Các hình thức đánh thuế tài sản

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 39 - 40)

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ TÀI SẢN

2.2.4 Các hình thức đánh thuế tài sản

(a) Đánh thuế trên tất cả các tài sản

Theo hình thức này, đối tượng đánh thuế tài sản là tất cả các loại tài sản mà một chủ sở hữu có được (gồm cả bất động sản và động sản). Trị giá tài sản chịu thuế là giá trị tài sản ròng, là kh an chênh lệch giữa tổng giá trị các tài sản và các chi phí, tiền vay tạo thành tài sản đó. Hình thức thuế của cải đánh trên giá trị tài sản r ng thường thích hợp trong điều kiện xã hội có mức thu nhập bình quân đầu người cao, khu vực kinh tế tư nhân phát triển, tài sản có sự tập trung quá mức vào một nhóm người giàu có dẫn đến khoảng cách chênh lệch đáng kể giữa giàu và nghèo, loại thuế này thường được áp dụng ở các nhóm nước OECD. Thuế suất thường sử dụng theo hình thức thuế suất lũy tiến, mức độ lũy tiến phụ thuộc vào mức độ tập trung tài sản trong xã hội cao

hay thấp vào một nhóm người giàu có nhất định. Nếu khoảng cách chênh lệch giàu nghèo quá lớn thì mức lũy tiến cần thiết kế cao hơn. Ngược lại, mức lũy tiến vừa phải ho c đôi khi không cần sử dụng loại thuế suất này.

(b) Đánh thuế vào một bộ phận tài sản

Theo hình thức này, đối tượng đánh thuế tài sản chỉ là một bộ phận trong toàn bộ tài sản của chủ sở hữu, có hai hình thức thuế phổ biến khi tính theo phương pháp này:

- Thuế bất động sản: Đối tượng nộp thuế là chủ sở hữu đất, nhà và bất động sản khác. Thuế suất thường là thuế suất lũy tiến áp dụng trên trị giá tài sản chịu thuế, với mức động viên thấp và chỉ mang tính chất quản lý. Thuế bất động sản thường được giao cho các cấp chính quyền địa phương quản lý và thu vào ngân sách địa phương.

- Thuế đánh một lần vào tài sản khi chuyển dịch quyền sở hữu: Thuế được thực hiện khi đối tượng nộp thuế cần có chứng nhận quyền sở hữu khi mua bán, thừa kế, chuyển dịch động sản ho c bất động sản. Thuế chỉ đánh một lần khi đăng ký quyền sở hữu, mức thuế thường là thuế suất tỷ lệ tính trên giá trị giá tài sản chịu thuế ho c là định suất thuế (giá trị tuyệt đối) theo đơn vị tài sản.

Mức thuế cao hay thấp tùy theo yêu cầu và mục đích điều tiết: Áp dụng mức thuế thấp nếu ngoài việc nộp thuế chuyển dịch quyền sở hữu, hàng năm c n phải nộp thuế tài sản. Áp dụng mức thuế cao nếu chỉ chịu một lần thuế tài sản khi đăng ký. Giá tính thuế tài sản thường được căn cứ theo giá thị trường tại thời điểm đánh thuế tài sản. Một số trường hợp khó xác định giá thị trường thì áp dụng giá tính thuế do nhà nước quy định. Nguồn thu từ các loại thuế đăng ký tài sản khi chuyển dịch quyền sở hữu thuộc các cấp ngân sách, trong đó có một phần cho ngân sách địa phương.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)