Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 154 - 158)

THUẾ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM

5.2.3 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Quan điểm xây dựng chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Chính sách thuế SDĐ phi nông nghiệp được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc hai loại thuế sử dụng đất hiện hành để áp dụng cho các mục đích sử dụng đất. Chúng ta xác định đất đai là nguồn tài sản quốc gia quý hiếm, do đó cần phải được quản lý ch t chẽ, khuyến khích sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, ngăn ch n đầu cơ, lũng đoạn thị trường đất đai.

Thông qua chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thực hiện kiểm kê, kiểm soát qu đất đai với từng đối tượng sử dụng đất và tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách địa phương. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp khi thực hiện phải bảo đảm

công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ kinh tế của người sử dụng đất, phù hợp với Luật đất đai.

Nội dung chủ yếu của sắc thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Đối tƣợng chịu thuế

o Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.

o Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm m t bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

Đối tƣợng không chịu thuế: Đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh, bao gồm:

- Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;

- Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng; - Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

- Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối và m t nước chuyên dùng; - Đất có công trình tôn giáo;

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc ph ng, an ninh;

- Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật.  Ngƣời nộp thuế

- Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế

- Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế.

Căn cứ tính thuế gồm giá tính thuế và thuế suất

Thuế SDĐ phi nông

nghiệp phải nộp =

Giá tính thuế SDĐ

phi nông nghiệp x Thuế suất

Giá tính thuế: Giá tính thuế đối với SDĐ phi nông nghiệp được xác định như sau Giá tính thuế

SDĐ phi nông nghiệp

= Diện tích đất tính thuế x Giámột mét vuông đất (m2 )  Diện tích đất tính thuế đƣợc quy định nhƣ sau:

- Trường hợp có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở thì diện tích đất tính thuế là tổng diện tích các thửa đất tính thuế.

- Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để xây dựng khu công nghiệp thì diện tích đất tính thuế không bao gồm diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung.

- Đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế được xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Hệ số phân bổ được xác định bằng diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư chia cho tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

- Đối với công trình xây dựng dưới m t đất thì áp dụng hệ số phân bổ nhân với diện tích đất xây dựng và chia cho tổng diện tích công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

- Giá của 1m2 đất là giá đất theo mục đích sử dụng do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và được ổn định theo chu kỳ khoảng 3 năm (theo thông lệ quốc tế). Chính phủ cần có hướng dẫn cho Ủy ban cấp tỉnh, thành xây dựng khung giá đất từng thời kỳ cho từng khu vực địa lý khác nhau.

Thuế suất: Thuế suất đối với đất ở bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần.

5.2.4 Thuế nhà

Thuế nhà, đất về bản chất là thuế tài sản, một loại thuế trực thu đánh vào các tài sản. Không thể cho rằng đánh thuế đối với nhà ở là “thuế chồng lên thuế” như một số ý kiến không đồng tình. Bởi mỗi sắc thuế có một đối tượng điều chỉnh và mục tiêu riêng. Đây là loại thuế thu hàng năm, với mức động viên thấp vào các đối tượng có quyền sở hữu nhà.

Ở các nước phát triển như Đức, Singapore, M … sắc thuế này là phổ biến. Nguyên lý chung để hình thành loại thuế này là tiền, tài sản của bất cứ cá nhân nào, suy cho cùng cũng là tài sản của xã hội và chúng phải được huy động vào sản xuất, kinh doanh, hạn chế việc tồn trữ, không sử dụng như đầu cơ, làm vật trang trí không cần thiết…

Tuy nhiên, sử dụng tài sản cá nhân như thế nào lại thuộc quyền của từng cá nhân, pháp luật không thể quy định cứng nhắc. Vì vậy chỉ có thể sử dụng chính sách thuế để hạn chế những hành vi nói trên. Với nguyên lý đó, thuế tài sản là loại thuế đánh vào các tài sản cá nhân đến một mức nhất định, người có tài sản có trách nhiệm

nộp thuế cho nhà nước. Khi đó, tình trạng đầu cơ và sử dụng lãng phí tài sản xã hội sẽ được hạn chế.

Hiện nay tình trạng đầu cơ nhà, đất ở nước ta đang rất nghiêm trọng. Vì vậy, rất cần những biện pháp để hạn chế tình trạng này, huy động tất cả nguồn lực vào phát triển kinh tế. Tất nhiên, cũng cần khẳng định thuế không phải là công cụ duy nhất mà chỉ là một trong những công cụ có hiệu quả nhằm ngăn ch n tình trạng đầu cơ trên thị trường bất động sản. Nguồn thu ngân sách của nước ta sẽ bị giảm khá nhiều trong những năm tới. Vì vậy, rất cần tạo ra nguồn thu hợp lý để phục vụ cho kế hoạch phát triển kinh tế, tránh tình trạng dồn nhiều khoản thu vào doanh nghiệp.

Quan điểm xây dựng chính sách thu thuế nhà

- Luật thuế nhà phải thực hiện được yêu cầu kiểm kê, kiểm soát, quản lý của nhà nước đối với qu nhà. Từ đó, làm căn cứ hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô về sử dụng nhà ở, khuyến khích sử dụng qu nhà ở tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Luật thuế nhà ra đời nhằm góp phần thực hiện công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập, tài sản, đời sống của các tầng lớp dân cư.

- Cũng như các sắc thuế khác, Luật thuế nhà phải từng bước bao quát nguồn thu trong lĩnh vực nhà ở, động viên sự đóng góp cho ngân sách nhà nước, phù hợp với yêu cầu của chương trình cải cách thuế, tạo điều kiện mở rộng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

- Chế độ thu đối với thuế nhà phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, phù hợp với trình độ dân trí trung bình trong xã hội.

- Luật thuế nhà khi triển khai thực hiện phải có bước đi thích hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở thành thị và nông thôn, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp thuế, gắn với yêu cầu khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao dần đời sống nhân dân

Nội dung chủ yếu của chính sách thuế nhà

Đối tƣợng chịu thuế: Là các loại nhà thuộc đối tượng này bao gồm nhà ở, nhà làm việc, nhà dùng vào sản xuất, kinh doanh và nhà dùng vào các mục đích khác.  Đối tƣợng không chịu thuế: Chính sách thuế nhà không thu thuế đối với nhà sử

dụng vào mục đích công cộng, phúc lợi xã hội ho c từ thiện không vì mục đích kinh doanh; Nhà chuyên dùng vào việc thờ cúng của các tôn giáo, các tổ chức không vì mục đích kinh doanh.

Đối tƣợng nộp thuế:

- Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế được quy định là người nộp thuế;

- Trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà nhưng có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo quy định của pháp luật thì người có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà là người nộp thuế.

- Trường hợp người có quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất đem góp vốn bằng quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định thì pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất là người nộp thuế.

Căn cứ tính thuế nhà là giá tính thuế và thuế suất.

Giá tính thuế: Giá tính thuế của nhà được xác định như sau Giá tính thuế đối với nhà = Diện tích nhà chịu thuế x Giá tính thuếmột mét vuông nhà (m2) - Diện tích nhà chịu thuế là toàn bộ diện tích sàn xây dựng thuộc quyền sở hữu

hợp pháp của tổ chức, cá nhân. - Giá tính thuế của 1m2

nhà được xác định như sau: Đối với nhà mới xây dựng là đơn giá 1m2 nhà xây dựng mới của nhà ở cùng loại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; đối với nhà đã sử dụng là đơn giá 1m2 nhà xây dựng mới của nhà ở cùng loại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, trừ đi tỷ lệ đơn giá cho mỗi năm đã sử dụng. Nhà nước quy định cụ thể việc xác định thời gian đã sử dụng của nhà, tỷ lệ giảm trừ đối với từng loại, cấp, hạng nhà để tính thuế theo quy định tại điểm này

- Đối với nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở, nhà chung cư (bao gồm cả trường hợp vừa để ở vừa để kinh doanh), giá tính thuế được xác định bằng việc áp dụng hệ số phân bổ cho các tầng theo quy định của Nhà nước

- Giá tính thuế đối với nhà được ổn định trong v ng 3 năm kể từ năm tính thuế đầu tiên theo quy định của chính sách thuế

Thuế suất: Áp dụng thuế suất theo biểu thuế lũy tiến từng phần dựa theo phân loại và hạn mức chịu thuế.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 154 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)