CHƢƠNG 4: PHÂ NT CH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THUẾ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM
4.2.7 Các trƣờng hợp nghiên cứu tình huống
4.2.7.1 Trường hợp nghiên cứu 1
Đối chiếu với cơ sở lý thuyết về thuế tài sản và qua kết quả phân tích nhận thấy rằng, m c dù chính sách thuế của Việt Nam đã có thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế
sử dụng đất phi nông nghiệp và lệ phí trước bạ, nhưng thuật ngữ “thuế tài sản” vẫn còn khá xa lạ với người dân Việt nam và ngay cả trong các Luật thuế của Việt nam cũng không đề cấp đến thuật ngữ này. Vì vậy, việc đưa mô hình thuế tài sản vào thực tiễn áp dụng là một vấn đề thử thách không nh đối với Chính phủ Việt nam và các nhà nghiên cứu chính sách. Trước bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, nguồn thu về cho NSNN trong thời gian qua đã sụt giảm mạnh từ thuế nhập khẩu, trong khi chi tiêu ngân sách ngày càng tăng lên để phục vụ cho tiến trình CNH-HĐH đất nước. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt nam rất quan tâm đến vấn đề cải cách thuế giai đoạn 2015- 2020. Mô hình thuế tài sản trong giai đoạn sơ khai cần nghiên cứu một cách k lư ng để trở thành một công cụ điều tiết hiệu quả của Nhà nước nhằm mang lại nguồn thu ổn định và bền vững cho ngân sách, đơn giản và dễ vận dụng trong quá trình thực hiện tạo tiền đề cho sự phát triển mô hình thuế tài sản về sau.
Chính vì lẽ trên, giả thuyết đặt ra đối với nghiên cứu trong tình huống này là trong ngắn hạn nên vận dụng mô hình thuế tài sản như thế nào để thuế tài sản đạt được tính bền vững, khả thi và giảm chi phí thực thi trong quá trình thực hiện.
Về m t lý thuyết, tính bền vững của thuế tài sản phải đáp ứng được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, chính quyền địa phương yêu cầu một nguồn thu thuế ổn định nhằm phát triển và duy trì mức độ cung cấp dịch vụ công tại địa phương như mong muốn; tính khả thi đ i h i sắc thuế tài sản phải tính đến khả năng đóng thuế của người dân từ đó đưa ra cách thức điều chỉnh thích hợp, tránh các trường hợp người dân phải chịu gánh n ng về thuế quá mức; hệ thống thuế được thiết kế đơn giản, chính sách minh bạch, không quá mở rộng là một trong những ưu điểm làm giảm chi phí trong quá trình vận hành chính sách.
Vậy đối tượng và phạm vi của tài sản chịu thuế, hình thức đánh thuế và căn cứ tính thuế nào cho phù hợp mục tiêu của thuế tài sản nhằm đạt được tính bền vững, khả thi và giảm chi phí thực thi chính sách trong quá trình thực hiện là vấn đề cốt lõi của nghiên cứu tình huống này. Nghiên cứu được dựa trên các tài liệu thu thập và kết quả tổng hợp từ 45 phiếu ph ng vấn các chuyên gia ngành thuế và tài chính (phụ lục 3.5), các ý kiến nhận định được tóm lược trong hộp 4.1 như sau:
(a) Về đối tượng chịu thuế tài sản
Hiện tại chính sách thuế của Việt Nam liên quan đến tài sản đã có thuế SDĐNN, thuế SDĐPNN và lệ phí trước bạ. Trong chiến lược ngắn hạn, để đảm bảo nguồn thu ngân sách được bền vững khi nguồn thu từ thuế nhập khẩu giảm đi và thuế thu nhập cá nhân chưa thật sự phát huy hết vai tr của sắc thuế này, đồng thời để giúp cho ngân sách địa phương có đủ nguồn lực đảm bảo tốt việc cung cấp các dịch vụ công. Chính sách thuế tài sản nên mở rộng một phần đối tượng chịu thuế tài sản thuộc nhóm bất động sản đó chính là thuế nhà, bên cạnh đó để cho tính pháp lý được ch t chẽ hơn thì nên thay thế khoản lệ phí trước bạ thành thuế đăng ký tài sản. Việc mở rộng thêm đối tượng chịu thuế như thuế nhà có thể được xem là khả thi trong điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam hiện nay khi thu nhập và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Thuế nhà được áp dụng khá phổ biến ở các nước như Philppines, Indonesia, Singapore, Đài Loan, các nước thuộc nhóm OECD... với mức thuế suất trung bình hàng năm từ 0,3 đến 1 , tỷ lệ chịu thuế trên giá trị tài sản chịu thuế từ 15 đến
Hộp 4.1: Các ý kiến nhận định mô hình thuế tài sản với mục tiêu bền vững, khả thi và giảm chi phí thực thi chính sách thuế tài sản
Sự cần thiết tạo một nguồn thu bền vững và chắc chắn cho ngân sách địa phương là ưu tiên hàng đầu
Nên mở rộng đối tượng chịu thuế tài sản một cách có giới hạn, cân nhắc đến khả năng của người nộp thuế.
Giai đoạn đầu nên tập trung vào nhóm bất động sản: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhà, đây là những đối tượng có tiềm năng và khả năng dễ thu.
Thay thế khoản lệ phí trước bạ bằng thuế đăng ký tài sản
Xây dựng mức chịu thuế khởi điểm (ngư ng chịu thuế) đối với nhóm thuế bất động sản.
Xây dựng khung thuế suất lũy tiến từng phần cho nhóm thuế bất động sản, thuế đăng ký tài sản nên theo thuế suất tỷ lệ cố định cho từng loại tài sản. Giá tính thuế nên theo sát giá thị trường, điều chỉnh 3 năm ho c 5 năm 1
lần.
Nhóm thuế bất động sản sẽ thu hàng năm, thuế đăng ký tài sản thu một lần khi đăng ký.
Trong giai đoạn đầu nên áp dụng thuế suất rất thấp đánh trên toàn bộ giá trị tài sản chịu thuế.
100%. Tuy nhiên, chính sách thuế ở một số quốc gia như Indnonesia, Philippines không gọi là thuế nhà mà được gọi là thuế bất động sản và nó bao gồm đất và các công trình xây dựng trên đất.
Kết quả ph ng vấn nhóm chuyên gia chỉ ra rằng, việc mở rộng thêm đối tượng thuế nhà trong nhóm bất động sản sẽ tạo cho cơ sở thuế rộng hơn nhưng không quá mức làm biến dạng thị trường hay gây ra tổn thất xã hội. Vì xét cho cùng nhà cửa cũng là tài sản gắn liền trên đất nên việc đánh thuế tài sản là hoàn toàn có thể vận dụng khả thi. Bên cạnh đó, với việc quy định ngư ng chịu thuế hợp lý thì chỉ có một phần những nhà cửa trị giá cao mới bị ảnh hưởng của thuế. Những người sở hữu nhà cửa vượt trên ngư ng chịu thuế này đa phần là những người thuộc tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội. Vì vậy có thể suy luận rằng, thuế nhà sẽ được chấp nhận bởi công chúng vì đó chính là việc tái phân bổ nguồn lực của xã hội nên tính khả thi của sắc thuế này là vấn đề nghiên cứu có thể vận dụng.
Việc mở rộng thêm đối tượng thuế nhà và thay thế chính sách lệ phí trước bạ bằng thuế đăng ký tài sản không làm thay đổi quá lớn trong chính sách thuế. Vì thuế nhà thông thường được kê khai gắn liền với thuế đất và cách tính thuế cũng không có sự khác biệt nhiều giữa hai sắc thuế này. Thuế đăng ký tài sản là một hình thức kế thừa lệ phí trước bạ nhưng nâng tính pháp lý cao hơn và ch t chẽ hơn. Chính vì vậy, khi mở rộng và thay đổi hai sắc thuế này sẽ không làm phức tạp hệ thống thuế tài sản mà sẽ làm cho hệ thống thuế tài sản hoàn chỉnh hơn đáp ứng mục tiêu cải cách của Chính phủ Việt Nam với một hệ thống thuế đồng bộ và hiệu quả.
(b) Về hình thức đánh thuế tài sản
Đa phần các quốc gia áp dụng hình thức đánh thuế tài sản hàng năm trên bất động sản nhằm để duy trì bền vững nguồn thu cho ngân sách địa phương và đa số các trường hợp đều áp dụng mức giá khởi điểm để tính thuế đối với bất động sản hay được gọi là ngư ng chịu thuế, ví dụ như ở Indonesia công trình xây dựng có giá trị thấp hơn 1.899USD được xem là dưới ngư ng chịu thuế hay ở Chile giá trị đất nông nghiệp nh hơn 15.735USD. Các quốc gia Indonesia, Philippnes và Chile đều đánh thuế đối với đất và công trình xây dựng trn đất, riêng Philippines có cơ sở đánh thuế danh nghĩa rộng nhất vì ngoài đất đai và công trình xây dựng c n đánh thuế trên máy móc thiết bị [66]. Philippines áp dụng tỷ lệ tính thuế từ 15 đến 80 trên giá trị bất động sản chịu chịu, Chile và Indonesia lần lượt là 80 và 20 .
Các ý kiến thu thập được đều cho rằng nên đánh thuế hàng năm vào nhóm bất động sản, riêng đối với thuế đăng ký tài sản thì áp dụng hình thức thu một lần khi đăng ký hay có sự thay đổi chủ sở hữu như đã áp dụng ở nhiều quốc gia khác.
(c) Về căn cứ tính thuế tài sản
Thuế suất và giá tính thuế có ảnh hưởng quan trọng đến tính hiệu quả của thuế tài sản nói chung và khả năng thu thuế tài sản nói riêng. Lý thuyết tối ưu về thuế đã
chỉ ra một hệ thống thuế hiệu quả cần có cơ sở thuế rộng và thuế suất thấp. Về thuế bất động sản, Indonesia áp dụng thuế suất đồng nhất 0,5 cho đất và công trình trên đất, Chile cũng áp dụng thuế suất đồng nhất là 2 . Việc áp dụng mức thuế đồng nhất của những quốc gia này đem lại sự đơn giản cho hệ thống thuế và có thể đem lại hiệu quả nguồn thu từ thuế và tiết kiệm chi phí trong công tác hành thu, tuy nhiên tính công bằng chưa được thể hiện cao khi không có sự phân loại mục đích sử dụng và phân hạng đất. Ở Philippines, thuế suất được áp dụng theo mức lũy tiến từ 0,5 đến 2 dựa theo mục đích sử dụng và phân loại bất động sản cộng thêm 1 qu phát triển giáo dục [66], mô hình của Philippines mang nhiều nét tiến bộ hơn về m t công bằng và tính khoa học của sắc thuế tài sản. Về giá tính thuế, đa phần các quốc gia đều áp dụng giá thị trường để kê khai và tính thuế, việc điều chỉnh khung giá theo giá thị trường được tiến hành theo định kỳ bởi cơ quan thuế, ví dụ như ở Philippines và Indonesia theo định kỳ 3 năm, Jamaica theo định kỳ 5 năm và Chile là 10 năm.
Một số ý kiến chuyên gia cho rằng, trong mục tiêu ngắn hạn của giai đoạn đầu cải cách thuế tài sản, có thể đánh thuế mức 100 giá trị tài sản (không cần dùng tỷ lệ chịu thuế) với thuế suất rất thấp. Một cách trực quan, người nộp thuế quan tâm đến mức thuế suất nhiều hơn là suy xét đến tỷ lệ chịu thuế của tài sản, m c dù cuối cùng thuế suất hiệu dụng là như nhau. Hơn nữa, áp dụng cách tính này làm cho việc tính thuế trở nên đơn giản và dễ dàng đối với người nộp thuế trong giai đoạn đầu cải cách thuế tạo tiền đề cho giai đoạn đột phá hoàn thiện chính sách thuế tài sản hoàn chỉnh hơn. Ngoài ra cần phải kết hợp việc xây dựng khung thuế suất lũy tiến từng phần để áp dụng cho thuế đất và thuế nhà, riêng thuế đăng ký tài sản cần được thiết kế theo thuế suất tỷ lệ cố định cho từng loại tài sản.
Tóm lại, trong ngắn hạn mục tiêu của thuế tài sản nhằm đạt được tính bền vững, khả thi và giảm chi phí thực thi chính sách trong quá trình thực hiện. Mô hình thuế tài sản trong trường hợp nghiên cứu (1) này dựa trên những điểm đề xuất sau:
Bảng 4.13: Mô hình thuế tài sản trong trường hợp nghiên cứu 1
Đối tượng chịu thuế tài sản
Hình thức đánh
thuế tài sản Căn cứ tính thuế tài sản
QSDĐNN
QSDĐPNN
Nhà
Hàng năm
Giá tính thuế là giá thị trường theo khung điều chỉnh của chính quyền địa phương, áp dụng thuế suất lũy tiến từng phần và quy định mức khởi điểm chịu thuế
Tài sản đăng ký
Một lần khi đăng ký
Giá tính thuế là giá thị trường, trong một số trường hợp không xác định được giá thị trường thì theo khung giá quy định của nhà nước, sử dụng các mức thuế suất tỷ lệ cố định cho từng loại tài sản đăng ký.
(d) Dự báo doanh thu thuế tài sản dựa trên trường hợp nghiên cứu 1
Dựa trên công thức gồm hai biến số, Doanh thu thuế tài sản (Tax revenue) = Cơ sơ thuế (Tax base) x Thuế suất (Tax rate). Suy ra, về m t lý thuyết để đạt dược số thu thuế tài sản tối đa, Chính phủ cần tăng thuế suất và (ho c) mở rộng cơ sở thuế (cơ sở thuế chính là giá trị tài sản bị đánh thuế, chứ không phải là giá trị tài sản).
Khi đó, tổng doanh thu thuế tài sản: YTS = YNN + YPNN + YNH + YDK
YTS Tổng doanh thu thuế tài sản
YNN Doanh thu thuế SDĐNN
YPNN Doanh thu thuế SDĐPNN YNH Doanh thu thuế nhà
YDK Doanh thu thuế đăng ký tài sản
YNN = BNN x RNN (BNN: cơ sở thuế SDĐNN; RNN: Thuế suất thuế SDĐNN)
YPNN = BPNN x RPNN (BPNN: cơ sở thuế SDĐPN; RPNN: Thuế suất thuế SDĐPNN)
YNN = BNH x RNH (BNH: cơ sở thuế nhà; RNH: Thuế suất thuế nhà)
YDK = BDK x RDK (BDK: cơ sở thuế đăng ký tài sản; RDK: Thuế suất thuế đăng ký tài sản)
Trong trường hợp nghiên cứu này, mô hình thuế tài sản gồm có thuế SDĐNN, thuế SDĐPNN, thuế nhà và thuế đăng ký tài sản. Cơ sở thuế đánh ở mức tối đa và thuế suất ở mức thấp, các dữ liệu cho trường hợp (1) này như sau:
- Các cơ sở thuế BNN, BPNN, BNH, BDK: đánh trên 100 giá trị tài sản chịu thuế - Thuế suất RNN, RPNN, RNH : được tính ở mức 0,03 và 0,05
- Thuế suất RDK : được tính ở mức 0,5 và 2,0
Kết quả doanh thu thuế tài sản (phụ lục 5,6,7,8) thể hiện qua bảng 4.14 như sau:
Bảng 4.14:Doanh thu thuế tài sản (tỷ đồng)
Thuế RNN, RPNN, RNH, = 0,03% RNN, RPNN, RNH = 0,05% YNN 1.713 2.855 YPNN 1.804 3.007 YNH 829 1.383 YDK 14.006 14.006 YTS 18.354 21.252
- Kết quả từ bảng 4.14 cho thấy, khi áp dụng thuế suất 0,03 cho thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế nhà; thuế suất 0,5 và 2,0 cho thuế đăng ký tài sản. Khi đó, kết quả tổng doanh thu thuế tài sản dự kiến đạt được là 18.354 tỷ Đồng, chiếm tỷ lệ tương đương 2,47 tổng thu ngân sách năm 2012.
- Khi áp dụng thuế suất 0,05 cho thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế nhà; thuế suất 0,5 và 2,0 cho thuế đăng ký tài sản, kết
quả tổng doanh thu thuế tài sản dự kiến đạt được là 21.252 tỷ Đồng, chiếm tỷ lệ tương đương 2,86 tổng thu ngân sách năm 2012.
4.2.7.2 Trường hợp nghiên cứu 2
Theo kinh tế học đánh thuế thì một trong những nguyên tắc quan trọng của việc đánh thuế là phải thể hiện được tính công bằng, điều này có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tâm lý người nộp thuế, số thu ngân sách, ảnh hưởng đến mức gánh n ng phụ trội về thuế của người dân và có tác động đến nền kinh tế. Tuy nhiên tính công bằng cần phải được xem xét hài h a giữa lợi ích cá nhân và lợi ích quốc gia nhằm góp phần mang lại tính hiệu quả kinh tế của thuế.
Vì lẽ trên, giả thuyết đặt ra đối với nghiên cứu trong tình huống này là trong chiến lược dài hạn nên vận dụng mô hình thuế tài sản như thế nào để thuế tài sản thể hiện được tính công bằng cao hơn, đạt hiệu quả kinh tế, thuế tài sản cần có độ đàn hồi cao và ổn định.
- Về m t lý thuyết, tính công bằng của thuế phải dựa trên nguyên tắc công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc. Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều ngang, nếu các cá nhân có điều kiện về mọi m t đều như nhau thì được đối xử như nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều dọc, nếu người có khả năng nộp thuế nhiều hơn thì phải nộp thuế cao hơn những người khác có khả năng nộp thuế ít hơn. Hiện nay, người ta thường dùng tiêu thức thu nhập ho c tiêu dùng để đánh giá khả năng nộp thuế của người nộp thuế. Tuy nhiên, việc đánh giá một hệ thống thuế được coi là công bằng không phải là công việc