Vai tr của thuế tài sản

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 35 - 37)

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ TÀI SẢN

2.2.2 Vai tr của thuế tài sản

Việc đánh thuế tài sản không đơn giản chỉ nhằm mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà xuất phát từ nhiều lý do xét trên nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội. Thuế tài sản có vai tr quan trọng trong nền kinh tế cũng như hệ thống ngân sách nhà nước, cụ thể:

Thứ nhât, Thuế tài sản là nguồn thu rất quan trọng cho ngân sách Nhà Nước.

nhiều Quốc gia và cũng chính là loại thuế dễ quản lý thu. Những bất động sản, nhà cửa không thể di dời hay che dấu được. Máy bay, ô tô, tàu thuyền… thì không thể không đăng ký lưu thông. Nhìn chung ở các Quốc gia áp dụng thuế tài sản đã mang về nguồn thu rất cao cho ngân sách Nhà Nước. Ví dụ như ở Canada, M , Úc, Ireland, Newzeland thuế tài sản chiếm trên 85 trong tổng thu ngân sách [20].

Thứ hai, Thuế tài sản góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Công bằng xã hội luôn là một khái niệm rất quan trọng khi xây dựng bất kỳ chính sách thuế nào, đối với thuế tài sản thì công bằng xã hội được hiểu như sau: những người sở hữu một lượng tài sản có giá trị lớn, những tài sản có khả năng tạo ra thu nhập nhiều hơn, ngoài những tài sản phục vụ cho đời sống sinh hoạt cá nhân họ c n có các tài sản tích trữ, đầu tư sinh lợi thì những chủ thể này phải có một nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước và cuối cùng thì ngân sách này thực hiện chức năng phân phối và phân phối lại. Bất kỳ một xã hội nào càng phát triển thì càng có sự phân cực giữa hai tầng lớp người giàu và người nghèo. Vì vậy, đứng ở góc độ quản lý Nhà nước đảm bảo một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh thì chính sách thuế tài sản là một công cụ thực hiện mục tiêu này. Bên cạnh đó, thuế tài sản c n có vai tr quan trọng trong mối quan hệ giữa các thế hệ, tăng cường đoàn kết nội bộ, giảm đi sự chênh lệch quá đáng về thu nhập trong các tầng lớp xã hội.

Thứ ba, thuế tài sản còn được coi là công cụ hữu hiệu của Chính phủ. Thuế tài sản c n được coi là công cụ nhằm thực hiện việc quản lý, kiểm kê, kiểm soát đối với các loại tài sản có giá trị. Thông qua đó thấy được sự chênh lệch giàu nghèo, mức sống của các tầng lớp dân cư, tiềm năng nguồn lực xã hội... Từ đó Chính phủ có những quyết sách hợp lý cho việc phát triển kinh tế xã hội trong mỗi thời kỳ nhất định.

Như vậy, xét trên khía cạnh việc đánh thuế tài sản là cần thiết vì nó khắc phục các khiếm khuyết của thuế thu nhập cá nhân, đ c biệt là đối với những nước mà mức độ thu nhập cá nhân có diện đánh thuế hạn hẹp và bị hạn chế do năng lực thực hiện. Cùng với các loại thuế khác, thuế tài sản cho phép thực hiện được các mục tiêu, yêu cầu đề ra về tài chính, kinh tế, xã hội... đồng thời phát huy tác dụng hỗ trợ có hiệu quả cho thuế đánh vào thu nhập và tiêu dùng trong hệ thống thuế. Đó cũng chính là lý do mà thuế tài sản ra đời đã từ lâu và đang được nhiều nước sử dụng, kể cả trong xu thế cải cách hệ thống chính sách thuế hiện nay theo hướng đơn giản, giảm bớt các loại thuế. Tuy nhiên trong một hệ thống thuế gồm nhiều loại thuế thu nhập có diện đánh thuế mở rộng thì hình thức thuế tài sản đánh vào những tài sản do thu nhập tạo ra đã chịu thuế thu nhập có thể dẫn đến tình trạng đánh thuế trùng vào khoản tiết kiệm và vì vậy sẽ không mang lại hiệu quả kích thích các đối tượng tạo ra thu nhập trong xã hội. Do vậy, việc đánh thuế tài sản cần phải được xem xét, phân tích thận trọng trong mối quan hệ với các loại thuế khác, đ c biệt là đối với các loại thuế trực thu để thuế tài sản

vừa đáp ứng yêu cầu tăng thu cho Ngân sách nhà nước một cách hợp lý, vừa khắc phục được sự trùng lắp, chồng chéo trong cách đánh thuế thu nhập, không kìm hãm phát triển sản xuất kinh doanh và không làm cản trở ý chí làm giàu chính đáng, mua sắm tài sản của các tầng lớp dân cư.

Thuế tài sản không những là một biện pháp tài chính động viên cho ngân sách mà c n là một yêu cầu có tính k thuật hệ thống nhằm đảm bảo việc đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội và phục vụ mục tiêu quản lý của nhà nước. Vì lẽ đó, cùng với thuế tiêu dùng, thuế tài sản là một hình thức thu bổ sung của thuế thu nhập nhằm đảm bảo tính công bằng và tính hiệu quả của cả hệ thống thuế.

Thứ tư, có tác dụng làm giảm nhẹ gánh nặng cho thuế thu nhập. Thuế tài sản thực chất là một loại thuế bổ sung cho thuế thu nhập vì nó đánh vào một dạng tồn tại khác của thu nhập (thu nhập tích lũy được tài sản hoá). Theo quan điểm này, việc sử dụng nhiều hình thức đánh thuế vào các dạng tồn tại của thu nhập (như yêu cầu đánh thuế lũy tiến vào thu nhập) là cần thiết để đảm bảo yêu cầu bao quát hết tất cả các nguồn thu. Về nguyên tắc thì chỉ cần đánh thuế thu nhập là đủ vì tất cả các khoản thuế có tính chất trực thu, suy cho cùng đều được trích từ thu nhập của đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, nếu chỉ đánh một lần duy nhất vào thu nhập khi phát sinh thì mức thuế sẽ phải cao và do đó không có lợi về m t tâm lý, thậm chí kìm hãm các hoạt động tạo ra thu nhập. Hơn thế nữa, việc đánh thuế một lần vào thu nhập sẽ có khuynh hướng không đảm bảo công bằng vì khả năng kiểm soát ch t chẽ các nguồn thu thường rất khó khăn đối với chính quyền thu thuế. Vì vậy, việc đánh thuế tài sản thực chất cũng là đánh thuế vào phần thu nhập được tài sản hoá. Diện đánh thuế tài sản rộng hơn diện đánh thuế thu nhập, bao gồm mọi tài sản, không phân biệt tài sản đó mang lại thu nhập hay không, đảm bảo công bằng xã hội. Việc đánh thuế tài sản sẽ có thêm cơ hội để hạ bớt thuế suất thuế thu nhập, làm cho sắc thuế này được đông đảo người dân chấp nhận hơn.

Thứ năm, phục vụ yêu cầu điều chỉnh mối quan hệ hợp lý giữa tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệm. Thuế tài sản phục vụ yêu cầu điều chỉnh mối quan hệ hợp lý giữa tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệm của các tác nhân trong nền kinh tế. Việc đánh thuế tài sản sẽ làm hạn chế ý thích tiết kiệm, tích lu bằng tài sản và khuyến khích tăng tiêu dùng ho c đầu tư sản xuất kinh doanh, qua đó góp phần thực hiện tốt chủ trương kích cầu để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)