Tài sản liên quan đến thuế tài sản hiện nay (a) Đối với đất đa

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 79 - 81)

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CH NH SÁCH VỀ THU NGÂN SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN Ở VIỆT NAM

3.2 Tài sản liên quan đến thuế tài sản hiện nay (a) Đối với đất đa

(a) Đối với đất đai

Theo số liệu báo cáo tổng điều tra đất đai tính đến ngày 1/1/2013, tổng diện tích các loại đất kiểm kê của cả nước là 33.097.200 ha. Theo mục đích sử dụng, đất được phân thành 3 nhóm chính: đất sản xuất nông nghiệp; đất lâm nghiệp; đất chuyên dùng; đất ở và đất sử dụng mục đích khác. Diện tích đất phi nông nghiệp trên cả nước có mức tăng trưởng tương đối nhanh và tuyến tính trong v ng một thập niên qua. Trung bình mỗi năm, diện tích đất phi nông nghiệp gia tăng thêm khoảng 82.000 ha và tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ở mức xấp xỉ 29 . Diện tích đất ở cũng tăng trưởng nhanh, bình quân mỗi năm tăng trên 31.000 ha và ở mức trên 7 /năm. Tính bình quân cả giai đoạn 2000-2010, đất ở khu vực nông thôn tăng khoảng 17.900 ha/năm, tăng trưởng ở mức 5,4 /năm; đất ở đô thị tăng khoảng 7.900 ha/năm, tăng trưởng hằng năm ở mức 8,1 /năm. Như vậy, có thể thấy lượng tăng tuyệt đối diện tích đất ở khu vực thành thị nh hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn, nhưng xét về tốc độ tăng trưởng, thì khu vực này lại lớn hơn rất nhiều. Điều này phản ánh áp lực nhu cầu về đất ở khu vực thành thị và xu hướng này sẽ c n tiếp tục trong thời gian tới.

Biểu đồ 3.6: Hiện trạng sử dụng đất của cả nước tính đến ngày 1/3/2013

Đơn vị tính: 1.000 ha 695 15.406 1.884 4.901 10.211

Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp

Đất chuyên dùng Đất ở

Mục đích khác

Nguồn: Báo cáo số 1809/BC-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường (b) Đối với nhà ở

Tính đến thời điểm 1/4/2009 cả nước có đến 20.866.630 nhà ở, với tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh hiện nay thì số lượng sẽ c n tăng đáng kể trong tương lai (số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm thời điểm 1/4/2014 dự kiến công bố vào tháng 12/2014 nhưng đến hiện tại số liệu điều tra chưa được công bố)

Bảng 3.5: Tình trạng nhà ở tính đến ngày 1/4/2009

Khu vực Nhà kiên cố Nhà bán kiên cố Nhà đơn sơ Khác Tổng Cả nước 9.667.917 9.565.747 1.628.667 4.299 20.866.630 Thành thị 2.536.259 3.383.594 172.595 2.291 6.094.739 Nông thôn 7.131.658 6.182.153 1.456.072 2.008 14.771.891

Nguồn:Tác giả tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê

(c) Đối với các tài sản khác

Ngoài chế độ quản lý đối với đất đai thuộc tài sản quốc gia, Nhà nước đã có những quy định về chế độ quản lý với một số tài sản khác như: nhà, công trình kiến trúc, phương tiện vận tải ( mô tô, ô tô, tàu, thuyền...). Các tổ chức, cá nhân có các tài sản trên phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của nhà nước. Số liệu ở bảng 3.6 thể hiện tình trạng gia tăng phương tiên giao giai đoạn 2003-2013, số lượng xe máy tăng nhanh quá mức đã phá v kế hoạch “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” được phê duyệt theo Quyết định 356/QĐ-TTg của Chính phủ năm 2013, mà theo đó đến năm 2020 Việt Nam ở mức 36 triệu xe máy và 3,2-3,5 triệu ô tô.

Bảng 3.6: Tình trạng phương tiện giao thông đường bộ giai đoạn 2003-2013

Năm Ô tô Xe máy Tổng số

2003 675.000 11.379.000 12.054.000 2004 774.824 13.375.992 14.150.816 2005 891.104 16.086.644 16.977.748 2006 972.912 18.615.960 19.588.872 2007 1.106.617 21.721.282 22.827899 2008 1.361.645 25.481.039 26.842.684 2009 1.535.987 28.431.079 29.967.066 2010 1.713.908 31.452.503 33.166.411 2011 1.882.972 33.925.839 35.808.811 2012 2.033.265 37.023.078 39.056.343 2013 2.220.654 40.367.942 42.588.596

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tài liệu Cục Giao thông đường bộ

Đối với tài sản là quà biếu, quà t ng có giá trị vượt mức khởi điểm tính thuế thì hiện nay phải chịu thuế thu nhập cá nhân, tài sản cố định vô hình (quyền tác giả, sở hữu công nghiệp, bằng phát minh, sáng chế) đã có những quy định về việc đăng ký bảo hộ và tính thuế khi chuyển nhượng có thu nhập chịu thuế.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)