Tính hiệu quả

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 55 - 58)

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ TÀI SẢN

2.5.6 Tính hiệu quả

Nguyên tắc này đ i h i sự kiểm tra của cơ quan lập pháp xem mục tiêu ban hành sắc thuế có được đảm bảo không. Việc kiểm tra phải được tiến hành xuyên suốt trong quá trình áp dụng. Nếu mục tiêu của việc ban hành sắc thuế nào đó là nhằm mục tiêu tăng thu cho ngân sách nhà nước thì Quốc hội phải kiểm tra xem số tiền thuế thu được có nhiều hơn chi phí mà nhà nước phải b ra để thu thuế hay không. Hiệu quả phân bổ và quản lý là điều quan trọng để duy trì mối quan hệ hợp lý giữa nguồn thu tạo ra được với chi phí kinh tế và tài chính để huy động được số thu đó. M c dù việc tăng số thu thuế gộp là khá phổ biến khi dành nhiều nguồn lực cho nhiệm vụ này nhưng sẽ khó hơn nhiều để tăng số thu thuế r ng, cả theo ý nghĩa ch t chẽ về tài chính và sau khi đã tính toán hết các mất mát do những biến dạng kinh tế bất đắc dĩ gây ra. Giống như Adam Smith viết cách đây hơn 200 năm:

Tất cả mọi loại thuế cần phải được được thiết kế sao cho việc lấy tiền ra kh i túi của người dân càng ít càng tốt, bên cạnh những gì mà loại thuế đó đem lại cho ngân sách của nhà nước. Một loại thuế có thể lấy kh i túi tiền của người dân nhiều hơn rất nhiều so với những gì mà nó đem lại cho ngân khố nhà nước, theo bốn cách. Trước hết, việc đánh loại thuế này có thể đ i h i sử dụng nhiều cán bộ mà lương của họ không thôi đã ngốn phần lớn hơn số thuế thu được và những bổng lộc của họ có thể là một loại thuế khác áp đ t lên người dân. Thứ

hai, nó có thể cản trở sự siêng năng của con người… Thứ ba, những biện pháp tước quyền sở hữu hay trừng phạt mà cá nhân không may phải gánh chịu khi cố gắng trốn thuế nhưng thất bại, có thể hủy hoại họ… Thứ tư, việc các nhân viên thu thuế bắt mọi người phải chịu các lần kiểm tra thường xuyên cộng với công tác thanh tra n ng nề của họ có thể làm cho người dân phải gánh chịu rắc rối, sách nhiễu và áp chế một cách quá mức không cần thiết [66].

Bên cạnh đó, tính hiệu quả của thuế thể hiện gánh n ng phụ trội do thuế tạo ra phải ở mức thấp nhất, gánh n ng phụ trội là phần tổn thất phúc lợi xã hội vượt quá số thuế mà chính phủ thu được [29,346]. Từ đó cho thấy, thuế làm thay đổi đường giới hạn ngân sách và kéo theo sự thay đổi hành vi tiêu dùng trong xã hội. Hiệu quả xã hội là tối đa hóa ở mức cân bằng thị trường, vì vậy đánh thuế vào thị trường dẫn đến tổn thất xã hội (deadweight loss: DWL). Các nhà kinh tế học khi nghiên cứu về hệ thống thuế hiệu quả cho rằng “Nguyên tắc hướng dẫn cho đánh thuế hiệu quả là tạo ra sân chơi rộng lớn chứ không nên đánh thuế cao vào một số nhóm người ho c nhóm hàng hóa, c n một số đối tượng thì không [29,355]”. Bằng lô-gic này, hệ thống thuế hiệu quả là hệ thống trãi dài gánh n ng đánh thuế trên diện rộng, theo đó thuế suất và tổn thất xã hội được thu hẹp.

Việc gia tăng thu thuế có thể sẽ g p những khó khăn do nguồn thu thuế bị giới hạn. M t khác, tăng thu thuế có thể dẫn đến kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa thuế và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa đi đến sự thống nhất về m t kết quả cũng như kết luận cuối cùng. Barro [41], King và Rebelo [54] cho rằng gia tăng thuế dẫn đến kìm hãm tăng trưởng kinh tế, trong khi Kneller và cộng sự [17] lại phát hiện mối tương quan không ý nghĩa giữa hai biến này. Tosun và Abizaleh nhận thấy tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đáng kể đến thu thuế của các nước thành viên OECD, trong khí đó Mendoza và cộng sự kết luận rằng thu thuế không có ảnh hưởng ý nghĩa tới tăng trưởng kinh tế [17].

Tóm lại về m t lý thuyết, một hệ thống thuế hay một sắc thuế được cho là lý tưởng khi đồng thời đáp ứng được các tiêu chí: công bằng, hiệu quả, đơn giản, cơ sở thuế rộng và thuế suất thấp, bền vững và khả thi. Tuy nhiên, trạng thái lý tưởng này hầu như khó đạt mức hoàn hảo. Vì vậy khi xây dựng chính sách thuế, các nhà hoạch định chính sách phải đối m t với sự “đánh đổi” tức là lựa chọn nguyên tắc nào sẽ đ t lên hàng đầu cho việc xây dựng chính sách thuế. Bên cạnh các nguyên tắc xây dựng chính sách thuế hiệu quả và tối ưu thì các quốc gia thường lựa chọn mục tiêu riêng cho việc xây dựng chính sách thuế, động lực cải cách thuế ở mỗi quốc gia là khác nhau, triết lý cải cách thuế thay đổi khi vai tr nhà nước thay đổi. Một trong những triết lý quan trọng hiện nay ở các nước đang phát triển là xây dựng một hệ thống thuế đáp ứng điều kiện hội nhập quốc tế.

Tính Hiệu quả và Công bằng (Efficiency & Equity) là hai trong các nguyên tắc được đề cập nhiều nhất khi xây dựng chính sách thuế. Tuy nhiên, thuế có thể gây tổn thất về m t hiệu quả, để hạn chế sự biến dạng hành vi kinh tế ở mức thấp nhất thì việc đánh thuế đ i h i phải thể hiện tính hiệu quả của chính sách thuế đó. Theo nghiên cứu của Jay K. Rosengard [66] hàng hóa có độ co giãn càng cao thì tổn thất xã hội càng lớn. Do đó một hệ thống thuế có hiệu quả nên đánh thuế với mức thuế suất thấp và diện chịu thuế rộng. Thuế hàng hóa tối ưu là phương án chọn các mức thuế suất giữa các loại hàng hóa để tổn thất xã hội là nh nhất trước một nhu cầu về doanh thu thuế cho trước.

Quy tắc Ramsey cho rằng: thuế suất của các hàng hóa được thiết kế sao cho tỷ số giữa tổn thất xã hội biên và doanh thu (thuế) là một hằng số:

Trong đó, MDWLi là tổn thất biên do gia tăng đánh thuế vào hàng hóa i, MRi là thu nhập biên huy động được từ gia tăng thuế và λ giá trị nguồn thu từ thuế gia tăng. Tóm lại, quy luật Ramsey cho thấy các yếu tố cần thiết khi thiết lập thuế tối ưu:

- Quy luật nghịch đảo độ co giãn: đối với mỗi loại hàng hóa, thuế suất được thiết kế nghịch đảo với độ co giãn, hàng hóa càng ít co co giãn thì thuế suất càng cao và ngược lại.

- Quy luật đánh thuế trên diện rộng: Tốt hơn hết nên đánh thuế rộng trên các hàng hóa với mức thuế suất vừa phải hơn là tập trung vào một nhóm hàng hóa với thuế suất cao. Bởi vì tổn thất từ đánh thuế gia tăng theo bình phương thuế suất [29,361].

Bên cạnh tính hiệu quả thì tính công bằng của thuế là một tiêu chí ngày càng trở nên quan trọng để đánh giá một sắc thuế hay một hệ thống thuế. Một số nghiên cứu thực nghiệm như nghiên cứu của Caspersen và Metcalf [43], Tamaoko [68], đa phần dựa trên các phương pháp của Musgrave [60], phương pháp của Suits [dẫn theo 25] và phương pháp Kawani [53] để đo lường tính công bằng của thuế, các phương pháp này chủ yếu được xây dựng trên nền tảng lý thuyết về đường cong Lorenz và hệ số Gini, có nghĩa là dựa trên phân phối tần suất tích lũy. Các nhà kinh tế cổ điển và đ c biệt là Henry Simon [67], đưa ra lý thuyết thuế công bằng đánh vào tất cả các nguồn lực kinh tế được đo lường bằng tổng thu nhập, Simon đưa ra khái niệm thu nhập và cơ sở tính thuế tổng quát, lý thuyết của Simon coi chính sách thuế như là một phần của hệ thống các luật lệ kinh tế và phải phục vụ cho các giá trị cơ bản của xã hội, đánh thuế phải phù hợp với khả năng người nộp thuế.

Tuy nhiên, công bằng là mục tiêu không dễ xác định, vì có thể công bằng với người này nhưng lại không công bằng với người khác. Điển hình là tranh luận về đề xuất cắt giảm thuế của chính quyền Bush nhằm giảm bớt tính lũy tiến của thuế thu

nhập ở M là một điển hình về mâu thuẫn giữa công bằng và hiệu quả. Phe ủng hộ cho rằng đề xuất này sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho những người có tay nghề cao và các nhà tạo lập doanh nghiệp, c n theo phe chống đối thì giảm thuế sẽ làm cho xã hội thêm bất công bằng.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)