Thuế tài sản trong các lý thuyết kinh tế 1 Lịch sử nghiên cứu thuế tài sản

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 42 - 44)

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ TÀI SẢN

2.3 Thuế tài sản trong các lý thuyết kinh tế 1 Lịch sử nghiên cứu thuế tài sản

2.3.1 Lịch sử nghiên cứu thuế tài sản

Nghiên cứu đánh thuế tài sản từ lâu đã là một phần trong phát triển phân tích kinh tế mà khởi đầu là những người theo thuyết trọng nông ở Pháp, sau đó là Ricardo và tiếp theo là George, vì vậy các tài liệu kinh tế liên quan đến thuế tài sản là rất rộng. Trong suốt 40 năm qua, ba lý thuyết đã được đưa ra để miêu tả ảnh hưởng kinh tế của thuế tài sản. Những người theo “quan điểm truyền thống” đưa ra giả thuyết rằng, do nguồn cung đất đai là cố định nên người sở hữu ho c người thuê đất sẽ phải chịu thuế đất. Tuy nhiên, những người theo “quan điểm mới” lại kết luận rằng thuế đất hoàn toàn gần giống với một loại thuế tổng hợp đánh vào toàn bộ tiền vốn. Còn những người theo “quan điểm lợi ích” lại đưa ra giả thuyết rằng thuế tài sản được xem xét một cách đầy đủ thì nó không phải là thuế, mà là một loại phí hiệu quả đánh vào người sử dụng dịch vụ công cộng ở địa phương. Cho đến nay, những nghiên cứu thực nghiệm vẫn không xác định được liệu quan điểm mới hay quan điểm lợi ích là mô hình đánh thuế tài sản phù hợp hơn [45].

Các loại thuế tài sản cơ bản được xác định bao hàm các loại thuế đánh vào những bất động sản, động sản và phụ thuộc vào giá trị tài sản đó. Nhìn chung, thuế tài sản được quản lý thông qua việc sử dụng mức thuế thống nhất đối với giá trị định giá của tài sản chịu thuế. Trong phạm vi giới hạn nhất định, các mức thuế thường khác nhau phụ thuộc vào loại ho c nhóm tài sản bị đánh thuế. Hệ thống thuế tài sản khác nhau đáng kể giữa các phạm vi pháp lý liên quan đến loại tài sản bao gồm cơ sở tính thuế, k thuật định giá được sử dụng để xác định giá trị tài sản chịu thuế và mức thuế suất áp dụng đối với các nhóm tài sản khác nhau.

Tài liệu kinh tế xem xét mô hình thuế tài sản có phạm vi rất rộng, các nhà kinh tế phát triển các giả thuyết khác nhau liên quan đến phạm vi tác động của thuế tài sản và tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định các giả thuyết này. Nghiên cứu về đánh thuế tài sản gắn ch t với nghiên cứu về cung cấp các dịch vụ công cũng như việc phân tích cân bằng tổng thể về đánh thuế tài sản phải xem xét đến lợi ích công cộng được đưa ra thông qua hệ thống đánh thuế tài sản. Những mô hình kinh tế về đánh thuế tài sản đóng vai tr khá quan trọng, là cơ sở cho các đề xuất chính sách công mà theo đó mức thuế tài sản khác nhau ho c quy trình đánh giá khác nhau có thể dùng để bảo vệ đất nông nghiệp ho c khuyến khích phát triển ở khu vực thành thị. Các nhà kinh tế cũng kiểm tra việc quản lý hệ thống thuế tài sản, bao gồm thủ tục đánh giá thích hợp khi định giá tài sản nhằm mục đích tính thuế.

Theo như mô tả của Winfrey cũng như của Buchanan và Flowers [45], thuế tài sản là một trong những loại hình tính thuế sớm nhất được xem xét từ góc độ kinh tế. Từ những người theo trường phái trọng nông ở Pháp giữa thế kỷ XVIII, bao gồm cả

Francois Quesnay– người đầu tiên mở ra học thuyết này, những nhà kinh tế đầu tiên đã kết luận rằng: tài sản là cơ sở hợp lý nhất để tính thuế mà cụ thể là đất đai. Những người theo trường phái trọng nông xem đất nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất duy nhất của nền kinh tế, tạo ra th ng dư lớn hơn chi phí sản xuất thực tế. Tất cả các lĩnh vực kinh tế khác của nền kinh tế chỉ đơn giản cung cấp dịch vụ ho c biến đổi hàng hóa từ dạng này sang dạng khác.

David Ricardo, nhà kinh tế học cổ điển người Anh cũng cho rằng đất đai là yếu tố sản xuất thích hợp bị đánh thuế. Theo Ricardo, tăng dân số sẽ làm tăng nhu cầu đối với sản phẩm nông nghiệp, do đó sẽ dẫn đến nhiều đất đai được đưa vào sử dụng hơn. Do cần nhiều lao động hơn để làm những vùng đất tăng thêm này hiệu quả, Ricardo lý giải rằng chi phí lớn hơn sẽ được thể hiện trong việc giá cả sản phẩm nông nghiệp tăng lên. Giá cả sản phẩm nông nghiệp tăng lên sẽ làm tăng thu nhập cho những người sở hữu nhiều đất đai màu m hơn, đây là những người không phải đối m t với việc tăng chi phí sản xuất đối với phần đất biên tăng thêm [45]. Cũng theo Ricardo, phần thu nhập tăng thêm này hay gọi là “tô”, th ng dư này cần phải bị đánh thuế bởi vì nó không thể hiện chi phí sản xuất thực tế [45].

Theo Henry George, quan điểm của các nhà tư tưởng trọng nông và Ricardo được xem là cơ sở cho thay đổi về thuế duy nhất dành được sự ủng hộ mạnh mẽ tại M vào cuối thế kỷ XIX. George (1879) cho rằng lợi nhuận thu được từ đất đại diện cho tô kinh tế [45] có thể bị đánh thuế mà không làm thay đổi việc phân bổ nguồn lực mà nếu thay đổi thì sẽ không còn thuế nữa. Trong thuật ngữ ngày nay, tô kinh tế được định nghĩa là lợi nhuận bất kỳ yếu tố sản xuất nào vượt quá phần lợi tức mà yếu tố đó có thể nhận được khi sử dụng ở mức tốt nhất tiếp theo. Do đó, thuế của riêng tô kinh tế do bất kỳ yếu tố cụ thể nào cũng sẽ không dẫn đến việc chuyển yếu tố đó từ sử dụng thường xuyên sang sử dụng thay thế. Thêm vào đó, những người có quan điểm giống George cho rằng bất kỳ gia tăng nào trong giá trị đất đai phát sinh từ việc tăng trưởng nền kinh tế được xem là th ng dư do xã hội tạo ra mà có thể đánh thuế một cách hợp pháp. George đã khẳng định: Thuế tính trên giá trị đất không thể kiểm tra sản xuất ở mức độ nh nhất, cho tới khi chúng vượt quá mức tô, ho c giá trị đất được lấy hàng năm, đối với các khoản thuế khác đánh vào hàng hóa, ho c trao đổi, ho c vốn, ho c bất kỳ công cụ hay quá trình sản xuất nào, chúng sẽ không cho vào sản xuất. Giá trị đất không thể hiện được phần thù lao sản xuất, cũng như tạo ra giá trị của cây trồng, vật nuôi, tòa nhà, hay của bất kỳ thứ gì mà được gọi là động sản. Nó thể hiện giá trị trao đổi của độc quyền. Giá trị đất không phải trong mọi trường hợp tạo ra do cá nhân sở hữu đất, nó tạo ra nhờ sự phát triển của cộng đồng. Do đó, cộng đồng có thể lấy hết mà không có cách nào làm giảm động lực cải tiến ho c ở mức độ nh nhất giảm sản xuất ra của cải. Thuế có thể được áp đ t theo giá trị đất đai cho tới khi tất cả tô được

nhà nước đảm nhận, mà không làm giảm tiền lương người lao động hay khiến sản xuất khó khăn hơn [45].

Tại M , việc sử dụng thuế tài sản bị giới hạn trong phạm vi pháp lý bang và địa phương. Thêm vào đó, doanh thu có được thông qua đánh thuế vào động sản giảm so với đánh thuế vào bất động sản [61]. M c dù bước tiến về thuế duy nhất của George chưa bao giờ được thực hiện đầy đủ chủ yếu do các khó khăn về hành chính nhưng nó vẫn hiện hữu trong cơ chế thuế tài sản mà theo đó đất đai bị đánh thuế mạnh hơn so với các dạng tài sản khác[66].

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)