CHƢƠNG 4: PHÂ NT CH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THUẾ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM
4.1.5 Nghiên cứu định tính
4.1.5.1 Giới thiệu
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp chuyên gia với hình thức thảo luận nhóm (full group), thảo luận nhóm là k thuật phổ biến trong nghiên cứu định tính (Morgan, 1996). Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu tình huống (case study) kết hợp với ph ng vấn sâu được áp dụng cho nghiên cứu. Việc thu thập dữ liệu thông qua các đối tượng tham dự thảo luận là các giảng viên, chuyên viên ngành thuế, tài chính từ các trường Đại học, cơ quan Thuế và Tài chính. Mục đích của các nhóm thảo luận nhằm thu thập thông tin để xây dựng các giả thuyết cho mô hình thuế tài sản ở Việt Nam và chứng minh các giả thuyết này.
Từ kết quả thảo luận nhóm sẽ nhận diện những yếu tố cấu thành các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thuế tài sản. Sau đó những yếu tố này sẽ được trình bày lại thành những nhóm nhân tố phù hợp và hình thành nên một bảng câu h i để phục vụ cho bước nghiên cứu chính thức thông qua nghiên cứu định lượng. Bảng câu
h i này sẽ được tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp và dễ hiểu đối với người trả lời. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm chuyên gia kết hợp ph ng vấn sâu nhằm tìm ra các chỉ báo thuộc các nhân tố của mô hình nghiên cứu thuế tài sản:
Đối tượng chịu thuế tài sản: phạm vi đối tượng chịu thuế tài sản là những tài sản nào cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt nam
Hình thức đánh thuế tài sản: lựa chọn hình thức đánh thuế phù hợp đối với mô hình thuế tài sản.
Căn cứ tính thuế tài sản: nội dung nhân tố này khá quan trọng trong việc xây dựng mô hình thuế tài sản, cần xác định giá trị tính thuế và phương pháp thuế suất cho phù hợp với mô hình.
Tính hiệu quả của thuế tài sản: mô hình thuế tài sản được xây dựng phải đảm bảo các tiêu chí của một hệ thống thuế hiệu quả và tối ưu.
4.1.5.2 Kết quả nghiên cứu thảo luận nhóm chuyên gia
Nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành thông qua 3 nhóm thảo luận độc lập với mục tiêu nhận diện những nội dung cấu thành các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thuế tài sản cho việc xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế-xã hội hiện nay, những nội dung câu h i thảo luận đã được chuẩn bị sẵn (Phụ lục 2.1)
- Nhóm 1: Được tổ chức tại Viện Kế Toán-Kiểm Toán và Tài Chính Doanh Nghiệp do TS. Nguyễn Đình Luận - Phó Viện trưởng làm trưởng nhóm với 07 thành viên là các chuyên viên ngành Tài chính, Thuế, Kinh tế Luật và Bất động sản.
- Nhóm 2: Được tổ chức tại Trường Đại Học Sài G n do TS. Lê Hồng Sơn – Trưởng ph ng Quan hệ Quốc tế làm trưởng nhóm với 10 thành viên là các Giảng viên, chuyên viên ngành Tài chính công, Kế Toán, Thuế, Kinh tế Luật…
- Nhóm 3: Được tổ chức tại Chi Cục Thuế Quận 6 - Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh do Chuyên viên Lê Minh Đức – Phó Chi Cục trưởng làm trưởng nhóm với 8 thành viên là các chuyên viên, cán bộ ngành Thuế và Tài chính.
(a) Đối tượng chịu thuế tài sản
- Phần thảo luận các chuyên gia cho rằng thuế tài sản là một trong ba mắt xích quan trọng trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia, một hệ thống thuế hoàn chỉnh phải bao gồm thuế tiêu dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản.
- Thuế tài sản có khả năng bổ trợ cho thuế thu nhập khi thuế thu nhập không thể bao quát hết đối tượng đánh thuế, thuế tài sản có khả năng đem lại nguồn thu hiệu quả cho ngân sách nhà nước và đ c biệt là cho ngân sách địa phương. Chính vì vậy, việc xác định phạm vi và đối tượng chịu thuế tài sản cho mô hình thuế tài sản là điều quan trọng và có ý nghĩa tác động đến tính hiệu quả của thuế tài sản.
- Hiện tại ở Việt Nam tuy chưa có quy định Pháp luật về thuế tài sản nhưng đã có các Luật thuế SDĐNN, thuế SDĐPNN và lệ phí trước bạ. Việc mở rộng đối tượng đánh thuế tài sản là trường hợp khá phổ biến đối với các nền kinh tế đang phát triển và nó hoàn toàn phù hợp với lý thuyết thuế tối ưu dựa trên nền tảng cơ sở thuế rộng.
- Kết quả từ bảng 4.2 và biểu đồ 4.1 cho thấy, nhóm chuyên gia thứ nhất nhận định có 8 yếu tố thuộc đối tượng chịu thuế; nhóm thứ hai có 8 yếu tố và nhóm thứ 3 có 7 yếu tố. Tuy nhiên, kết quả nhận định của 3 nhóm thảo luận chỉ trùng khớp ở 6 yếu tố D01, D02, D03, D04, D05, D07.
Bảng 4.2: Kết quả nghiên cứu đối tượng chịu thuế tài sản
Kết quả nghiên cứu từ nhóm 1
TT Đối tượng chịu thuế tài sản Mã hóa
1 Quyền sử dụng đất nông nghiệp D01
2 Quyền sử dụng đất phi nông nghiệp D02
3 Nhà D03
4
Công trình xây dựng gắn liền trên đất (khu nghỉ dư ng, hồ bơi, công viên, vườn cảnh, các công trình kiến trúc khác… không sử dụng cho mục đích kinh doanh)
D04
5 Tài sản đăng ký sử dụng (trước bạ) D05
6 Tài nguyên (quyền khai thác) D06
7 Phương tiện giao thông D07
8 Tài sản vô hình D08
Kết quả nghiên cứu từ nhóm 2
TT Đối tượng chịu thuế tài sản Mã hóa
1 Quyền sử dụng đất nông nghiệp D01
2 Quyền sử dụng đất phi nông nghiệp D02
3 Nhà D03
4
Công trình xây dựng gắn liền trên đất (khu nghỉ dư ng, hồ bơi, công viên, vườn cảnh, các công trình kiến trúc khác… không sử dụng cho mục đích kinh doanh)
D04
5 Tài sản đăng ký sử dụng (trước bạ) D05
6 Tài nguyên (quyền khai thác) D06
7 Phương tiện giao thông D07
8 Chứng khoán D09
Kết quả nghiên cứu từ nhóm 3
TT Đối tượng chịu thuế tài sản Mã hóa
1 Quyền sử dụng đất nông nghiệp D01
2 Quyền sử dụng đất phi nông nghiệp D02
4
Công trình xây dựng gắn liền trên đất (khu nghỉ dư ng, hồ bơi, công viên, vườn cảnh, các công trình kiến trúc khác… không sử dụng cho mục đích kinh doanh)
D04
5 Tài sản đăng ký sử dụng (trước bạ) D05
6 Phương tiện giao thông D07
7 Tài sản vô hình D08
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả thảo luận nhóm chuyên gia Biểu đồ 4.1: Kết quả nghiên cứu đối tượng chịu thuế tài sản
Nhóm chuyên gia nhận định phạm vi và các đối tượng chịu thuế tài sản gồm có:
- Quyền sử dụng đất nông nghiệp: đất trồng trọt, đất có m t nước nuôi trồng thủy sản, đất rừng trồng.
- Quyền sử dụng đất phi nông nghiệp: đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
- Nhà: nhà ở, nhà làm việc, nhà dùng vào sản xuất, kinh doanh và nhà dùng vào các mục đích khác.
- Công trình xây dựng gắn liền trên đất: khu nghỉ dư ng, hồ bơi, công viên, vườn cảnh, các công trình kiến trúc khác… (ngoại trừ đối tượng sử dụng vào mục đích công cộng, phúc lợi xã hội)
- Tài sản đăng ký sử dụng (trước bạ): quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình kiến trúc, máy bay, tàu, thuyền, ô tô, mô tô, các tài sản vô hình khác đăng ký thương hiệu, bản quyền…
- Tài nguyên: quyền khai thác tài nguyên
- Phương tiện giao thông: tàu bay, ô tô, mô tô, tàu, thuyền
- Tài sản vô hình: bản quyền, bằng phát minh, sáng chế, thương hiệu… khi có thu nhập từ việc chuyển giao, cho thuê…
- Chứng khoán: thu nhập từ lãi trái phiếu, cổ phiếu; thu nhập từ việc chuyển nhượng chứng khoán
- Riêng đối với thu nhập từ tài sản thừa kế, tài sản cho, biếu, t ng: Kết quả nghiên cứu thảo luận từ các nhóm chuyên gia cho rằng đây là một dạng thu nhập, vì vậy đối tượng này nên bị chi phối bởi thuế thu nhập. Tuy nhiên, nếu là tài sản theo quy định phải đăng ký thì vẫn chịu thuế đăng ký tài sản cũng như các sắc thuế liên quan đến tài sản như thuế nhà, thuế đất, thuế phương tiện vận tải…
Biểu đồ 4.2: Kết quả nhận định đối tượng chịu thuế tài sản từ các nhóm thảo luận chuyên gia (tỷ lệ %) 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% D01 D02 D03 D04 D05 D06 D07 D08 D09
Đối tượng chịu thuế tài sản
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát nhóm chuyên gia
Các ý kiến không đánh giá cao về khả năng chịu thuế của các đối tượng như tài nguyên, tài sản vô hình (bản quyền, bằng phát minh, sáng chế, thương hiệu), chứng khoán bởi lẽ:
- Tài nguyên (quyền khai thác tài nguyên): Theo Bộ luật Dân sự Việt Nam (2005), đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong l ng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời và các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân (Điều 205). Quyền khai thác tài nguyên được giao cho đối tượng khai thác có thời hạn, không thuộc quyền sử dụng và sở hữu để đánh thuế mà chỉ có thể chi phối bởi thuế tài nguyên và thuế thu nhập đối với đối tượng được quyền khai thác. Vì vậy kết quả nghiên cứu cho thấy quan điểm đa phần không ủng hộ đối với đối tượng này là phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.
- Tài sản vô hình, tài sản trí tuệ như bản quyền, bằng phát minh sáng chế, thương hiệu… Kết quả nghiên cứu thảo luận cho thấy, tài sản vô hình ở Việt nam (ngoại trừ quyền sử dụng đất) luôn được khuyến khích phát triển, đa số các ý kiến không đồng tình về việc đánh thuế tài sản đối với đối tượng này. Khác với ở M và một số nước OECD, ở Việt Nam chỉ có thể áp dụng thuế thu nhập đối với việc chuyển nhượng một số tài sản vô hình trên nếu vượt ngư ng thu nhập phải chịu thuế.
- Chứng khoán: Kết quả nghiên cứu cho thấy quan điểm không ủng hộ đối với đối tượng này có thể lý giải rằng ở Việt Nam rất khó áp dụng đánh thuế trên giá trị tài sản r ng như một số quốc gia phát triển và cũng rất khó xác định tổng giá trị tài sản cũng như kiểm soát thu nhập của mỗi cá nhân. Vì vậy, thu nhập từ chứng khoán có thể được xem như là một đối tượng chịu thuế thu nhập.
Kết quả thảo luận đưa ra các yếu tố đại diện cho phạm vi đối tượng chịu thuế tài sản có ảnh hưởng đến tính hiệu quả của mô hình thuế tài sản. Đối chiếu với cơ sở lý thuyết, nếu đối tượng chịu thuế càng rộng thì cơ sở thuế sẽ rộng và điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết thuế tối ưu. Tuy nhiên, việc xác định cơ sở thuế c n tùy thuộc vào điều kiện và đ c điểm kinh tế-xã hội của mỗi Quốc gia. Vì vậy, việc đánh thuế tài sản cần phải tính đến việc giảm thiểu tối đa tổn thất xã hội do thuế gây ra. Tổn thất xã hội đo lường tính không hiệu quả của việc đánh thuế, mức tổn thất quyết định bởi sự thay đổi số lượng hàng hóa khi đánh thuế. Độ co giãn cung và cầu quyết định sự phân phối gánh n ng thuế, thì chúng cũng quyết định tính không hiệu quả của việc đánh thuế. Độ co giãn càng cao thì những thay đổi càng lớn về số lượng và tổn thất xã hội càng lớn và ngược lại.
(b) Hình thức đánh thuế tài sản
Kết quả từ bảng 4.3 và biểu đồ 4.3 cho thấy, nhóm chuyên gia thứ nhất nhận định có 8 yếu tố liên quan đến hình thức đánh thuế tài sản; nhóm thứ hai có 7 yếu tố và nhóm thứ 3 có 6 yếu tố. Tuy nhiên, kết quả nhận định của 3 nhóm chỉ trùng khớp ở 6 yếu tố H10, H13, H14, H15, H16 và H17.
Bảng 4.3:Kết quả nghiên cứu hình thức đánh thuế tài sản
Kết quả nghiên cứu từ nhóm 1
TT Hình thức đánh thuế tài sản Mã hóa
1 Tập trung vào những tài sản Nhà nước cần quản lý H10
2 Tập trung vào những tài sản có giá trị lớn H11
3 Dựa trên thu nhập của tài sản H12
4 Dựa trên giá trị của tài sản H13
5 Dựa trên tỷ lệ chịu thuế ( trên giá trị tài sản) H14
6 Quy định ngư ng chịu thuế H15
7 Đánh thuế một lần khi thiết lập quyền sở hữu tài sản H16
8 Đánh thuế hàng năm đối với tài sản H17
Kết quả nghiên cứu từ nhóm 2
TT Hình thức đánh thuế tài sản Mã hóa
1 Tập trung vào những tài sản Nhà nước cần quản lý H10
2 Tập trung vào những tài sản có giá trị lớn H11
3 Dựa trên giá trị của tài sản H13
5 Quy định ngư ng chịu thuế H15 6 Đánh thuế một lần khi thiết lập quyền sở hữu tài sản H16
7 Đánh thuế hàng năm đối với tài sản H17
Kết quả nghiên cứu từ nhóm 3
TT Hình thức đánh thuế tài sản Mã hóa
1 Tập trung vào những tài sản Nhà nước cần quản lý H10
2 Dựa trên giá trị của tài sản H13
3 Dựa trên tỷ lệ chịu thuế ( trên giá trị tài sản) H14
4 Quy định ngư ng chịu thuế H15
5 Đánh thuế một lần khi thiết lập quyền sở hữu tài sản H16
6 Đánh thuế hàng năm đối với tài sản H17
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả thảo luận nhóm chuyên gia Biểu đồ 4.3: Kết quả nghiên cứu hình thức đánh thuế tài sản