Kết quả nghiên cứu định lƣợng

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 125 - 127)

CHƢƠNG 4: PHÂ NT CH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THUẾ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM

4.2.6 Kết quả nghiên cứu định lƣợng

Kết quả phân tích cho thấy, mô hình thuế tài sản được cấu thành và chịu tác động bởi các nhóm nhân tố trọng yếu như đối tượng chịu thuế, hình thức tính thuế và căn cứ tính thuế (Hình 4.3).

Như vậy, trong mô hình nghiên cứu ban đầu, nghiên cứu đưa ra 3 nhân tố độc lập với 23 biến để đánh giá tính hiệu quả của thuế tài sản. Sau khi phân tích độ tin cậy và nhân tố, kết quả vẫn giữ nguyên 3 nhân tố và 17 biến. Trong 3 nhân tố thì nhân tố “đối tượng chịu thuế tài sản” có tác động mạnh nhất đến “tính hiệu quả thuế của thuế tài sản” và gần ngang bằng nhân tố trên là “căn cứ tính thuế”.

(a) Đối tượng chịu thuế tài sản

Đối tượng chịu thuế tài sản là các tài sản thuộc phạm vi điều chỉnh của thuế tài sản, các tài sản nằm trong danh mục cần phải có sự điều tiết của chính sách thuế. Tùy theo đ c điểm của nền kinh tế - xã hội, mục tiêu, yêu cầu quản lý, tình trạng thu nhập xã hội, mục đích sử dụng tài sản, tình trạng chủ sở hữu tài sản mà chính sách thuế thiết lập phạm vi đối tượng chịu thuế tài sản. Tài sản chịu thuế phổ biến là bất động

sản, đây là tài sản khó có thể trốn hay lậu thuế, khả năng quản lý, kiểm soát dễ dàng; về mức động viên có thể linh hoạt cao hay thấp tuỳ theo yêu cầu về ngân sách địa phương; số thu có thể kế hoạch hoá một cách tương đối và là nguồn thu quan trọng của các địa phương.

Kết quả phân tích đã chỉ ra phạm vị chịu thuế tài sản chủ yếu là bất động sản và tài sản có giá trị cao như: Quyền sử dụng đất nông nghiệp, quyền sử dụng đất phi nông nghiệp, nhà, công trình xây dựng gắn liền trên đất, tài sản đăng ký sử dụng và phương tiện giao thông. Với hệ số β lớn nhất, bằng 0.387 và là nhân tố tác động mạnh nhất đến “tính hiệu quả của thuế tài sản”. Điều này chứng t nhân tố “đối tượng chịu thuế” có vai tr hết sức quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả thu thuế tài sản. Biểu đồ 4.8cho thấy nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng có xu hướng kết quả nhận định gần giống nhau về đối tượng chịu thuế tài sản.

Biểu đồ 4.8: Xu hướng kết quả nhận định đối với đối tượng chịu thuế tài sản

D01 D02 D03 D04 D05 D06 D07 D08 D09 Kết quả nghiên cứu định tính Kết quả nghiên cứu định lượng (b) Hình thức đánh thuế tài sản

Với hệ số β = 0.294, cho thấy nhân tố “hình thức đánh thuế” có mức tác động ý nghĩa đến tính hiệu quả của thuế tài. Tùy theo đối tượng chịu thuế mà mỗi quốc gia có thể lựa chọn hình thức đánh thuế phù hợp. Quá trình phân tích kết quả cho thấy hình thức đánh thuế nghiêng về hướng tập trung vào những tài sản Nhà nước cần quản lý, những tài sản có giá trị lớn, cũng như việc kết hợp 2 phương thức đánh thuế một lần và đánh thuế hàng năm. Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng cho thấy xu hướng kết quả nhận định gần giống nhau về hình thức đánh thuế tài sản.

Biểu đồ 4.9: Xu hướng kết quả nhận định đối với hình thức đánh thuế tài sản H10 H11 H12 H13 H14 H15 H16 H17 Kết quả nghiên cứu định tính Kết quả nghiên cứu định lượng

(c) Căn cứ tính thuế tài sản

Việc xác định căn cư tính thuế trong mô hình thuế tài sản là điều rất quan trọng đ i h i phải được nghiên cứu và cân nhắc thật k lư ng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, giá tính tính thuế của tài sản phải là giá thị trường của tải sản, trong một số trường hợp thì cần sử dụng giá trị tài sản ấn định. Về thuế suất thì mô hình nên áp dụng thuế suất lũy tiếnthuế suất tỷ lệ. Với hệ số β = 0.370, cho thấy căn cứ tính thuế cũng có mức tác động ý nghĩa đến tính hiệu quả của thuế tài sản. Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng cho thấy xu hướng kết quả nhận định gần giống nhau về căn cứ tính thuế tài sản.

Biểu đồ 4.10: Xu hướng kết quả nhận định đối với căn cứ tính thuế tài sản

C18 C19 C20 C21 C22 C23

Kết quả nghiên cứu định tính Kết quả nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)