CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CH NH SÁCH VỀ THU NGÂN SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN Ở VIỆT NAM
3.1.2 Cấu trúc nguồn thu ngân sách
Thu NSNN là một trong các nhiệm vụ quan trọng của ngành tài chính để tạo nguồn qu cho thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. Ngoài ra, thực hiện các nhiệm vụ thu cũng đồng thời chi phối các hành vi của người sản xuất cũng như tiêu dùng trong xã hội và do vậy sẽ tác động tới việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể.
Biểu đồ 3.3: Kết cấu nguồn thu NSNN giai đoạn 2003-2013 (tỷ lệ %)
0%10% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Thuế SDĐNN
Thuế chuyển Quyền SDĐ Thuế nhà đất
Thuế M ôn bài Lệ phí trước bạ Thu viện trợ Phí và lệ phí Thuế TNCN Thu Khác Thuế TTĐB Thuế tài nguyên Thu tiền thuê đất, SDĐ Thuế XK, NK,TTĐB hàng NK
Thuế GTGT Thuế TNDN
Có thể thấy quy mô thu NSNN của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn từ 2003-2008, chỉ sụt giảm nhẹ trong hai năm 2009 và 2012 do những khó khăn về kinh tế và do việc áp dụng các biện pháp kích cầu nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Nếu sử dụng số liệu của IMF thì tổng thu NSNN của Việt Nam giai đoạn 2006-2013 đạt trên 26% GDP, một mức khá cao so với các nước đang phát triển. Chẳng hạn nếu so sánh mức thu này với các nước đang phát triển có thu nhập thấp thì quy mô thu ngân sách của Việt Nam là tương đương mức trung bình các nước có xuất khẩu dầu và cao hơn nhiều mức độ trung bình của nhóm các nước có thu nhập thấp. Ngay cả khi kinh tế g p khó khăn như năm 2012 thì tổng thu cân đối NSNN so với GDP vẫn đạt 25,3 %, cao hơn mức trung bình của các nước đang phát triển châu Á giai đoạn 2006-2011 (quy mô thu ngân sách đạt 21,4 % GDP). Cần lưu ý là việc so sánh đơn giản quy mô thu ngân sách với GDP có thể khó thuyết phục khi điều kiện mỗi quốc gia có sự khác biệt về cơ cấu kinh tế và cách tính toán quy mô ngân sách (có tính gộp ngân sách địa phương hay không). Tuy nhiên, trong đa số các quốc gia thì số liệu của IMF là quy mô thu ngân sách chung của Chính phủ (gồm cả chính quyền trung ương và địa phương, thu ngân sách được định nghĩa bao gồm thu từ thuế và các nguồn khác) [13]. Vì vậy, việc so sánh với quy mô thu trung bình của các nhóm nước cũng cho phép đánh giá nhanh về quy mô thu ngân sách của Việt Nam.
Bảng 3.2: Kết cấu nguồn thu NSNN giai đoạn 2003-2013 (%)
Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ website Bộ Tài chính
Phân tích cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo sắc thuế (bảng 3.2) cho thấy thu NSNN đến từ ba nguồn chính là thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế trên hàng hóa xuất nhập khẩu (gồm thuế xuất nhập khẩu, thuế
GTGT và thuế tiêu thụ đ c biệt trên hàng nhập khẩu). Có thể thấy rằng thuế với hoạt động xuất nhập khẩu vẫn giữ vai trò rất quan trọng khi đóng góp trung bình hơn 11,73 % số thu NSNN trong năm năm gần đây dù nhiều dòng thuế đã được cắt giảm, nguồn thu này tăng lên chủ yếu do kim ngạch hàng hóa XNK tăng mạnh và công tác hải quan được cải thiện hơn. Tuy nhiên, nguồn thu này sẽ giảm đi khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết với WTO, do vậy cần phải tìm kiếm nguồn thu thay thế để đảm bảo ngân sách không bị thâm hụt trầm trọng hơn.
Liệu Việt Nam có thể kỳ vọng vào loại thuế nào để giúp đảm bảo nhu cầu thu NSNN hay không. So sánh ở Biểu đồ 3.3 phần trên cho thấy tỷ lệ thu thuế GTGT, thuế TNDN và thuế XNK của Việt Nam trong tổng thu ngân sách nhà nước đã cao hơn mức trung bình của các nước đang phát triển châu Á nên những nguồn thuế này khó có thể tiếp tục tăng lên. Ngược lại, để cạnh tranh, Việt Nam cần giảm thuế suất với thu nhập doanh nghiệp điều này cũng giúp sự cạnh tranh về thuế của Việt Nam cao hơn khi xem xét đến thực tế là hầu hết các nước trong khu vực áp dụng thuế suất thuế TNDN đa dạng với nhiều mức thuế suất từ 10-30% thậm chí 2% như ở Philippines trong một số trường hợp.
Ba loại thuế mà Việt Nam có thể kỳ vọng tăng thu trong tương lai là thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đ c biệt và thuế đối với tài sản. Hiện nay thu thuế từ bất động sản (không tính lệ phí trước bạ) chỉ chiếm 0,25% tổng thu ngân sách nhà nước so với mức trung bình trên 1% ở các nước đang phát triển trong khi đây là nguồn thu rất quan trọng cho ngân sách địa phương. Thuế thu nhập cá nhân cũng là nguồn thu thuế mà Việt Nam có thể kỳ vọng để thay thế cho các khoản thu bị sụt giảm khi mà tỷ lệ thuế TNCN trong thu ngân sách mới chỉ bằng khoảng 1/2 các quốc gia khác. Song, trước khi có thể hy vọng nguồn thu này tăng lên thì cần phải có cơ chế để kiểm soát được các nguồn thu nhập và nhất là nâng cao thu nhập của người dân nhờ vào tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ thu ngân sách so GDP của một số nền kinh tế mới nổi ở Châu Á (%)
Một điểm khác biệt nữa để có cái nhìn toàn diện hơn về bức tranh ngân sách Việt Nam qua Biểu đồ 3.4. M c dù tỷ lệ thu ngân sách trên GDP của Việt nam gần thuộc hàng cao nhất so với một số nền kinh tế mới nổi ở Châu Á. Tuy nhiên, cấu trúc thu thuế của Việt nam không cân đối, đ c biệt là thuế tài sản và thuế TNCN t ra kém hiệu quả (Biểu đồ 3.2). Trong khi đó cán cân thâm hụt ngân sách của Việt nam là khá cao trong những năm gần đây so với các nước ( bảng 3.3). Theo số liệu của IMF năm 2012, cho thấy trong năm năm gần đây Việt Nam luôn có tỷ lệ thâm hụt NSNN cao hơn trung bình các nước đang phát triển có thu nhập thấp trên thế giới và cao hơn tỷ lệ trung bình của tất cả các nhóm nước đang phát triển thấp chia theo khu vực. Đây là vấn đề mà Chính phủ Việt nam cần lưu ý vì thâm hụt ngân sách cao, liên tục có ảnh hưởng tiêu cực đến các biến số vĩ mô của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán, tỷ giá.
Bảng 3.3: So sánh cán cân NSNN Việt nam và các nước đang phát triển (% GDP)
Về mức độ minh bạch của ngân sách Việt nam, theo đánh giá của IMF, WB thì Việt Nam chỉ mới cải thiện được phần nào từ năm 2008 đến nay. Tuy nhiên mức mức độ điểm A là khá nh trong khi điểm D quá lớn (biểu đồ 3.7). Trong báo cáo “Đánh giá minh bạch tài khóa của Việt Nam” được Ngân hàng Thế giới công bố năm 2014, các chuyên gia của WB cho rằng Việt Nam đã có những tiến bộ trong việc minh bạch tài khóa, tiến được một bước dài trong việc cải thiện minh bạch về chính sách tài khóa và ngân sách Nhà nước kể từ cuối thập kỷ 90 – thời điểm các văn bản ngân sách vẫn được coi là bí mật Nhà nước.
Biểu đồ 3.5: Mức độ minh bạch của Ngân sách Việt Nam
Về độ đàn hồi của thuế, qua đồ thị 3.1 kết quả cho thấy rằng độ đàn hồi các sắc thuế không ổn định, không h a nhịp cùng mức tăng trưởng GDP, thậm chí nhiều thời điểm rơi về dưới cận âm khá nhiều lần. Điều này làm cho tính bền vững và ổn định của hệ thống thuế không cao.
Đồ thi 3.1: Độ đàn hồi của thuế (2004-2013)
(5.00)(4.00) (4.00) (3.00) (2.00) (1.00) - 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng thu thuế Thuế TNDN Thuế GTGT Thuế XK, NK,TTĐB hàng NK
Thuế tài nguyên Thuế TTĐB Thuế TNCN Lệ phí trước bạ Thuế Môn bài Thuế nhà đất Thuế CQSDĐ Thuế SDĐNN
Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ website Bộ Tài chính
Số liệu từ bảng 3.4 cũng đã cho thấy các sắc thuế tài sản, thuế đối với hàng nhập khẩu có độ đàn hồi kém nhất. Điều này có thể lý giải nguyên nhân là do các cam kết cắt giảm thuế suất hàng nhập khẩu theo lộ trình cam kết và hội nhập, c n thuế tài sản là do chính sách miễn giảm trong thời gian qua, m t khác thuế tài sản chưa được triển khai và vận dụng đúng mức như chiến lược cải cách đề ra.
Bảng 3.4: Độ đàn hồi của thuế (tax buoyancy)