Khái niệm và đc điểm của thuế tài sản

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 33 - 35)

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ TÀI SẢN

2.2.1 Khái niệm và đc điểm của thuế tài sản

Thuế tài sản là tên gọi chung của các sắc thuế đánh vào quyền sở hữu ho c quyền sử dụng tài sản. Sắc thuế tài sản phổ biến nhất là thuế bất động sản, ở một số quốc gia, chính quyền tách bất động sản thành nhà ở và đất ở và tương ứng là hai sắc

thuế riêng. Thời phong kiến Việt Nam, thuế điền thổ, c n gọi là thuế ruộng đất là một loại thuế tài sản phổ biến. Có một sắc thuế tài sản được thu khi phát sinh sự thay đổi quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản, như thuế trước bạ, thuế thừa kế.

Theo Huỳnh Huy Quế-một nhà nghiên cứu có gần 50 năm kinh nghiệm về chính sách thuế, cho rằng [18]:

- Thuế tài sản là tên gọi để chỉ sắc thuế lấy tài sản làm đối tượng đánh thuế. Đây là một trong ba cách phân loại theo nội dung của hệ thống thuế gồm: thuế đánh vào thu nhập, thuế đánh vào tiêu dùng (sử dụng thu nhập) và thuế đánh vào tài sản (thu nhập là được tích lu và vật chất hoá dưới dạng tài sản). Việc phân biệt rõ đối tượng đánh thuế tài sản, đối tượng đánh thuế thu nhập và thuế tiêu dùng có ý nghĩa quan trọng để có căn cứ xác định chính xác thời điểm cũng như cơ sở đánh thuế, tránh được sự trùng lắp, chồng chéo về nội dung động viên thu nhập của đối tượng chịu thuế .

- Thuế tài sản là loại thuế ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại với hình thức đầu tiên là thuế đất được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các xã hội cổ đại, vì lúc đó đất đai hầu như là tài sản duy nhất thật sự có giá trị và nhà nước có điều kiện thuận lợi để nắm chắc, quản lý và đánh thuế. Khi nền kinh tế-xã hội của các quốc gia ngày càng phát triển, trên thế giới dần dần xuất hiện nhiều loại của cải khác thuộc đối tượng đánh thuế tài sản. Thông thường, việc đánh thuế vào tài sản không tính đến nguồn gốc thu nhập tạo ra tài sản có từ đâu, lúc nào… mà chỉ quan tâm đến trị giá tài sản của chủ thể có quyền sở hữu (ho c quyền sử dụng) vào thời điểm nhất định.

- Thuế tài sản được điều chỉnh theo quyền sở hữu, quyền sử dụng, khai thác hay chuyển nhượng tài sản tại thời điểm nhất định, theo quy định của pháp luật, với nhiều hình thức tên gọi khác nhau, chủ yếu là: thuế đăng ký tài sản (thuế trước bạ, lệ phí trước bạ); thuế thừa kế; thuế quà biếu; thuế nhà đất; thuế tài sản (đánh tổng hợp trên toàn bộ giá trị bất động sản, động sản và tài sản tài chính của một chủ thể); thuế chuyển nhượng tài sản (nhà, đất, vốn, trái phiếu…); thuế khai thác tài nguyên quốc gia. Thuế tài sản được đánh giá là loại thuế trực thu có thể động viên tương đối sát với khả năng đóng góp thực tế của người chịu thuế vì thuế đánh vào những tài sản cụ thể, nhất là nhà và đất, là những vật thực có, dễ nhận biết hơn các đối tượng đánh thuế thu nhập hay tiêu dùng.

Thuế tài sản được thể hiện dưới nhiều hình thức với tên gọi khác nhau như thuế mua tài sản, thuế nhà, thuế đất, thuế đăng ký tài sản, thuế chuyển nhượng tài sản… với những đ c điểm như sau:

Thuế tài sản là loại thuế dựa trên quan điểm đánh thuế theo lợi ích, những người được hưởng lợi ích nhiều thì phải nộp thuế nhiều hơn. Điều này xuất phát từ thực tế là nhiều loại tài sản được bảo tồn, phát triển và sinh lợi là do được thừa hưởng

rất nhiều từ các dịch vụ công cộng của nhà nước. Ví dụ, giá trị đất có thể tăng lên rất nhiều nhờ việc mở đường, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, các công trình vui chơi giải trí… mà không cần một sự đầu tư nào của chủ sở hữu. Bên cạnh đó, nhà nước bảo vệ tài sản của chủ sở hữu bằng cách công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế, bảo vệ tài sản trong trường hợp bị mất cắp…Như thế, người có tài sản cần phải đóng góp một khoản tiền nhất định cho nhà nước để thực hiện các chi phí công cộng. Từ luận điểm này, việc đánh thuế tài sản thường được xem xét trên giá trị lợi ích khác nhau về các dịch vụ công cộng mà chủ sở hữu tài sản đã được hưởng.

Thuế tài sản mang tính chất là loại thuế hổ trợ cho thuế đánh trên thu nhập. Thu nhập từ tài sản thường khó xác định được nếu chủ sở hữu cố tình che dấu, trong khi tài sản dù là động sản hay bất động sản khó mà che dấu được. Thuế đánh vào tài sản cho phép khai thác hết khả năng của người nộp thuế. Điều này, còn góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế vì nó khuyến khích chủ sở hữu tài sản sử dụng tài sản có hiệu quả nhất. Thuế tài sản chỉ ảnh hưởng đến một phần thiểu số dân cư thuộc diện giàu có nên dễ nhận được sự ủng hộ của đại đa số người dân.

Thuế tài sản là một trong những biện pháp can thiệp của nhà nước trong việc giải quyết sự không công bằng về phân phối tài sản giữa các tầng lớp dân cư. Thông thường sự bất bình đẳng về phân phối tài sản dễ nhận thấy hơn trong phân phối thu nhập và tiêu dùng. Biện pháp để điều chỉnh sự bất bình đẳng thông qua phân phối tài sản là đánh thuế tài sản. Với quan điểm này, đ i h i thuế tài sản phải đáp ứng được yêu cầu là đánh trên tất cả các tài sản chứ không phải chỉ đánh trên một số loại tài sản, giá tính thuế phải là giá trị tài sản ròng chứ không phải là tổng giá trị tài sản.

Thuế tài sản là sắc thuế có thể phục vụ yêu cầu điều chỉnh mối quan hệ hợp lý giữa tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệm của các chủ thể trong nền kinh tế. Do việc đánh thuế tài sản sẽ làm hạn chế ý thích tiết kiệm, tích lũy bằng tài sản và khuyến khích tăng tiêu dùng ho c đầu tư sản xuất, kinh doanh nên có thể sử dụng thuế tài sản làm công cụ kích cầu, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

Thuế tài sản, đặc biệt là loại thuế đăng ký, thường dễ thu. Thuế đăng ký tài sản là loại thuế dễ thu vì loại thuế này được xây dựng phù hợp với tâm lý của người có tài sản, muốn được xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp và bảo hộ đối với một số tài sản có giá trị.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)