Tài sản và phân lọai tài sản 1 Tài sản

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 31 - 33)

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ TÀI SẢN

2.1 Tài sản và phân lọai tài sản 1 Tài sản

2.1.1 Tài sản

Từ thời cổ xưa các đồ vật không phân biệt về m t giá trị cao hay thấp đều được xem là tài sản. Nhưng thời đại ngày càng phát triển thì càng xuất hiện nhiều dạng tài sản mới, tức là cấu trúc các dạng tài sản càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Trong thực tế thì việc xác định của cải nào thuộc về tài sản là vấn đề rất phức tạp và càng khó khăn hơn khi phải xác định giá trị đích thực của tài sản đó. Theo hai nhà kinh tế học người Anh là Simon James và Christopher trong quyển “Kinh tế học đánh thuế” đã viết: “Tài sản giống như là thu nhập, là những của cải mà một người có được nhờ những nguồn lợi thu được từ hoạt động kinh tế. Sự khác nhau giữa tài sản và thu nhập ở chỗ tài sản là khối lượng của cải ở một thời điểm nào đó c n thu nhập là số của cải thu được trong một khoảng thời gian”

Theo Luật của Anh-M , tài sản là một công cụ để duy trì sự liên tục của quyền sở hữu của chủ thể trong một thời gian. Vì vậy, khi một người đã quá cố, người ta kiểm kê tất cả tài sản mà họ để lại, xác định các khoản phải thanh toán, các khoản công nợ phải thu-phải trả, từ đó xác định giá trị r ng tài sản c n lại của người quá cố để lại mà những người có đủ tư cách thừa kế được nhận.

Ở Việt Nam, theo luật và tục lệ cổ truyền, các tài sản tư thuộc về gia đình, các quyền đối với tài sản tư của gia đình do người chủ gia đình thực hiện và nghĩa vụ về tài sản chỉ có thể do chủ gia đình quyết định trực tiếp ho c thông qua các thành viên trong gia đình. Tài sản thuộc về tất cả những người có quan hệ trực tiếp ho c quan hệ hôn nhân trong gia đình, nhưng việc quản lý tài sản được giao cho cha, mẹ, ông, bà ... nói chung là những người đứng đầu trong gia đình. Cũng có khi ông, bà, cha, mẹ quyết định chia các tài sản của gia đình cho con cháu để có cơ sở kinh tế thành lập các hộ gia đình mới và tài sản được chia đã trở thành tài sản của hộ gia đình mới đó và cứ lần lượt theo cách truyền thống đó mà phát triển.

Theo Bộ Luật Dân sự Việt Nam (2005), tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Như vậy, quyền đối với tài sản phải có đủ hai yếu tố: được thể hiện trị giá bằng tiền và chuyển nhượng được trong giao dịch dân sự. Chủ tài sản có những quyền nhất định đối với tài sản của họ như quyền sử dụng, quyền chuyển đổi, quyền chuyển nhượng, quyền mua bán, quyền cho thừa kế, quyền thế chấp, quyền hủy b …. Ngược lại, quyền bầu cử, quyền tự do, quyền được tôn trọng danh dự không thể hiện được giá trị bằng tiền và cũng không thể chuyển nhượng nên không có tính chất tài sản.

Từ những trích dẫn và phân tích trên theo Bộ Luật Dân sự, khái niệm “tài sản” có thể được hiểu theo những cách sau:

- Thứ nhất, về phương diện pháp lý, tài sản là của cải được con người sử dụng, bản thân “của cải” là một khái niệm luôn được biến đổi và tự hoàn thiện theo sự hoàn thiện của quan niệm về giá trị vật chất. Ở thời La Mã cổ đại, thuật ngữ của cải chỉ khiến người ta liên tưởng đến ruộng, đất, gia súc, nô lệ, hoa lợi từ thiên nhiên… Trong xã hội hiện đại ngày nay, có những của cải rất đ c biệt và đa dạng như sóng vệ tinh, năng lượng nguyên tử, quyền phát minh sáng chế, quyền tác giả, thương hiệu…

- Thứ hai, trong ngôn ngữ thông dụng, tài sản là một vật được con người sự dụng, một vật cụ thể có thể nhận biết được bằng giác quan trực tiếp như: ô tô, máy bay, tàu thuyền, giấy bạc, nhà cửa… Trên phương diện khác, mọi tài sản có thể được xem là hữu hình hay đều có thể trở thành hữu hình hóa, ví dụ như quyền sử dụng đất có thể chuyển nhượng, có thể nhận tiền đền bù và chuyển thành tiền ho c một tài sản hữu hình khác. Tóm lại, của cải vật chất chỉ có thể là tài sản khi chúng có thể được sở hữu, tức là có thể thuộc quyền sở hữu của một cá nhân, một tập thể hay một quốc gia nào đó. Tài sản phải có khả năng mua bán, chuyển nhượng được, có hao m n và biến mất.

- Thứ ba, tài sản là những vật có thực như nhà cửa, phương tiện giao thông, tiền, vàng, giấy tờ trị giá được bằng tiền … của một chủ thể ở một thời điểm nhất định. Tài sản được tạo ra có thể từ sự bắt nguồn khác nhau như từ lao động, sản xuất kinh doanh, thu nhập mang lại, từ đầu tư vốn, nhận biếu t ng, được hưởng thừa kế… Tài sản có thể thường xuyên thay đổi trạng thái và giá trị tùy thuộc vào hành động của chủ sở hữu hay do nguyên nhân khách quan tác động và nó có thể tăng ho c giảm với nhiều lý do khác nhau.

Qua đó rút ra nhận xét, khái niệm tài sản không phải là một khái niệm bất biến mà nó được biến đổi và tự hoàn thiện theo quan niệm về giá trị vật chất. Vì vậy, khi nghiên cứu khái niệm tài sản, cần phải chú ý đến các khía cạnh sau:

- Tài sản có thể đồng nghĩa với của cải tồn tại dưới dạng hữu hình hay vô hình trong trường hợp của cải đó trị giá được bằng tiền và chủ sở hữu có thể ứng xử những quyền đối với của cải đó.

- Tài sản phải luôn gắn liền với một chủ sở hữu nhất định. - Tài sản hoàn toàn khác với thu nhập

- Tài sản khác với vốn, tài sản chỉ có thể trở thành vốn khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, c n tài sản cất giữ nó chỉ là vốn tiềm năng trong tương lai. - Quan niệm về tài sản trong kinh tế phải nhất quán với quy định trong luật dân sự

về tài sản. Bời vì, các tài sản, các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự có những quyền và nội dung, hình thức và phương thức thực hiện các quyền đó do Luật xác định.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)