Nhận xét về các mô hình thuế tài sản ở một số nƣớc trên thế giớ

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 67 - 72)

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ TÀI SẢN

2.6.3 Nhận xét về các mô hình thuế tài sản ở một số nƣớc trên thế giớ

Nghiên cứu các mô hình đánh thuế tài sản được áp dụng ở một số nước trên thế giới, luận án rút ra một số nhận xét về thuế tài sản như sau:

Bảng 2.6: Nhận xét về mô hình thuế tài sản ở các nước trên thế giới

Các nhân tố cấu

thành thuế TS Nội dung các nhân tố

Tên gọi thuế tài sản

Ở hầu hết các nước, đánh thuế trên tài sản thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với các tên gọi khác nhau. Phổ biến là không có một luật riêng về thuế tài sản bao quát tất cả các hình thức thuế tài sản, “Thuế tài sản” chỉ là tên gọi chung để chỉ các sắc thuế lấy tài sản làm đối tượng đánh thuế.

Đối tượng chịu thuế

Tài sản chịu thuế phổ biến là bất động sản, có phân biệt đất đai và công trình trên đất, đây là tài sản khó có thể trốn hay lậu thuế, khả năng quản lý, kiểm soát dễ dàng; về mức động viên có thể linh hoạt cao hay thấp tuỳ theo yêu cầu về ngân sách địa phương; số thu có thể kế hoạch hoá một cách tương đối và là nguồn thu quan trọng của các địa phương. Một số địa phương ở các Quốc gia áp dụng thu phí đối với phương tiện giao thông như tại Jakata-Indonesia.

Đối tượng nộp thuế

Đối tượng nộp thuế tài sản là đối tượng có quyền sở hữu tài sản, cá biệt có nước quy định là đối tượng có quyền sử dụng (nếu quyền sử dụng đất được coi như tài sản). Ở các nước này, đất đai ngoài thuộc sở hữu cá nhân ho c tổ chức, đất đai c n thuộc sở hữu nhà nước nhưng được nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân quyền sử dụng ổn định, lâu dài. Có trường hợp tài sản chưa xác định được chủ sở hữu thì người đang trực tiếp sử dụng tài sản phải nộp thuế (như thuế đất của Đài Loan...)

Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế có thể được xác định trên cơ sở tổng trị giá các tài sản thuộc sở hữu cá nhân (bất động sản, động sản, tiền vốn...) trừ đi các khoản chi phí, tiền vay để tạo thành tài sản; có thể là

giá trị riêng từng loại tài sản trong diện đánh thuế thuộc sở hữu của một cá nhân (ô-tô, tàu, thuyền, các phương tiện giao thông...). Giá tính thuế tài sản, thường được căn cứ theo giá thị trường tại thời điểm đánh thuế tài sản, một số trường hợp khó xác định giá trị thị trường thì áp dụng giá tính thuế do Chính phủ hay chính quyền địa phương quy định

Thuế suất

Các loại thuế bất động sản thu hàng năm như thuế đất, thuế nhà, thuế chuyển nhượng tài sản (trừ thuế quà biếu, quà t ng và thuế thừa kế) thường đánh theo thuế suất tỷ lệ trên giá trị tài sản chịu thuế, với mức động viên thấp. Thuế suất quy định đối với tài sản thừa kế ho c tài sản biếu t ng thường cao hơn và được đánh lu tiến. Mức độ lu tiến phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người nhận tài sản với người t ng quà ho c người cho thừa kế.

Thực tế áp dụng tại các quốc gia đã cho thấy những ưu điểm rõ rệt của thuế đánh vào tài sản là:

- Tài sản thông thường là BĐS nằm cố định, không thể di chuyển nên có căn cứ tính thuế ổn định, bảo đảm chống thất thu có hiệu quả

- Thuế suất có thể thay đổi trong phạm vi nhất định, không sợ bị ảnh hưởng đến giá cả, tiền vốn, đời sống tuyệt đại bộ phận tầng lớp dân cư

- Việc tổ chức quản lý thu thuế tương đối đơn giản

- Số thuế tương đối ổn định m c dù có biến động về việc định giá tài sản

Theo kinh nghiệm phổ biến trên thế giới, thuế tài sản được áp dụng chủ yếu đối với BĐS và đối với tài sản có giá trị lớn. Đối với BĐS, thuế được thu hàng năm chủ yếu đánh vào quyền sử dụng ho c quyền sở hữu nhà và đất. Một trong những nước có nhiều kinh nghiệm quản lý đất đai là Đài Loan. Nước này đã thực hiện được việc quy hoạch đất đai trong cả nước và từng địa phương qua quá trình điều tra, khảo sát, tổng hợp, phân tích khá thận trọng và công phu. Qua đó, có đầy đủ thông tin để cung cấp cho các nhà đầu tư, quy hoạch về những vùng đất có thể mở mang và phát triển. Nhờ vậy, đã tạo được môi trường rõ ràng cho việc sử dụng hợp lý đất đai, khắc phục được khó khăn trong quan hệ xin - cho giữa các cơ quan chức năng với nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài khi xin phép sử dụng các vùng có đất canh tác để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp… Việc quy định kế hoạch sử dụng đất đai được thực hiện một cách hoàn chỉnh cho từng cấp với nội dung chủ yếu là xây dựng được các kế hoạch phát triển tổng hợp kết hợp với cụ thể, lâu dài và trước mắt, được thông báo công khai, rộng rãi có sự chỉ đạo thực hiện ch t chẽ từ kế hoạch chung của cả nước đến kế

hoạch của từng địa phương, bảo đảm mối quan hệ hài hoà giữa các loại đất phục vụ các mục đích khác nhau như: bảo vệ môi sinh môi trường, thúc đẩy sự phát triển hợp lý giữa thành thị với nông thôn, bảo toàn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm cho dân chúng có đất sản xuất và sinh hoạt vui chơi giải trí…

Thông qua thuế đánh trên tài sản có thể thấy được chính sách khuyến khích hay không khuyến khích việc sử dụng đất đai cho những mục tiêu nhất định, vào những thời kỳ nhất định của mỗi Nhà nước. Muốn hoàn chỉnh thuế tài sản đối với đất đai, phải quan tâm đến việc xác định được giá đất và mức thuế suất phù hợp, nhằm động viên được sự đóng góp hợp lý đối với từng vùng, trên cơ sở có quy hoạch tổng thể về phương hướng phát triển kinh tế chung của cả nước, của từng vùng để việc sử dụng đất đai được hợp lý, hiệu quả.

Thuế tài sản bảo đảm chống thất thu ngân sách, với số thu tương đối ổn định. Vấn đề thường được đ t ra trong việc đánh thuế tài sản là cách xử lý về thuế đối với nhà và đất, tính gộp chung hay tính riêng. Có những nước đưa toàn bộ đất đai và các vật thể kiến trúc trên đất vào diện đánh thuế chung với đất. Do đó, giá trị đất làm căn cứ tính thuế bao gồm cả giá trị các vật thể gắn liền với đất. Đa số các nước trên thế giới lại quy định việc đánh thuế riêng trên giá trị đất, giá trị nhà, như ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD); các nước châu Á như Đài Loan, Philippines… cũng áp dụng chế độ thuế đánh riêng trên giá trị nhà, giá trị đất. Tuy nhiên, Trung Quốc lại không đánh thuế đất vì đất đai thuộc tài sản quốc gia mà chỉ đánh thuế tài sản đối với nhà cửa, vật kiến trúc thuộc sở hữu tư nhân. Căn cứ tính thuế là giá trị nhà ho c tiền cho thuê nhà.

Tóm lại, những kinh nghiệm xây dựng mô hình thuế tài sản của các quốc gia được rút ra như sau:

- Cơ cấu thuế suất thuế tài sản tuỳ thuộc vào căn cứ tính thuế là thu nhập hàng năm do tài sản tạo ra hay giá trị tài sản hiện có, ở những trường hợp đánh thuế trên giá trị tài sản thường có thuế suất thấp (0,5 – 1,5 ). Đài Loan áp dụng thuế suất 0,2 đối với giá trị đất ở và 1,5 giá trị đất sử dụng vào sản xuất công nghiệp, các loại đất khác áp dụng thuế suất từ 1 đến 4,5 . Thuế suất đánh trên tiền cho thuê tài sản ở các nước là khá cao, Trung Quốc áp dụng thuế suất chung là 18 trên tiền cho thuê tài sản. Ngoài ra, thuế suất c n phụ thuộc vào cách xác định giá tính thuế. Thụy Điển quy định thuế suất là 1,5 trên giá tính thuế, vốn được xác định bằng 1,13 giá thị trường, Indonesia quy định thuế suất là 0,5 trên giá tính thuế chỉ bằng 20 giá thị trường.

- Đối với đất đ c biệt, thuế đất được áp dụng phổ biến nhằm bù đắp chi phí của nhà nước b ra xây dựng các công trình công cộng, tạo điều kiện cho BĐS ở quanh các công trình được tăng giá trị một cách nhanh chóng. Các công trình này có thể là cơ sở hạ tầng, đường sá, hệ thống cấp điện, nước, thoát nước… Các BĐS ở đó do được hưởng những lợi ích này nên giá trị tăng lên, do đó chủ sở hữu phải đóng góp để giảm bớt gánh n ng chi phí mà ngân sách đã b ra.

- Mức động viên thường phụ thuộc vào mức giá trị tăng lên của bất động sản. Ở Đài Loan, thuế được tính theo tỷ lệ ( ) trên giá trị tăng thêm của BĐS với biểu thuế lu tiến từng phần: Nếu giá trị tăng thêm dưới 100 , áp dụng thuế suất 4 ; tăng từ 100 đến 200 , thuế suất là 50 ; trên 200 thuế suất là 60 . Thuế này chỉ áp dụng khi BĐS được chuyển nhượng và do người có tài sản bán ra phải nộp (riêng nhà ở, áp dụng thống nhất 10 trên giá trị tăng thêm).

- Thuế đánh trên sự gia tăng giá trị BĐS nhờ có sự can thiệp của nhà nước (mở mang đường sá, xây dựng công trình công cộng…) là loại thuế được nhiều nước áp dụng, đ c biệt ở những nước đang trong thời kỳ phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp mới, nhằm bù đắp phần nào những khoản chi do chính phủ b ra. Về đạo lý, thuế phát sinh từ sự tăng giá trị do yếu tố khách quan nên việc điều tiết thu nhập là hợp lý, được nhiều người đồng tình ủng hộ.

- Đối với một số tài sản có giá trị lớn, việc đánh thuế mang ý nghĩa góp phần bù đắp chi phí mà nhà nước phải b ra để bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn xã hội, trực tiếp ho c gián tiếp bảo vệ quyền lợi của tập thể, cá nhân có tài sản quý giá. Đối tượng đánh thuế ở một số nước thường là đồ trang sức (bằng kim cương, vàng, bạc), ô-tô, xe máy, tàu thuyền, vật sưu tầm, tác phẩm nghệ thuật, tài sản tài chính (tiền m t, chứng khoán…).

- Thuế có thể đánh trên toàn bộ giá trị tài sản hay giá trị r ng (chênh lệch giữa tổng giá trị tài sản với tổng giá trị các khoản nợ). Loại thuế này thường khó quản lý, đ c biệt với hàng trang sức quý giá nên thường được thực hiện khi đăng ký sở hữu ho c tại thời điểm có chuyển nhượng tài sản, phải đăng ký kê khai. Thuế suất cho nhóm này thường là thấp (từ 0,5 -1,8%)

- Việc xác minh giá trị tài sản là vấn đề khá phức tạp, do đó khi xây dựng chính sách thuế đánh trên tài sản có giá trị lớn phải nghiên cứu, xác định mức khởi điểm, giá trị tài sản thuộc diện đánh thuế, phù hợp đ c điểm kinh tế – xã hội của từng thời kỳ, khắc phục đánh thuế tràn lan trên danh nghĩa, chi phí tốn kém, hiệu quả thấp. - Về chế độ miễn giảm thuế tài sản, hầu như các nước đều không thu thuế tài sản

sản được sử dụng vào lợi ích công cộng như nhà đất của các khu thể thao, trường học, bệnh viện, tôn giáo, đền chùa, ho c có giá trị về m t lịch sử, văn hoá...

Kết luận chƣơng 2

Thuế tài sản là một sắc thuế lấy tài sản làm đối tượng đánh thuế, là tên gọi chung cho các sắc thuế lấy tài sản làm đối tượng đánh thuế. Tài sản và thuế tài sản là những khái niệm ra đời rất sớm và phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Vấn đề quan trọng là mỗi quốc gia vận dụng mô hình thuế tài sản nào trong từng thời đoạn để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia đó, điều này rất rõ ràng vì bản chất của thuế vừa là một phạm trù kinh tế và vừa là một phạm trù lịch sử. Tuỳ theo yêu cầu quản lý và tình hình thực tiễn, đ c thù của từng quốc gia về quản lý hành chính nhà nước mà mỗi nước có những chính sách thuế tài sản thích hợp để khai thác tối đa hiệu quả, công bằng xã hội và bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam, thuế tài sản đã trở thành mối quan tâm đ c biệt của nhà nước trong việc xây dựng và áp dụng để bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước khi mà các vấn đề về tài sản nhất là đất đai, nhà cửa đã được bổ sung sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.

Để xây dựng mô hình thuế tài sản, điều quan trọng nhất là phải xác định các yếu tố cấu thành sắc thuế tài sản, bao gồm cơ sở thuế (Tax base), thuế suất (Tax rate) và hình thức đánh thuế cho phù hợp. Kinh nghiệm các nước trên thế giới vận dụng mô hình thuế tài sản chỉ ra rằng:

Thứ nhất, cơ sở đánh thuế tài sản chỉ nên giới hạn ở những tài sản có giá trị lớn và dễ kiểm tra, kiểm soát theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Nguyên lý này một m t đảm bảo tính khả thi của mô hình thuế tài sản, một m t tạo ra hiệu ứng “lu tiến” so với thu nhập.

Thứ hai, giá trị tính thuế của tài sản thường được tính theo thị trường tại thời điểm tính thuế, cũng có nước quy định giá trị tính thuế là giá trị r ng của tài sản.

Thứ ba, thuế đánh vào tài sản có thể thực hiện một lần nhưng cũng có thể thực hiện nhiều lần ho c kết hợp. Việc đánh thuế một lần vào tài sản thường được áp dụng đối với những tài sản lần đầu được xây dựng, mua sắm hay chuyển giao.

Thứ tư, việc đánh thuế tài sản cần phải được kết hợp một cách ch t chẽ với các hình thức thuế thu nhập từ tài sản và phải đ t trong mối quan hệ biện chứng với các loại thuế thu nhập khác.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)