CHƢƠNG 4: PHÂ NT CH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THUẾ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM
4.1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu đối với xây dựng mô hình
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp hỗn hợp, phối hợp cả định tính và định lượng, áp dụng cả hai quy trình suy diễn và quy nạp. Phép suy diễn dựa trên các lý thuyết có sẵn để xây dựng các giả thuyết, c n phép quy nạp dựa vào các quan
sát để kiểm định giả thuyết đã đưa ra. Cơ sở lý thuyết được tổng hợp từ các tài liệu nghiên cứu về thuế tài sản, từ đó xây dựng nên mô hình và các giả thuyết cho nghiên cứu. Lấy phương pháp duy vật biện chứng làm phương pháp luận nghiên cứu. Với phương pháp này, các chính sách thuế về tài sản được đ t trong quá trình vận động, biến đổi không ngừng và được hoàn thiện để phù hợp với xu thế phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và thế giới. Dựa trên những lý luận cơ bản về tài sản, thuế tài sản và mô hình thuế tài sản, nghiên cứu sử dụng các phương pháp cụ thể như sau:
- Tiếp cận lý thuyết về thuế nói chung và lý thuyết về thuế tài sản nói riêng, chú trọng đến vai tr và mục tiêu của chính sách thuế.
- Tham khảo các tài liệu về thuế tài sản của một số quốc gia và các tài liệu liên quan về chính sách thuế tài sản hiện hành.
- Thống kê số liệu thứ cấp, có chọn lọc từ các tài liệu có liên quan (Chính phủ, Bộ tài chính, Tổng cục thống kê, IMF, WB)
- Thảo luận nhóm - Ph ng vấn sâu
- Lấy ý kiến điều tra từ các chuyên gia ngành thuế và tài chính.
- Phân tích mô tả, đánh giá các nhân tố hình thành mô hình thuế tài sản
- Tổng hợp các vấn đề nghiên cứu trên, suy diễn lô-gíc phục vụ đề xuất mô hình thuế tài sản.