các biến giải thích (GDP,TRA,AGR,POP) có tác động ý nghĩa đến tiềm năng thu thuế tài sản. Hàm ý rằng chính sách thuế tài sản cần tạo ra môi trường hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế để cũng cố tính bền vững của nguồn thu thuế. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu thuế tài sản trong trường hợp này phù hợp với các nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến khả năng thu thuế của Le và cộng sự, Bird và cộng sự, Sử Đình Thành và cộng sự về cải cách hệ thống thuế Việt Nam theo cam kết hội nhập Quốc tế đến năm 2020.
4.2.8.3 Thuế tài sản và tổn thất xã hội (DWL)
Bên cạnh tính bền vững nguồn thu của một sắc thuế thì tính hiệu quả của thuế cũng được các nhà hoạch định chính sách rất quan tâm, tính hiệu quả của thuế thể hiện gánh n ng phụ trội do thuế tạo ra phải ở mức thấp nhất, gánh n ng phụ trội là phần tổn thất phúc lợi xã hội vượt quá số thuế mà chính phủ thu được [29,346]. Nghiên cứu
tình huống sau đây phần nào chỉ rõ hơn thuế tài sản gây ra tổn thất xã hội (deadweight loss: DWL) ra sao.
„(a) DWL đối với thuế đăng ký tài sản (thuế trước bạ)
Nghiên cứu sử dụng số liệu đăng ký trước bạ đối với tài sản là nhà, đất, xe máy, xe ô tô (Phụ lục số 9), thuế suất 0,5 đối với nhà và đất, 2 đối với xe máy và xe ô tô, trong trường hợp độ co giãn của cầu (Ed) là -0,4 và độ co giãn của cung (Es) là 0,5. Kết quả ở Bảng 4.17 cho thấy doanh thu thuế đăng ký tài sản đạt mức 13.980 tỷ đồng, khi đó DWL do thuế tạo ra là 12,86 tỷ đồng và tương đương 0,092
Bảng 4.17: DWL đối với thuế đăng ký tài sản (thuế trước bạ)
Đối tượng Số lượng
(Qo)
Giá (Po) triệu
Thuế
suất Doanh thu thuế (T)-triệu
DWL (triệu) DWL/T Tỷ lệ Nhà 1.043.332 1.500 0,5 7.816.292 4.347 0,0005562 Đất 625.999 1.000 0,5 3.126.517 1.739 0,0005562 Xe máy 3.097.239 25 2,0 1.541.737 3.441 0,0022321 Xe ô tô 150.293 500 2,0 1.496.250 3.340 0,0022321 Cộng 13.980.796 12.867 0,0009204
Nguồn: Theo số liệu tính toán của tác giả
„(b) DWL đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp
Nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê đối với 06 loại đất (Phụ lục số 5.1), áp dụng thuế suất 0,03 trong trường hợp độ co giãn của cầu (Ed) là -0,4 và độ co giãn của cung (Es) là 0,5. Kết quả ở Bảng 4.18 cho thấy doanh thu thuế sử dụng đất nông nghiệp đạt mức 1.713 tỷ đồng, khi đó DWL do thuế tạo ra là 0,057 tỷ đồng và tương đương 0,003
Bảng 4.18: DWL đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp
Đối tượng Số lượng
(Qo) ha Giá (Po) tỷ Thuế suất Doanh thu thuế (T)- Tỷ DWL (Tỷ) Tỷ lệ DWL/T Đất trồng cây hàng năm 6.282.500 0,36 0,03 669,04 0,022303 0,000033
Đất trồng cây lâu năm 3.316.300 0,34 0,03 338,24 0,011275 0,000033
Đất lâm nghiệp 14.757.800 0,15 0,03 664,06 0,022137 0,000033
Đất nuôi trồng thuỷ sản 738.400 0,18 0,03 39,87 0,001329 0,000033
Đất làm muối 14.100 0,31 0,03 1,31 0,000044 0,000033
Đất nông nghiệp khác 18.200 0,13 0,03 0,73 0,000024 0,000033
Cộng 1.713 0,057112 0,000033
Nguồn: Theo số liệu tính toán của tác giả
„(c) DWL đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê đối với đất phi nông nghiệp phân theo khu vực thành thị và nông thôn tại TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu (Phụ lục số 6.1), áp dụng thuế suất 0,03 trong trường hợp độ co giãn của cầu (Ed) là -0,4
và độ co giãn của cung (Es) là 0,5. Kết quả ở Bảng 4.19 cho thấy doanh thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt mức 584,16 tỷ đồng, khi đó DWL do thuế tạo ra là 0,019 tỷ đồng và tương đương 0,003
Bảng 4.19:DWL đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Đối tượng Số lượng
(Qo) ha Giá (Po) tỷ Thuế suất % Doanh thu thuế (T)- Tỷ DWL - Tỷ Tỷ lệ DWL/T TP.Hồ Chí Minh Đất Phi NN (Thành thị) 6.158 277,20 0,03 512,07 0,017070 0,000033
Đất Phi NN (Nông thôn) 2.460 51,29 0,03 37,85 0,001262 0,000033
Đồng Nai
Đất Phi NN (Thành thị) 1.431 39,77 0,03 17,07 0,000569 0,000033
Đất Phi NN (Nông thôn) 4.258 2,77 0,03 3,53 0,000118 0,000033
Bà Rịa-Vũng tàu
Đất Phi NN (Thành thị) 860 40,84 0,03 10,54 0,000351 0,000033
Đất Phi NN (Nông thôn) 1.121 9,23 0,03 3,10 0,000103 0,000033
Cộng 584,16 0,019473 0,000033
Nguồn: Theo số liệu tính toán của tác giả
Về quan điểm lý thuyết cho rằng mức thuế suất cao chưa hẳn đem lại doanh thu thuế cao cho Chính phủ. Bởi khi mức thuế suất cao thì quy mô thị trường sẽ nh và có thể sẽ gây ra tổn thất xã hội càng lớn. Qua các tình huống nghiên cứu DWL trên cho thấy Chính sách thuế Việt nam vận dụng thuế suất rất thấp, chính vì vậy tổn thất xã hội tạo ra do thuế chiếm tỷ lệ rất nh so với doanh thu thuế. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của các nhà kinh tế học khi nghiên cứu về hệ thống thuế hiệu quả cho rằng “Nguyên tắc hướng dẫn cho đánh thuế hiệu quả là tạo ra sân chơi rộng lớn chứ không nên đánh thuế cao vào một số nhóm người ho c nhóm hàng hóa, c n một số đối tượng thì không [29,355]”. Bằng lô-gic này, hệ thống thuế hiệu quả là hệ thống trải dài gánh n ng đánh thuế trên diện rộng, theo đó thuế suất và tổn thất xã hội được thu hẹp.
4.2.8.4 Độ đàn hồi của thuế tài sản (tax buoyancy)
Độ co giãn thuế (tax elasticity) và độ đàn hồi của thuế (tax buoyancy) là hai chỉ số đo sự thay đổi của tổng thuế thu được khi tổng sản phẩm trong nước thay đổi một lượng nào đó, độ co giãn thuế đo lường sự thay đổi tự nhiên của thuế, độ đàn hồi đo lường sự thay đổi thuế có tính đến những can thiệp của Chính phủ về m t thuế suất và cơ sở tính thuế [29]. Độ đàn hồi của thuế cần có sự ổn định, lớn hơn hay bằng 1 là điều mà các nhà hoạch định chính sách và Chính phủ mong muốn. Hệ thống thuế cần phải có độ đàn hồi ổn định để giúp cho Nhà nước có thể đáp ứng tốt các nhu cầu tài chính gia tăng khi GDP của quốc gia tăng lên. Độ đàn hồi của thuế là tỷ số giữa phần trăm về số thu thuế với thay đổi % trong GDP. Nếu gọi %ΔT là phần trăm về số thu
thuế của năm nay so với năm trước và gọi %ΔY là phần trăm về thay đổi tăng trưởng GDP năm nay so với năm trước, khi đó độ đàn hồi của thuế là tỷ số %ΔT/%ΔY
Kết quả nghiên cứu độ đàn hồi của thuế tài sản (bảng 4.20 và đồ thị 4.1) cho thấy độ đàn hồi của thuế tài sản không ổn định, không tăng trưởng đồng bộ với GDP, đ c biệt là thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có những thời điểm rơi về cận âm. Điều này có thể nhìn nhận rằng chính sách thuế đối với tài sản ở Việt nam không ổn định, có nhiều thay đổi về cơ sở tính thuế như giá tính thuế và thuế suất, các chính sách miễn giảm thuế cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện nay.
Bảng 4.20: Độ đàn hồi thuế tài sản (2004-2013)
Khoản mục 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng thu thuế 1,19 1,34 1,45 0,78 1,20 0,13 1,53 0,86 0,02 0,59