CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ TÀI SẢN
2.5.4 Nguyên tắc đơn giản
Nguyên tắc đơn giản phải được thể hiện trong cả khâu thiết kế và điều chỉnh thực hiện để hạn chế sự chủ quan, võ đoán và tình trạng tham nhũng trong công tác quản lý thuế. Tính đơn giản trong thiết kế thuế tài sản đ i h i việc đánh thuế phải dựa trên cơ sở rộng với các mức thuế suất thống nhất cho các loại tài sản. M c dù điều này trái ngược hoàn toàn với lý thuyết thuế tối ưu nhưng thuế tối ưu lẫn thống nhất đều nỗ lực nâng cao hiệu quả kinh tế – chúng chỉ khác nhau ở phương thức nhằm đạt được mục tiêu này mà thôi. “Thuế tối ưu” cố gắng tối thiểu hóa gánh n ng thuế quá mức bằng các mức thuế suất khác nhau dựa vào các hàm phúc lợi xã hội, dựa vào thu nhập và những phản ứng tương quan dự kiến của người nộp thuế đối với những thay đổi về giá tương đối do thuế tạo ra – chú trọng vào các mức thuế suất lũy tiến và công bằng theo chiều dọc. Trái lại, “thuế thống nhất” phản đối thuế tối ưu cả về lý thuyết có tính suy đoán và cả phương pháp tiếp cận mà nó quá phức tạp không thể thực hiện được cho dù nó dựa vào phần phân tích đúng đắn, lý thuyết thuế thống nhất cho rằng thuế tối ưu b qua hoàn toàn bộ phận quản lý thuế của quá trình cải cách thuế bằng cách giả định rằng công tác quản lý thuế là hoàn hảo, điều đó cũng tương đồng với việc giả định của nhà vật lý về một thế giới không có ma sát [66]. Do vậy, thuế thống nhất cố gắng hạn chế các chi phí của thuế bằng cách khuyến cáo sử dụng các cấu trúc đơn giản của cơ sở thuế rộng, cho phép sử dụng thuế suất biên hiệu dụng thấp hơn, do vậy mới có khả năng giảm mức độ biến dạng do thuế gây ra.
Tính đơn giản trong quản lý thuế tài sản làm gia tăng tính hiệu quả về m t chi phí và sự công bằng khi thực thi chính sách thuế. Các thủ tục thuế đối với tài sản đơn giản sẽ được chuyên viên thuế và người nộp thuế nhanh chóng nắm bắt, do vậy việc quản lý sẽ tương đối dễ dàng và ít tốn kém – nếu có tình trạng lạm dụng thì cả hai bên đều dễ dàng biết được. Hơn nữa các tác nghiệp khi đã được hợp lý hóa cho phép mở rộng phạm vi thu thuế chỉ với nguồn lực hạn chế và khuyến khích người nộp thuế tự nguyện tuân thủ do dịch vụ được cải thiện.
Nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu phải được thể hiện ở cả khía cạnh kinh tế lẫn pháp lý. Thông thường cơ quan thuế quan tâm nhiều đến số tiền thuế thu được cho ngân sách, nhưng người chịu thuế luôn muốn biết xem ngoài thuế, họ c n phải chịu
thêm chí phí liên quan nào nữa hay không ví dự như chi phí thuê khai thuế, chi phí xin giấy phép ưu đãi đầu tư, thời gian mà họ phải b ra để hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước… Giảm bớt các chi phí liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế rất quan trọng trong việc cải cách thuế. Hầu hết các quốc gia đều mong muốn luật thuế của mình đơn giản và dễ hiểu. Ví dụ như trong chiến dịch tranh cử tổng thống M nhiệm kỳ 2004-2008, cả Kerry và Bush đều hứa là sẽ đơn giản hóa luật thuế. Điều này rất được người dân M hoan nghênh vì luật thuế liên bang của M đã gần 60.000 trang [66]. Sự phức tạp của luật thuế do nhiều yếu tố như sự phát triển của các lọai hình kinh tế, sự phát triển của các nguồn thu nhập, quy trình làm luật...
Tuy nhiên, nếu một sắc thuế quá đơn giản cũng không phải luôn luôn là một điểm tích cực. Thuronyi (2008) đã chỉ ra rằng ở những nước đang phát triển có luật thuế rất đơn giản và với luật thuế như thế, các nước này không thể điều chỉnh những giao dịch phức tạp [66]. Cơ quan quản lý thuế không thể đưa ra được hướng dẫn thích hợp cho người nộp thuế, người chịu thuế ho c cơ quan quản lý thuế không có khả năng kiểm tra những giao dịch đó dẫn đến tình trạng trốn, tránh thuế và thất thu ngân sách.
Tính đơn giản phải được thể hiện trong cả khâu thiết kế và điều chỉnh thực hiện để hạn chế sự chủ quan, võ đoán và tình trạng tham nhũng trong công tác quản lý thuế. Tính đơn giản trong thiết kế thuế tài sản đ i h i việc đánh thuế phải dựa trên cơ sở rộng với các mức thuế suất thống nhất cho các loại tài sản. M c dù điều này trái ngược hoàn toàn với lý thuyết thuế tối ưu, nhưng thuế tối ưu lẫn thống nhất đều nỗ lực nâng cao hiệu quả kinh tế – chúng chỉ khác nhau ở phương thức nhằm đạt được mục tiêu mà thôi, “Thuế tối ưu” cố gắng tối thiểu hóa gánh n ng thuế quá mức bằng các mức thuế suất khác nhau dựa vào các hàm phúc lợi xã hội dựa vào thu nhập và những phản ứng tương quan dự kiến của người nộp thuế đối với những thay đổi về giá tương đối do thuế tạo ra – chú trọng vào các mức thuế suất lũy tiến và công bằng theo chiều dọc. Trái lại, “thuế thống nhất” phản đối thuế tối ưu cả về lý thuyết có tính suy đoán và cả phương pháp tiếp cận mà sản phẩm của nó quá phức tạp không thể thực hiện được cho dù nó dựa vào phần phân tích đúng đắn. Do vậy, thuế thống nhất cố gắng hạn chế các chi phí của thuế bằng cách khuyến cáo sử dụng các cấu trúc đơn giản của thuế cơ sở rộng cho phép sử dụng thuế suất biên hiệu dụng thấp hơn, do vậy giảm mức độ biến dạng do thuế gây ra.
Tính đơn giản trong quản lý thuế tài sản làm gia tăng tính hiệu quả về m t chi phí và sự công bằng khi thực thi chính sách thuế. Các thủ tục thuế tài sản đơn giản sẽ được các cán bộ thuế và người nộp thuế nhanh chóng nắm bắt, do vậy việc quản lý sẽ tương đối dễ dàng và ít tốn kém – nếu có tình trạng lạm dụng thì cả hai bên đều dễ dàng biết được. Hơn nữa các tác nghiệp khi đã được hợp lý hóa cho phép mở rộng
phạm vi thu thuế chỉ với nguồn lực hạn chế và khuyến khích người nộp thuế tự nguyện tuân thủ do dịch vụ được cải thiện.