Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tap chi KHCN thủy sản so1 2016 (Trang 111 - 115)

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 Mơ tả mẫ u nghiên cứ u

2. Kết quả nghiên cứu

- Khá ch sạ n 3 sao

Hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của khách sạn 3 sao tại Nha Trang trong trường hợp qui mơ khơng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) trung bình là 0,87, nhỏ nhất là 0,63, lớn nhất là 1,00 và cĩ tới 25% số khách sạn 3 sao tại Nha Trang đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.

Bảng 5. Hiệ u quả sử dụ ng cá c yế u tố đầ u và o khá ch sạ n 3 sao tạ i Nha Trang

Thống kê mơ tả Hệ số hiệ u quả

Trung bì nh 0,87 Nhỏ nhấ t 0,63 Lớ n nhấ t 1,00 Độ lệ ch chuẩ n 0,14 Phân nhĩm Số KS Tần số (%) + Tốt: >0,9 7 58,33 + Trung bình: 0,8-0,9 1 8,33 + Báo động: < 0,8 4 33,34

Kết quả hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào là 0,87 cho thấy khách sạn 3 sao tại Nha Trang đang tương đối lãng phí các yếu tố đầu vào của sản xuất. Nếu các yếu tố đầu vào giữ nguyên khơng đổi, với điều kiện cơng nghệ ở hiện tại, doanh thu bình quân trong trường hợp lý tưởng nhất cĩ thể tăng được tới ((1/0,87) – 1)*100, tức 14,94%. Hay nếu đầu ra giữ nguyên khơng đổi, bình quân, các khách sạn 3 sao này cĩ thể tiết kiệm đầu vào tối đa là 13%. Khi việc đầu tư của khách sạn 3 sao là rất lớn với chi phí biến đổi bình quân là hơn 39.670.466.426 đồng/ khách sạn thì việc nghiên cứu để cĩ thể tiết kiệm chi phí đầu vào đến khoảng 13% là rất cĩ ý nghĩa - lãi suất cho vay doanh nghiệp của ngân hàng hiện từ 10 - 11%/năm. Điều này càng trở nên quan trọng khi phần lớn các khách sạn 3 sao chủ yếu là vốn vay và rủi ro của kinh doanh khách sạn như đã phân tích ở trên, là lớn.

Phân nhĩm hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào khách sạn 3 sao tại Nha Trang cho thấy, hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào nhỏ hơn 0,8 cĩ 4 khách sạn, chiếm tỷ lệ 33,34%; hệ số từ 0,8 -0,9 cĩ 01 khách sạn, chiếm tỷ lệ 8,33%; hệ số lớn hơn 0,9 cĩ 7 khách sạn, chiếm tỷ lệ 58,33%. Như vậy, trong lĩnh vực khách sạn 3 sao tại Nha Trang, khoảng 58,33% số khách sạn cĩ hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào tương đối tốt (từ 90% trở lên), 8,33% số khách sạn ở mức trung bình (80% - 90%), cịn lại khoảng 33,34% số khách sạn cĩ hiệu quả thấp – mức báo động.

- Khá ch sạ n 4 sao

Hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của khách sạn 4 sao tại Nha Trang trong trường hợp qui mơ khơng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) trung bình là 0,79, nhỏ nhất là 0,53, lớn nhất là 1,00 và cĩ tới 33,33% số khách sạn 4 sao tại Nha Trang đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.

Bảng 6. Hiệ u quả sử dụ ng cá c yế u tố đầ u và o khá ch sạ n 4 sao tạ i Nha Trang Thống kê mơ tả Hệ số hiệ u quả

Trung bì nh 0,79 Nhỏ nhấ t 0,53 Lớ n nhấ t 1,00 Độ lệ ch chuẩ n 0,21 Phân nhĩm Số KS Tần số (%) + Tốt: >0,8 3 50,00 + Trung bình: 0,7-0,8 0 0,00 + Báo động: < 0,7 3 50,00

(Nguồn: Tính tốn từ số liệu điều tra).

Kết quả hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào là 0,79 cho thấy khách sạn 4 sao tại Nha Trang đang tương đối lãng phí các yếu tố đầu vào của sản xuất. Nếu các yếu tố đầu vào giữ nguyên khơng đổi, với điều kiện cơng nghệ ở hiện tại, doanh thu bình quân trong trường hợp lý tưởng nhất cĩ thể tăng được tới ((1/0,79) – 1)*100, tức 26,58%. Hay nếu đầu ra giữ nguyên khơng đổi, bình quân, các khách sạn 4 sao này cĩ thể tiết kiệm đầu vào tối đa là 21%. Khi việc đầu tư của khách sạn 4 sao là rất lớn với chi phí biến đổi bình quân là hơn 70.884.131.809 đồng / khách sạn thì việc nghiên cứu để cĩ thể tiết kiệm chi phí đầu vào đến khoảng 21% là rất cĩ ý nghĩa – lãi suất cho vay doanh nghiệp của ngân hàng hiện từ 10 -11%/năm. Điều này càng trở nên quan trọng khi phần lớn các khách sạn 4 sao chủ yếu là vốn vay và rủi ro của kinh doanh khách sạn như đã phân tích ở trên, là lớn.

Phân nhĩm hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào khách sạn 4 sao tại Nha Trang cho thấy, hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào nhỏ hơn 0,7 cĩ 3 khách sạn, chiếm tỷ lệ 50%; hệ số từ 0,7 -0,8 cĩ 0 khách sạn, chiếm tỷ lệ 0%; hệ số lớn hơn 0,8 cĩ 3 khách sạn, chiếm tỷ lệ 50%. Như vậy, trong lĩnh vực khách sạn 4 sao tại Nha Trang, khoảng 50% số khách sạn cĩ hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào tương đối tốt (từ 80% trở lên), cịn lại khoảng 50% số khách sạn cĩ hiệu quả thấp – mức báo động.

- Khá ch sạ n 5 sao

Hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của khách sạn 5 sao tại Nha Trang trong trường hợp qui mơ khơng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) trung bình là 0,91, nhỏ nhất là 0,73, lớn nhất là 1,00 và cĩ tới 50% số khách sạn 5 sao tại Nha Trang đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.

Kết quả hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào là 0,91 cho thấy khách sạn 5 sao tại Nha Trang đang cịn lãng phí các yếu tố đầu vào của sản xuất. Nếu các yếu tố đầu vào giữ nguyên khơng đổi, với điều kiện cơng nghệ ở hiện tại, doanh thu bình quân trong trường hợp lý tưởng nhất cĩ thể tăng được tới ((1/0,91) – 1)*100, tức 10%. Hay nếu đầu ra giữ nguyên khơng đổi, bình quân, các khách sạn 5 sao này cĩ thể tiết kiệm đầu vào tối đa là 9%. Khi việc đầu tư của khách sạn 5 sao là rất lớn với chi phí biến đổi bình quân là hơn 199.304.238.869 đồng / khách sạn thì việc nghiên cứu để cĩ thể tiết kiệm chi phí đầu vào đến khoảng 9% là rất cĩ ý nghĩa – lãi suất cho vay doanh nghiệp của ngân hàng hiện từ 10 -11%/năm. Điều này càng trở nên quan trọng khi phần lớn các khách sạn 5 sao chủ yếu là vốn vay và rủi ro của kinh doanh khách sạn như đã phân tích ở trên, là lớn.

Bảng 7. Hiệ u quả sử dụ ng cá c yế u tố đầ u và o khá ch sạ n 5 sao tạ i Nha Trang Thống kê mơ tả Hệ số hiệ u quả

Trung bì nh 0,91 Nhỏ nhấ t 0,73 Lớ n nhấ t 1,00 Độ lệ ch chuẩ n 0,11 Phân nhĩm Số KS Tần số (%) + Tốt: >0,9 3 50,00 + Trung bình: 0,8-0,9 2 33,33 + Báo động: < 0,8 1 16,67

(Nguồn: Tính tốn từ số liệu điều tra).

Phân nhĩm hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào khách sạn 5 sao tại Nha Trang cho thấy, hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố

đầu vào nhỏ hơn 0,8 cĩ 1 khách sạn, chiếm tỷ lệ 16,67%; hệ số từ 0,8 -0,9 cĩ 2 khách sạn, chiếm tỷ lệ 33,33%; hệ số lớn hơn 0,9 cĩ 3 khách sạn, chiếm tỷ lệ 50%. Như vậy, trong lĩnh vực khách sạn 5 sao tại Nha Trang, khoảng 50% số khách sạn cĩ hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào tương đối tốt (từ 90% trở lên), cịn lại khoảng 16,67% số khách sạn cĩ hiệu quả thấp – mức báo động.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang, Khá nh Hị a chỉ ra rằng hệ số hiệu quả của khách sạn 3 sao: 0,87, khách sạn 4 sao: 0,79, khách sạn 5 sao: 0,91. Như vậy, các khách sạn 5 sao đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào hơn các khách sạn 3 sao, 4 sao. Nếu đầu ra giữ nguyên khơng đổi, bình quân, các khách sạn 5 sao cĩ thể tiết kiệm đầu vào tối đa là 9%, khách sạn 4 sao cĩ thể tiết kiệm tối đa 21%, khách sạn 3 sao cĩ thể tiết kiệm tối đa 13%.

Phân nhĩm hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào khách sạn 3 sao tại Nha Trang cho thấy khoảng 58,33% số khách sạn cĩ hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào tương đối tốt, cịn lại khoảng 33,34% số khách sạn cĩ hiệu quả thấp – mức báo động. Trong khi đĩ, tỷ lệ này ở khách sạn 4 sao lần lượt là 50%, 50%; khách sạn 5 sao lần lượt là 50%, 16,67%.

Các khách sạn khơng đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cĩ 3 sự lựa chọn: (i) giảm các yếu tố đầu vào của khách sạn để tăng lợi nhuận, (ii) các khác sạn rời khỏi kinh doanh khách sạn và chuyển sang loại hình kinh doanh khác, (iii) các khách sạn dừng hoạt động kinh doanh. Lựa chọn i và ii là hai lựa chọn mà các nhà quản lý khách sạn và các nhà quản lý nhà nước nên quan tâm. Lựa chọn iii là lựa chọn cuối cùng. Các cách thức quản lý và thực hiện nên phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đặng Hồng Xuân Huy, Nguyễn Văn Ngọc (2012), Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho các trại nuơi cá Tra thương phẩm tại Đồng Bằng Sơng Cửu Long, Tạp chí Khoa học cơng nghệ - thủy sản, Trường Đại học Nha Trang.

2. Đỗ Quang Giám (2006), Đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho các hộ trồng vải thiều tại Bắc Giang. 3. Lê Kim Long, Đặng Hồng Xuân Huy, Nguyễn Thị Hồng Đào, Trương Ngọc Phong (2011), Phân tích hiệu quả

sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi của nghề nuơi tơm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại thị xã Ninh Hịa, tỉnh Khánh Hịa, đề tài cấp Trường Đại học Nha Trang

4. Sở Văn hĩa – Thể thao – Du lịch Khánh Hịa (2014), Báo cáo tổng kết 2014.

Tiếng Anh

5. Charnes A., Cooper W. W., and Rhodes E. (1978): Measuring the Effi ciency of Decision Making Units. European Journal of Operation Research.

6. Farrell, M. (1957). “The Measurement of Productive Effi ciency”. Journal of the Royal Statistical Society, Series A. 120(3), 253–290.

7. Hwang, S., Chang, T., 2003. Using data envelopment analysis to measure hotel managerial effi ciency change in Taiwan. Tourism Management 24, 357–369

8. Morey và Dittman, 1995. Evaluating a hotel GM’s performance: a case study in benchmarking. Cornell Hotel and Restaurant Administration Quarterly 36, 30–35.

9. Anderson, R.I., Fok, R., and Scott, J. (2000), ‘Hotel industry effi ciency: an advanced linear programming examination’, American Business Review, Vol 18, pp 40–48.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Một phần của tài liệu Tap chi KHCN thủy sản so1 2016 (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)