Đánh giá chung về chính sách thuế liên quan đến tài sản ở Việt nam

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 93 - 96)

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CH NH SÁCH VỀ THU NGÂN SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN Ở VIỆT NAM

3.3.3 Đánh giá chung về chính sách thuế liên quan đến tài sản ở Việt nam

Kết quả khảo sát chuyên gia qua bảng 3.12, chỉ ra rằng có 3 sắc thuế mang tính chất thuế tài sản như thuế SDĐNN, thuế SDĐ phi NN và lệ phí trước bạ, các sắc thuế c n lại chi liên quan đến tài sản chứ không mang tính chất thuế tài sản.

Bảng 3.12:Kết quả khảo sát các sắc thuế liên quan đến tài sản hiện nay

TT Các sắc thuế liên quan

đến tài sản hiện nay

Mang tính chất thuế tài sản Chỉ liên quan đến tài sản 4.1 Thuế SDĐNN 97% 3% 4.2 Thuế SDĐPN 100% 0% 4.3 Tiền sử dụng đất 2% 98% 4.4 Tiền thuê đất 0% 100% 4.5 Lệ phí trước bạ 99% 1%

4.6 Thuế TN đối với chuyển nhượng BĐS 3% 97%

4.7 Thuế Tài nguyên 2% 98%

4.8 Lệ phí địa chính 0% 100%

Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ phiếu điều tra (phụ lục 1.2)

Qua phân tích trên, kết quả chỉ ra rằng về cơ sở pháp lý liên quan đến tài sản đã dần dần hoàn thiện, mang tính ch t chẻ và có định hướng khoa học hơn, đó chính là tiên đề pháp lý cho việc hình thành mô hình đánh thuế tài sản ở Việt nam được hoàn hảo hơn, cụ thể:

- Chế độ quản lý của nhà nước về tài sản, nhất là luật đất đai đã quy định cụ thể về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, xác định thời điểm sử dụng đất và đ c biệt là những quy định về định giá đất. Đây cũng là căn cứ tính thuế đối với các sắc thuế như như thuế sử dụng đất, thuế trước bạ. Do đó, khi có sự điều chỉnh từ các chế độ quản lý đối với tài sản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách thuế về tài sản.

- Các quy định về việc đăng ký sở hữu tài sản như nhà ở, nhà kinh doanh, tàu bay, ô tô, tàu thuyền…, quyền sử dụng tài sản như quyền sử dụng đất đã có những thay đổi tích cực, nhằm quản lý và sử dụng tài sản hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn.

- Tuy nhiên, Việt nam cũng cần sớm xây dựng dự thảo và bàn hành Luật tài sản, vì đã có nhiều quốc gia trên thế giới đã có Luật tài sản từ rất sớm.

Tóm lại, qua thực trạng và phân tích về chính sách thuế liên quan đến tài sản ở Việt Nam đã nêu trên, chỉ ra những tồn tại chủ yếu của các sắc thuế này như sau:  Nguồn thu từ các loại thuế có liên quan đến tài sản chỉ chiếm một tỷ trọng thấp so

với tổng số thu ngân sách nhà nước và cũng chưa thật sự giữ một vị trí quan trọng trong ngân sách địa phương như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, đó cũng là một điểm khác biệt về chính sách thuế tài sản nước ta so với các nước khác trên thế giới.

 Chưa có một sự phân loại, sắp xếp các sắc thuế liên quan đến tài sản một cách có hệ thống và khoa học, trong đó có sự nhầm lẫn giữa các sắc thuế mang tính chất là thuế tài sản và các sắc thuế không mang tính chất là thuế tài sản. Điều này dễ tạo tâm lý đối với người nộp thuế là khi phát sinh các vấn đề liên quan đến tài sản.  Căn cứ tính thuế gồm nhiều yếu tố phức tạp và bất hợp lý như thuế sử dụng đất

nông nghiệp, thuế nhà đất. Điều này vừa gây khó khăn cho công tác hành thu, vừa dễ gây tiêu cực cho người thực hiện, tạo tâm lý không yên tâm cho người nộp thuế.  Trong hầu hết các sắc thuế tài sản đều quy định nhiều chế độ miễn giảm thuế,

khiến chính sách thuế trở nên phức tạp và khó giải thích đối với người nộp thuế (lồng ghép nhiều chính sách xã hội vào chính sách thuế).

 Các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện các loại thuế này được ban hành quá nhiều nhưng không cụ thể, đôi khi nội dung chồng chéo nhau và thiếu sự nhất quán giữa các cơ quan ban hành, khiến việc triển khai thực hiện thiếu đồng bộ ở những cơ quan thuế. Qua đó cho thấy, quan điểm về các sắc thuế mang tính chất là thuế tài sản ớ Việt nam chưa thật sự rõ ràng.

 Chính sách thuế liên quan đến tài sản của Việt nam chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, trong một số trường hợp c n có sự lẫn lộn giữa thuế và lệ phí. Việc hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã đ t ra cho ngành thuế Việt nam những thách thức không nh trong tiến trình cải cách kinh tế-xã hội và xây dựng các chính sách thuế phù hợp hơn. Các nguyên tắc của WTO chi phối mạnh mẽ đến việc xây dựng chính sách thuế trên các nguyên tắc trọng yếu như không phân biệt đối xử, thực hiện tự do hóa và tính công khai, minh bạch, thực hiện các cam kết chính sách thuế

của Việt Nam đối với WTO. Chính sách thuế của Việt nam nói chung, thuế tài sản nói riêng đang đứng trước yêu cầu thay đổi cơ bản sau khi Việt Nam bắt đầu thực hiện sâu và rộng các cam kết WTO, CEPT, AFTA, TPP, ASEAN-các nước... và các cam kết khác trong tương lai.

Kết luận chƣơng 3

Cho đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam tuy chưa có sắc thuế nào có tên là thuế tài sản, nhưng đối chiếu với cơ sở lý luận về tài sản và thuế tài sản ở nhiều nước trên thế giới thì có một số sắc thuế và lệ phí hiện hành mang tính chất của thuế tài sản như thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (thay thế thuế nhà đất trước năm 2012) và lệ phí trước bạ.

Qua hai cuộc cải cách thuế quan trọng đầu tiên thực hiện năm 1990 và 1998 nhằm mục đích điều chỉnh theo quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Một khung pháp lý tổng thể đã được xây dựng nhằm tái cấu trúc hệ thống thuế trong nền kinh tế chỉ huy tập trung cũ. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng ở Chương 3 chỉ ra rằng, hệ thống thuế Việt nam chưa thật sự đồng bộ, nguồn thu chủ yếu tập trung vào thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng, các sắc thuế khác không được phát huy, một vài sắc thuế mang lại nguồn thu rất thấp (dưới 1 trong tổng thu). Trong khi nguồn lực tài chính của nền kinh tế là giới hạn, do vậy mức huy động của thuế cũng phải có sự giới hạn. Với thực trạng là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu chi tiêu của ngân sách rất lớn và áp lực cân đối ngân sách là không nh , nhưng không phải thế là tận thu để bao chi, vì làm như vậy sẽ phá v tính kỷ luật tài chính tổng thể. Thuế không vì mục tiêu cân đối ngân sách trước mắt, mà quan trọng phải hướng vào mục tiêu cao hơn và xa hơn. Cải cách thuế cần tập trung vào việc thu hẹp những bóp méo của thuế, đi đôi với việc mở rộng cơ sở thuế và hạ thấp thuế suất. Đồng thời, chính sách thuế phải bao quát hết tất cả nguồn thu, cần đưa vào áp dụng các loại thuế mới để quản lý nguồn thu và nâng cao vai tr điều tiết như thuế tài sản, thuế môi trường. Trong xu hướng hội nhập, thuế đánh vào thương mại quốc tế sẽ giảm dần, thay vào đó chính sách thuế cần nỗ lực gia tăng thuế thu nhập cá nhân và thuế tài sản để tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới. Thực hiện cải cách thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, minh bạch, trung lập, không phân biệt các thành phần kinh tế; đồng thời tháo d dần chính sách bảo hộ bằng việc xóa b hàng rào phi thuế quan, cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ là những bước đi quan trọng nhằm gây sức ép, buộc các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)