Một số gợi ý chính sách và điều kiện để triển khai mô hình thuế tài sản ở Việt nam đạt hiệu quả

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 160 - 165)

THUẾ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM

5.3 Một số gợi ý chính sách và điều kiện để triển khai mô hình thuế tài sản ở Việt nam đạt hiệu quả

Việt nam đạt hiệu quả

Có thể nói rằng việc xây dựng mô hình thuế tài sản nằm trong phạm vi cải cách thuế của Việt Nam nhằm tạo ra một hệ thống thuế hiệu quả, xây dựng nền tảng cho sự phát triển công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Cải cách thuế đóng góp vào việc mở rộng khả năng thu thuế, các nguồn thu tiềm năng có ảnh hưởng tới khả năng thu thuế. Qua kết quả phân tích và đề xuất mô hình thuế tài sản ở Việt Nam được trình bày ở chương 4, nghiên cứu xin nêu ra một số gợi ý chính sách và điều kiện để vận dụng mô hình thuế tài sản đạt được hiệu qủa.

Thứ nhất, việc cấu trúc lại hệ thống thuế quốc gia mà cụ thể là thuế tài sản, mở rộng đối tượng chịu thuế bao gồm: quyền sử dụng đất nông nghiệp, quyền sử dụng đất phi nông nghiệp, nhà, công trình xây dựng, tài sản đăng ký, phương tiện giao thông nhằm tạo ra một hệ thống thuế có cơ sở thuế rộng hơn, qua đó cho phép Chính phủ áp dụng mức thuế suất thấp nhưng vẫn gia tăng được nguồn thu một cách hợp lý và hiệu quả. Nghiên cứu của Giannopoulos (2009) liên quan đến trường hợp của Chính phủ Malaysia (cũng giống với trường hợp của Việt Nam) kết luận rằng: “Tự do hóa thương mại tăng lên sẽ giảm bớt lệ thuộc vào sắc thuế mậu dịch như thuế nhập khẩu, sẽ gia tăng áp lực hơn đối với việc giảm sút nguồn thu”. Vì lẽ trên, việc tái cấu trúc hệ thống thuế là điều cần xem xét của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh kinh tế-xã hội hiện nay. Việc tạo ra một hệ thống thuế có cơ sở thuế bao quát hơn và thuế suất vừa phải sẽ giúp tối thiểu hóa gánh n ng phụ trội do thuế tạo ra. Bởi lẽ theo Quy tắc Ramsey cho rằng: “tổn thất từ đánh thuế gia tăng theo bình phương thuế suất, Chính phủ nên trải dài đánh thuế trên diện rộng, không nên đánh thuế vào một nhóm hàng hóa với thuế suất cao”. Bên cạnh đó, việc hình thành và mở rộng đối tượng chịu thuế

tài sản kết hợp căn cứ tính thuế dựa theo giá thị trường của tài sản chịu thuế và thuế suất lũy tiến sẽ giúp cho tính công bẳng của thuế theo chiều ngang cũng như công bằng dọc được thể hiện rõ hơn.

Thứ hai, việc xây dựng chính thuế tài sản cũng như hoạt động quản lý thuế cần được hiện đại hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Kết quả quản lý thuế có thể cải thiện được thông qua việc thúc đẩy những nổ lực như: (1) Thực thi pháp luật và (2) Sự hợp tác giữa Cơ quan thuế và các ban ngành liên quan.

(1).Việc thực thi pháp luật và chính sách thuế tài sản đóng một vai tr quan trọng trong công cuộc cải cách thuế. Nghiên cứu mô hình thuế tài sản ở chương 4 đã chỉ ra những nguyên tắc nằm trong phạm vi của việc thực thi pháp luật và chính sách thuế tài sản như tính đơn giản, minh bạch và khả thi.

(2). Sự hợp tác giữa Cơ quan thuế và các ban ngành liên quan là rất cần thiết cho việc thực thi chính sách thuế tài sản như: Xác định giá tính thuế tài sản, các thông tin số liệu về kê khai và quản lý tài sản..., các ban ngành liên quan nên xem xét việc đánh đổi giữa tính công bằng và tính hiệu quả của thuế tài sản, vấn đề nào sẽ được đ t lên hàng đầu cho chính sách.

Thuế tài sản nằm trong mối quan hệ với các loại thuế khác trong toàn bộ hệ thống thuế ở nước ta và là loại thuế ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống mọi tầng lớp nhân dân, đ c biệt với hơn chục triệu hộ nông dân phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, đất ở và đất kinh doanh. Vì vậy, khi thực hiện thuế tài sản phải giải quyết đồng bộ các điều kiện chủ yếu để có thể bảo đảm triển khai thuế tài sản một cách thuận lợi, đó là:

- Cần có sự chủ động và quyết tâm cao từ phía chính phủ đối với chương trình cải cách, bao gồm cả việc cụ thể hóa trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020.

- Việc xây dựng chính sách, chế độ được thực hiện trên cơ sở điều tra, khảo sát thận trọng, phân tích khách quan, toàn diện, tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp để có những quy định khả thi.

- Nhanh chóng hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ và hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên cơ sở đó, thực hiện phân loại đất theo các mục đích sử dụng đất khác nhau.

- Thành lập Hội đồng tư vấn thuế địa phương nhằm xây dựng khung giá tính thuế tài sản, phân hạng tài sản chịu thuế, hạn mức chịu thuế...

- Ứng dụng công nghệ thông tin để cập nhật và theo dõi những biến động về tình hình sử dụng những tài sản mà nhà nước cần quản lý. Hiện đại hóa quản lý thuế tài sản theo phương thức quản lý thu thuế tài sản trên mạng vi tính thống nhất cả nước

bằng cách cấp "mã số" của thửa đất, lô đất theo bản đồ địa chính cho từng tổ chức, cá nhân sử dụng đất để quản lý tổng diện tích đất tính thuế của cả nước, từng địa phương, từng chủ sử dụng đất, theo dõi tình hình biến động của từng thửa đất (thay đổi chủ sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất…)

- Thiết lập hệ thống chứng từ hợp pháp về những tài sản nhà nước cần quản lý và có quy định chế tài phù hợp. Thực hiện chế độ báo cáo và quản lý thuế tài sản từ các cơ quan quản lý về thu thuế tài sản theo yêu cầu, biểu mẫu thống nhất.

- Phân định rõ trách nhiệm cho các cấp chính quyền trong việc quản lý các tài sản thuộc diện nhà nước quản lý. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế tài sản theo hướng trực tiếp hành thu phân cấp cho các chi cục, ở Cục thuế và Tổng Cục thuế có bộ phận chỉ đạo, hướng dẫn quản lý thuế tài sản.

- Hạn chế việc lồng ghép chính sách xã hội vào trong chính sách thuế để đảm bảo sự đơn giản trong chính sách thuế.

- Văn bản Luật thuế tài sản cần được ban hành đồng bộ với các Nghị định, Thông tư quy định và hướng dẫn thi hành cụ thể theo những quan điểm nhất quán, gắn chính sách thuế với các quy định pháp lý về quản lý tài sản.

- Thực hiện đào tạo cán bộ công chức thuế thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, quy trình quản lý thu thuế tài sản. Cải tiến thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, đ c biệt là bồi dư ng đạo đức, phong cách làm việc lịch sự, chu đáo, tận tình với người nộp thuế, đồng thời phải có quy chế xử lý nghiêm minh với cán bộ thuế có hành vi vi phạm đạo đức cán bộ thuế.

- Mở rộng và đa đạng hóa các hình thức tuyên truyền để nâng cao trình độ hiểu biết về chính sách thuế của đông đảo các tầng lớp dân cư, qua đó làm cho mọi người thấy rõ trách nhiệm, tự giác làm tốt nghĩa vụ thuế tài sản.

- Tăng cường cơ sở vật chất đối với bộ phận tổ chức thu thuế tài sản tại cơ quan thu thuế. Văn ph ng giao dịch nơi trực tiếp thu thuế phải đảm bảo khang trang, có đủ phương tiện, trang thiết bị đảm bảo cho cán bộ thuế làm việc giao dịch với người nộp thuế văn minh, lịch sự.

Kết luận chƣơng 5

Qua đối chiếu giữa cơ sở lý luận về thuế tài sản và thực trạng về chính sách thuế liên quan đến tài sản ở Việt nam. Tác giả nhận thấy, việc xây dựng chính sách thuế tài sản thật sự là một yêu cầu cần thiết mang tính khách quan bởi lẽ:

- Đất nước đang trong quá trình đổi mới và phát triển, thu nhập và đời sống của đa số nhân dân tăng lên nhanh chóng. Cùng với quá trình đô thị hóa, việc mở rộng diện tích đất ở, xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản phát triển nhanh, kéo theo sự

gia tăng khoảng cách giàu nghèo của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Để góp phần thực hiện phân phối lại thu nhập trong dân cư, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, nhưng vẫn bảo đảm sự tăng trưởng vững chắc, ổn định của nền kinh tế, các nhà nghiên cứu cần thiết phải xem xét, sửa đổi, bổ sung chính sách thuế hiện hành. Trong đó, chế độ thu ngân sách đối với đất đai, nhà cửa, tài sản được điều chỉnh chủ yếu thông qua chính sách thuế đối với tài sản.

- Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các quan hệ tài sản, nhà cửa, đất đai đang biến động khá phức tạp, đa dạng không chỉ trong phạm vi quốc gia mà c n trong phạm vi quốc tế. Vì vậy, chính sách thuế đối với tài sản cần rõ ràng hơn và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế để góp phần đắc lực vào yêu cầu quản lý tài sản quốc gia, phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập.

- Quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế tất yếu dẫn đến sự giảm sút nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế nhập khẩu… Chính sách thuế được hoàn thiện theo hướng tăng tỷ trọng thu trong nước, trên cơ sở phát triển sản xuất kinh doanh, nâng dần tỷ lệ thuế trực thu trong tổng thu ngân sách. Vì vậy, cần xem xét việc cải cách các sắc thuế nội địa, trong đó có thuế đối với tài sản nhằm khai thác thêm nguồn thu, đáp ứng nhu cầu chi tiêu không ngừng tăng lên của ngân sách nhà nước.

- Việc hoàn thiện mô hình thuế tài sản sẽ góp phần bảo đảm mối quan hệ hữu cơ với các sắc thuế khác trong quá trình cải cách hệ thống chính sách thuế, tiến dần đến việc xây dựng một hệ thống thuế hoàn chỉnh và đồng bộ.

KẾT LUẬN

Luận án “Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam” được hoàn thiện dựa trên cơ sở lý luận kết hợp với thực tiễn nhằm nghiên cứu các nội dung cốt lõi để xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam trong những năm tới. Trong phạm vi nghiên cứu có hạn, luận án đã thực hiện các nội dung và kết quả đạt được chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống các vấn đề lý luận liên quan đến tài sản và thuế tài sản, làm rõ các yếu tố cấu thành thuế tài sản, tầm quan trọng của thuế tài sản, vai tr và vị trị chiến lược của thuế tài sản trong hệ thống thuế quốc gia

Thứ hai, luận án chỉ ra được cách thức thiết lập mô hình thuế tài sản, những nhân tố cốt lỗi cấu thành mô hình thuế tài sản.

Thứ ba, luận án đã phân tích và chỉ rõ thực trạng về việc quản lý tài sản hiện nay, các chính sách thuế có liên quan đến tài sản đang được áp dụng hiện tại, từ đó chỉ

ra các ưu điểm và khuyết điểm của chính sách thuế hiện nay, những m t đã đạt được và những m t c n hạn chế trong quá trình vận dụng của nước ta hiện nay.

Thứ tư, luận án đã tìm hiểu và đúc kết những kinh nghiệm vận dụng mô hình thuế thuế tài sản ở một số quốc gia khác như Thụy Điển, Đài Loan, Cộng H a Pháp… từ đó vận dụng cho việc xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam

Thứ năm, qua nghiên cứu bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội ở Việt nam, luận án đã đề xuất mô hình thuế tài sản trong giai đoạn tới cho Việt Nam cũng như các điều kiện để chính sách thuế tài sản thực hiện được hoàn chỉnh.

Như vậy, trong chiến lược cải cách thuế ở nước ta từ nay đến 2020, luận án đề xuất mô hình thuế tài sản gồm các sắc thuế: Thuế đăng ký tài sản, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế nhà, thuế công trình xây dựng gắn liền trên đất, thuế phương tiện giao thông. Các sắc thuế này có mối quan hệ tương thích, bổ sung và phụ thuộc nhau theo ý nghĩa hệ thống. Có thể thấy rằng sự tồn tại nhiều hình thái của thuế tài sản không đơn giản là để tận thu mà c n là yêu cầu khách quan mang tính k thuật nghiệp vụ và lô-gíc hệ thống. Sự kết hợp ch t chẽ và hợp lý giữa các loại thuế tài sản không những tạo điều kiện thực hiện mục tiêu toàn bộ hệ thống thuế một cách hữu hiệu nhất mà c n tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của công tác hành thu. Chính vì vậy, tuy thuế tài sản không phải là loại thuế mang lại tỷ trọng thu lớn cho ngân sách ở Việt nam, song luôn được coi là loại thuế phức tạp cần được cân nhắc k lư ng trước khi ban hành.

Trong điều kiện thời gian có hạn, luận án chỉ tập trung nghiên cứu việc xây dựng mô hình thuế tài sản, chủ yếu nghiên cứu các thành tố của mô hình thuế tài sản sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam, không đi vào phần nghiên cứu dự báo của mô hình (số thu thuế của mô hình) và chi tiết cách thức vận dụng mô hình (chính sách áp dụng). Tác giả mong muốn trong tương lai gần sẽ tiếp tục hoàn tất phần tiếp theo của mô hình nhằm đóng góp một phần nghiên cứu khoa học cho ngành tài chính nhà nước trong công cuộc cải cách thuế./.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 160 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)