Phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 119 - 124)

CHƢƠNG 4: PHÂ NT CH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THUẾ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM

4.2.3 Phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha

Để kết quả đánh giá có ý nghĩa thì thang đo phải đạt được một mức tin cậy nhất định. Độ tin cậy là mức độ mà phép đo tránh được các sai số ngẫu nhiên. Độ tin cậy liên quan đến tính chính xác, tính nhất quán của kết quả. Ở đây những mục h i đo lường cùng một khái niệm tiềm ẩn thì phải có liên quan đến những cái c n lại trong nhóm đó. Điều này liên quan đến 2 phép tính toán tương quan giữa bản thân các mục h i và tương quan của các điểm số của từng mục h i với điểm số toàn bộ các mục h i cho mỗi người trả lời. Nghiên cứu có thể đánh giá độ tin cậy của thang đo dựa vào hệ số Cronbach‟s Alpha. Hệ số Cronbach‟s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ ch t chẽ mà các mục h i trong thang đo tương quan với nhau. Theo đó, thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach‟s Alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến- tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0.4.

Qua kết quả kiểm định (Phụ lục 3.4), hệ số Cronbach lần lượt cho các nhóm biến như sau:

Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Đối tượng chịu thuế tài sản”

Kết quả lần 1: Hệ số Cronbach's Alpha là 0.803, hệ số tương quan biến-tổng của biến thành phần “D09” có hệ số nh nhất, tương quan biến-tổng là 0.231 nh hơn 0.4 nên sẽ loại biến này do không th a điều kiện. Biến thành phần bị loại kh i mô hình chính là “chứng khoán”, điều này có thể lý giải rằng ở Việt Nam rất khó áp dụng đánh thuế trên giá trị tài sản r ng như một số quốc gia phát triển và rất khó xác định tổng giá trị tài sản của mỗi cá nhân. Vì vậy, thu nhập từ chứng khoán có thể được xem như là một đối tượng chịu thuế thu nhập.

Kết quả lần 2: Hệ số Cronbach's Alpha là 0.817, hệ số tương quan biến-tổng của các thành phần đều lớn hơn 0.4 trừ biến thành phần “D06” có hệ số tương quan biến-tổng là 0.108 và “D08” có hệ số tương quan biến-tổng là 0.378 nh hơn 0.4 nên nghiên cứu sẽ loại biến “D06” trước tiên do không th a điều kiện. Biến thành phần bị loại kh i mô hình chính là “tài nguyên”, điều này có thể lý giải quyền khai thác tài

nguyên được giao cho đối tượng khái thác có thời hạn, không thuộc quyền sử dụng và sở hữu để đánh thuế mà chỉ có thể chi phối bởi thuế tài nguyên.

Kết quả lần 3: Hệ số Cronbach's Alpha là 0.851, hệ số tương quan biến-tổng của biến thành phần “D08” có hệ số tương quan biến-tổng là 0.290 nh hơn 0.4 nên nghiên cứu sẽ loại biến này do không th a điều kiện. Sau khi loại sẽ chạy lại Cronbach‟s Alpha và cho độ tin cậy là 0.874. Biến thành phần bị loại kh i mô hình chính là “tài sản vô hình” như bản quyền, bằng phát minh sáng chế… Điều này cho thấy, tài sản vô hình ở Việt nam (ngoại trừ quyền sử dụng đất) luôn được khuyến khích phát triển, các ý kiến không đồng tình về việc đánh thuế tài sản đối với đối tượng này như ở M và một số nước OECD. Ở Việt Nam chỉ có thể áp dụng thuế thu nhập đối với việc chuyển nhượng một số tài sản vô hình trên nếu vượt ngư ng thu nhập phải chịu thuế.

Kết quả lần 4 (Bảng 4.8): Sau khi loại b 3 biến thành phần “D09”, “D06”

“D08”, các biến c n lại đều đạt yêu cầu kiểm định Cronbach's Alpha. Vì vậy 6 biến quan sát c n lại được chấp nhận và đưa vào phần phân tích nhân tố tiếp theo sau gồm có: quyền sử dụng đất nông nghiệp, quyền sử dụng đất phi nông nghiệp, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền trên đất, tài sản đăng ký sử dụng và phương tiện giao thông.

Bảng 4.8: Độ tin cậy thang đo sau khi loại biến D09,D06 và D08

Cronbach's Alpha: 0.874

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại b biến

Phương sai thang đo nếu loại b

biến

Tương quan biến-

tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

b biến D01 18.22 16.900 .650 .857 D02 18.19 16.716 .588 .869 D03 18.09 16.332 .719 .845 D04 17.99 17.039 .733 .846 D05 18.33 16.145 .689 .850 D07 18.25 16.021 .703 .848

Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Hình thức đánh thuế tài sản”

Kết quả lần 1: Hệ số Cronbach's Alpha là 0.862, hệ số tương quan Cronbach‟s Alpha của nhóm biến cao (> 0.6) và hệ số tương quan biến-tổng của các thành phần đều lớn hơn 0.4 trừ biến thành phần “H12” có hệ số tương quan biến-tổng là 0.317 nh hơn 0.4 nên nghiên cứu sẽ loại biến này do không th a điều kiện. Sau khi loại sẽ chạy lại Cronbach‟s Alpha và cho độ tin cậy là 0.876. Biến thành phần bị loại kh i mô hình chính là hình thức đánh thuế “dựa trên thu nhập của tài sản”. Điều này được lý giải rằng ở Việt nam, việc kiểm soát thu nhập từ tài sản là điều không đơn giản để

đánh thuế, rất khó khả thi mà hiện nay chỉ áp dụng thuế thu nhập trên khoản thu nhập từ việc cho thuê tài sản và thu nhập từ việc chuyển nhượng tài sản.

Kết quả lần 2 (Bảng 4.9): Sau khi loại b biến thành phần “H12”, các biến c n lại đều đạt yêu cầu kiểm định Cronbach's Alpha. Vì vậy 7 biến quan sát c n lại được chấp nhận và đưa vào phần phân tích nhân tố tiếp theo sau gồm có: Tập trung vào những tài sản Nhà nước cần quản lý, tập trung vào những tài sản có giá trị lớn, dựa trên giá trị của tài sản, Dựa trên tỷ lệ chịu thuế (tỷ lệ phần trăm trên giá trị tài sản), quy định ngư ng chịu thuế, đánh thuế một lần khi thiết lập quyền sở hữu tài sản và đánh thuế hàng năm đối với tài sản.

Bảng 4.9: Độ tin cậy thang đo sau khi loại biến “H12”

Cronbach's Alpha: 0.876

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại b biến

Phương sai thang đo nếu loại b

biến

Tương quan biến-

tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

b biến H10 21.88 21.322 .778 .841 H11 21.83 23.950 .604 .865 H13 21.60 24.845 .585 .867 H14 21.83 23.641 .597 .866 H15 21.74 23.557 .663 .857 H16 21.84 22.881 .667 .857 H17 21.77 23.026 .706 .852

Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Căn cứ tính thuế tài sản”

Kết quả lần 1: Hệ số Cronbach's Alpha: 0.582, hệ số tương quan biến-tổng của các thành phần đều lớn hơn 0.4 trừ biến thành phần “C19” có hệ số tương quan biến- tổng là 0.067 nh hơn 0.4 nên sẽ loại biến này do không th a điều kiện. Biến thành phần bị loại kh i mô hình chính là căn cứ tính thuế dựa trên “giá trị r ng của tài sản chịu thuế”. Để thực hiện điều này cần phải xác định giá trị thực của tài sản trừ đi các khoản chi phí đầu tư, tiền lãi, khấu hao…và điều này rất khó khả thi đối với Việt nam trong bối cảnh hiện nay khi công nghệ và khả năng quản lý thuế c n nhiều hạn chế .

Kết quả lần 2: Hệ số Cronbach's Alpha: 0.672, hệ số tương quan biến-tổng của các thành phần đều lớn hơn 0.4 trừ biến thành phần “C23” có hệ số tương quan biến- tổng là 0.181 nh hơn 0.4 nên nghiên cứu sẽ loại biến này do không th a điều kiện. Biến thành phần bị loại kh i mô hình chính là căn cứ tính thuế dựa trên “thuế suất lũy thoái”. Thuế lũy thoái là loại thuế suất giảm dần trong khi cơ sở đánh thuế lại tăng dần. Thông thường các nước áp dụng thuế suất lũy thoái để khuyến khích các đối

tượng nộp thuế kê khai thu nhập nhiều. Hà Lan trước đây đã dùng thuế suất lũy thoái đánh vào thu nhập công ty để thu hút các khoản đầu tư lớn, thúc đẩy quá trình tích lũy vốn. Tuy nhiên, thuế suất lu thoái không được áp dụng phổ biến ở các nước.

Kết quả lần 3: Sau khi loại b biến thành phần “C19” và “C23”, các biến c n lại đều đạt yêu cầu kiểm định Cronbach's Alpha. Vì vậy 4 biến quan sát c n lại được chấp nhận và đưa vào phần phân tích nhân tố tiếp theo sau gồm có: giá thị trường của tài sản, giá trị tài sản ấn định, thuế suất lũy tiến, thuế suất tỷ lệ (trung bình).

Bảng 4.10: Độ tin cậy thang đo sau khi loại biến C19 và C23

Cronbach's Alpha: 0.783

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại b biến

Phương sai thang đo nếu loại b

biến

Tương quan biến-

tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

b biến

C18 12.76 4.239 .617 .715

C20 12.60 4.264 .651 .697

C21 12.96 4.724 .487 .781

C22 12.47 4.541 .606 .722

Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Tính hiệu quả của thuế TS”

Bảng 4.11 cho thấy hệ số tương quan Cronbach‟s Alpha của nhóm biến cao (>0.6), và hệ số tương quan biến-tổng của các thành phần đều lớn hơn 0.4. Vì vậy cả 5 biến quan sát đều được chấp nhận và đưa vào phần phân tích nhân tố tiếp theo sau. Qua kết quả phân tích Cronbach‟s Alpha, ngoài các biến thành phần không phù hợp với mô hình bị loại b thì 22 biến c n lại (Phụ lục 3.3) được đưa vào bước phân tích nhân tố tiếp theo.

Bảng 4.11: Độ tin cậy thang đo “Tính hiệu quả của thuế tài sản”

Cronbach's Alpha: 0.813

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại b biến

Phương sai thang đo nếu loại b

biến

Tương quan biến-

tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

b biến T24 14.99 9.827 .661 .757 T25 15.24 10.652 .523 .801 T26 15.08 11.145 .528 .797 T27 15.11 10.363 .612 .773 T28 15.01 10.419 .694 .751 4.2.4 Phân tích nhân tố

Phương pháp phân tích nhân tố (phân tích EFA) được dùng để kiểm định tính đơn nguyên và giá trị hội tụ của từng thang đo, theo đó liên hệ giữa các nhóm biến có

quan hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp Principal Component Analysis với phép quay Varimax với các điều kiện thực hiện là [16]:

- Trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) lớn hơn 0.5

- Điểm dừng khi trích các yếu tố có trị riêng (eigenvalue) ≥ 1, trị riêng là tổng lệch bình phương của một nhân tố, đại lượng đại diện cho lượng biến thiên giải thích bởi nhân tố hay phương sai của một nhân tố.

- “Varience extracted” lớn hơn 50 , nghĩa là phần trăm phương sai tích lũy giải thích được trên 50 biến thiên của dữ liệu.

- Sig. < 0.05 nhằm đảm bảo kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy 95 .

- Các biến chỉ được chấp nhận khi nó có trọng số lớn hơn 0.5 và các trọng số tải của chính nó ở factor khác phải nh hơn 0.35 ho c khoảng cách giữa hai trọng số tải của cùng một biến ở hai factor khác nhau lớn hơn 0.3 nhằm đảm bảo nhân tố và biến có liên hệ ch t chẽ với nhau.

Trong quá trình tiến hành, các biến không đạt yêu cầu sẽ bị loại b và phân tích nhân tố sẽ được thực hiện lại cho đến khi nào đạt được kết quả tốt nhất.

Phân tích nhân tố đối với các biến độc lập

Từ kết quả phân tích độ tin cậy thang đo ở phần trên, việc phân tích nhân tố trước tiên được tiến hành trên 17 biến quan sát của các biến độc lập ảnh hưởng đến “tính hiệu quả của thuế tài sản”. Kết quả phân tích (phụ lục 3.4) cho hệ số KMO là 0.824, lớn hơn 0.5 cho thấy giả thuyết là đúng. Trong kiểm dịnh Barlett‟s, p = 0.000 (bác b giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể) như vậy giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng nhất bị bác b , tức là các biến có tương quan với nhau và th a điều kiện phân tích nhân tố. Bước tiếp theo là thực hiện phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax, kết quả (phụ lục 3.4) cho thấy 3 nhóm nhân tố và 17 biến quan sát đạt yêu cầu sau khi phân tích.

Như vậy, sau khi tiến hành phân tích nhân tố 17 biến được giữ nguyên vì có giá trị lớn hơn 0.5 và được được xác định với trị riêng lớn hơn 1. Kết quả cho thấy 3 nhân tố “đối tượng chịu thuế”, “Căn cứ tính thuế” và “Hình thức đánh thuế” giải thích được 60,8 biến thiên của dữ liệu và đạt yêu cầu phân tích dữ liệu.

Phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc

Kết quả sau khi đưa các biến quan sát phụ thuộc vào phân tích nhân tố (phụ lục 3.4) cho thấy rằng tất cả các biến đều đạt mức độ phù hợp với điều kiện đã nêu ở trên và kết quả cho một nhóm nhân tố duy nhất.

Như vậy, sau khi tiến hành phân tích nhân tố 5 biến được giữ nguyên vì có giá trị lớn hơn 0.5 và được được xác định với trị riêng lớn hơn 1. Kết quả cho thấy nhân tố “tính hiệu quả của thuế tài sản” trên giải thích được 57,66 biến thiên của dữ liệu và đạt yêu cầu phân tích dữ liệu.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 119 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)