Sai số ngẫu nhiên.

Một phần của tài liệu Tap chi KHCN thủy sản so1 2016 (Trang 129 - 134)

X 1– 5: Biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của BĐTKH.

e: Sai số ngẫu nhiên.

Kết quả hồi quy cho thấy 4 trong 9 nhân tố khảo sát cĩ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của BĐTKH đĩ là: Năng lực đáp ứng khách hàng, năng lực tổ chức, năng lực nhận thức và danh tiếng doanh nghiệp với mức ý nghĩa thống kê 5% (Sig. < 0,05). Năm nhân tố cịn lại là năng lự c đổ i mớ i sá ng tạ o, năng lự c chủ độ ng, phả n ứ ng vớ i đố i thủ cạ nh tranh, thí ch ứ ng vớ i mơi trườ ng vĩ mơ và chấ t lượ ng mố i quan hệ khơng cĩ tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vì giá trị Sig. > 0,05 nên loại khỏi mơ hình. Vì vậy mơ hình hồi quy tuyến tính bội được viết như sau:

Năng lực cạnh tranh của BĐTKH = 0,438 x Năng lực đáp ứng khách hàng + 0,117 x Năng lực tổ chức + 0,179 x Năng lực nhận thức + 0,122 x Danh tiếng doanh nghiệp

Trong đĩ:

- Yếu tố năng lực đáp ứng khách hàng cĩ ảnh hưởng mạnh nhất (β =0,438). Điều này cĩ thể giải thích là khi giao dịch với Bưu điện khách hàng dễ dàng cảm nhận được khả năng đáp ứng của doanh nghiệp trước sự thay đổi về nhu cầu và ước muốn của khách hàng. Vì vậy doanh nghiệp cần quan tâm đến chất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng.

- Yếu tố năng lực nhận thức cĩ ảnh hưởng với mức độ nhẹ hơn và xếp ở vị trí thứ hai (β =0,179). Cĩ thể giải thích là doanh nghiệp cĩ nhận thức được sự thay đổi của mơi trường, cĩ hiểu về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng hay khơng để đưa ra những quyết định tiếp thị đúng đắn.

- Danh tiếng doanh nghiệp xếp ở vị trí thứ ba (β =0,122). Uy tín, thương hiệu, chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ đã tác động đến sự lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của khách hàng.

- Yếu tố năng lực tổ chức xếp ở vị trí cuối cùng (β =0,117). Điều này lý giải về khả năng áp dụng các kỹ năng nguồn lực của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp và đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường.

Từ kết quả nghiên cứu nhĩm tác giả nhận thấy 4 nhân tố: Năng lực đáp ứng khách hàng, năng lực nhận thức, danh tiếng doanh nghiệp và năng lực tổ chức là nguồn năng lực động mang lại kết quả kinh doanh và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đây cũng là kết quả mà các nhà nghiên cứu trước đĩ đã khẳng định. Tuy nhiên trong mơi trường kinh doanh bưu chính tại Bưu điện tỉnh Khánh Hịa, theo kết quả khảo sát, nhân tố định hướng kinh

Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội

Mơ hình

Hệ số hồi quy

chưa chuẩn hĩa Hệ số hồi quychuẩn hĩa Thống kê t Mức ý nghĩa (Sig.) Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Dung sai Hệ số phĩng đại phương sai VIF

Hằng số 0,332 0,297 1,118 0,265 DOIMOI 0,003 0,048 0,003 0,053 0,958 0,730 1,370 CHUDONG 0,049 0,042 0,057 1,164 0,246 0,944 1,059 DAPUNG 0,438 0,050 0,485 8,854 0,000 0,746 1,341 PHANUNG -0,048 0,047 -0,056 -1,024 0,307 0,743 1,345 THICHUNG 0,088 0,049 0,102 1,808 0,072 0,702 1,424 QUANHE 0,033 0,042 0,044 0,787 0,432 0,727 1,376 TOCHUC 0,117 0,054 0,117 2,180 0,030 0,773 1,294 NHANTHUC 0,179 0,050 0,198 3,601 0,000 0,739 1,353 DANHTIENG 0,122 0,058 0,121 2,104 0,037 0,679 1,473 R= 0,718; R2= 0,515; R2 hiệu chỉnh = 0,495

doanh (năng lực đổi mới sáng tạo, năng lực chủ động) và các thành phần khác của nhân tố năng lực marketing (phản ứng với đối thủ cạnh tranh, thích ứng với mơi trường vĩ mơ, chất lượng mối quan hệ) chưa đủ cơ sở để khẳng định là nguồn năng lực động mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp như các nghiên cứu trước.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận

Trên cơ sở lý thuyết về nguồn lực và năng lực động, bài viết đã đề xuất mơ hình nghiên cứu với 5 nhĩm nhân tố ban đầu cĩ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của BĐTKH đĩ là: Định hướng kinh doanh, năng lực marketing, năng lực tổ chức, năng lực nhận thức và danh tiếng doanh nghiệp. Kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết thơng qua các chỉ số đánh giá độ phù hợp của mơ hình cho thấy cĩ 4 nhân tố cĩ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong đĩ nhân tố cĩ mức độ ảnh hưởng mạnh nhất là năng lực đáp ứng khách hàng và ba nhân tố cịn lại cĩ mức độ ảnh hưởng nhẹ hơn là năng lực nhận thức, danh tiếng doanh nghiệp, năng lực tổ chức.

Đây là kết quả hết sức cĩ ý nghĩa, nếu BĐTKH cĩ khả năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng cũng như nhận thức được sự thay đổi của mơi trường để thấu hiểu sâu sắc về khách hàng, về mối tương quan lực lượng giữa đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp, biết tạo dựng danh tiếng, xây dựng hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp và cĩ năng lực tổ chức để thực hiện tốt các mục tiêu của doanh nghiệp thì kết quả kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng lên một bước và ngược lại.

Trong mơi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt như hiện nay, kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Bưu điện tỉnh Khánh Hịa đã đem đến cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể

về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dưới sự đánh giá của khách hàng, qua đĩ cĩ thể giúp doanh nghiệp nhìn rõ hơn về khả năng nội lực của mình cũng như xác định được những yếu tố, đặc biệt là các yếu tố vơ hình cĩ khả năng tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để tập trung khai thác những thế mạnh của và tìm cách khắc phục những điểm yếu trong cạnh tranh để từ đĩ cĩ những giải pháp hợp lý nhằm chiếm lĩnh thị phần, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu, nhĩm tác giả xin gợi ý một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển nguồn năng lực động để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho BĐTKH trong tương lai như sau:.

2.1. Đối với nhân tố năng lực đáp ứng khách hàng

Kết quả khảo sát cho thấy khách hàng rất quan tâm đến khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng hài lịng thì sẽ chiếm được lịng tin nơi khách hàng. Vì vậy cần nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng, bán được hàng và giữ chân khách hàng để gĩp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiến hành nghiên cứu, khảo sát thị trường để dự báo nhu cầu, nắm bắt thơng tin về khách hàng để cĩ kế hoạch triển khai trước đối thủ cạnh tranh. Xây dựng kế hoạch tìm hiểu khách hàng, xác định việc gì nên làm để khách hàng yêu thích doanh nghiệp hơn đối thủ cạnh tranh. Cĩ kế hoạch tiếp cận để thấu hiểu sâu sắc và tường tận về những mong muốn của khách hàng để doanh nghiệp cĩ thể đáp ứng được những mong muốn đĩ.

2.2. Đối với nhân tố năng lực nhận thức

Theo kết quả nghiên cứu cứ năng lực nhận thức tăng một bậc trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên 0,179 bậc. Vì vậy, doanh nghiệp cần: Đổi mới tổ chức, cơ chế hoạt động theo định hướng kinh doanh, lấy khách hàng

làm trung tâm, mở rộng thêm các kênh bán hàng. Thường xuyên thu thập thơng tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Duy trì, thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng thơng qua cơng tác chăm sĩc khách hàng. Xây dựng chương trình quản lý khách hàng để phân loại khách hàng, hiểu khách hàng trước đối thủ cạnh tranh để cĩ chiến lược kinh doanh phù hợp. Với khách hàng lớn cần cĩ chính sách ưu đãi hơn đối thủ cạnh tranh.

2.3. Đối với nhân tố danh tiếng doanh nghiệp

Để hình ảnh, danh tiếng của doanh nghiệp trong mắt khách hàng ngày càng tốt đẹp hơn, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, bán hàng, phục vụ khách hàng,... cho cán bộ và nhân viên giao dịch, những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và cơng tác đào tạo cần được liên tục, cĩ quy mơ, đồng bộ để mọi khâu trong quá trình sản xuất được cải thiện một bước về chất, nhằm mục đích làm cho khách hàng thỏa mãn và trung thành với doanh nghiệp. Đặc biệt phải chú trọng khang trang nơi giao dịch, thống nhất bộ đồng phục để tạo nét văn hĩa, bản sắc riêng của doanh nghiệp để khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Website của doanh nghiệp cần được cập nhật thơng tin thường xuyên để qua đĩ quảng bá thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp.

2.4. Đối với nhân tố năng lực tổ chức

Nhân tố năng lực tổ chức cĩ tác động đến năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp trong mơ hình hồi quy. Vì vậy để năng lực tổ chức gĩp phần gia tăng giá trị nhận thức cho khách hàng thì doanh nghiệp cần phát triển mối quan hệ bền vững giữa nhân viên và khách hàng. Cĩ chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực cũng như các

chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý để người lao động an tâm, gắn bĩ lâu dài với doanh nghiệp cũng như phát huy hết tâm huyết của mình để cống hiến cho doanh nghiệp. Đối với một số dịch vụ truyền thống doanh nghiệp cần xây dựng lại quy trình khai thác sao cho hợp lý và hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng dịch vụ. Đầu tư đổi mới cơng nghệ: Cơng nghệ là yếu tố cĩ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng dịch vụ, vì vậy cần phải chú trọng hơn đến các thiết bị, cơng nghệ phục vụ trong khai thác, cải tiến các chương trình sản xuất kinh doanh, phục vụ khách hàng để tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao năng suất lao động để doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khác.

Tĩm lại, tuy nghiên cứu đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn cịn một số hạn chế:

- Nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát 250 khách hàng bưu chính ở địa bàn thành phố Nha Trang, với mẫu chưa thực sự đủ lớn nên chưa bao quát tồn bộ vấn đề nghiên cứu, vì vậy cần mở rộng phạm vi nghiên cứu ở các Huyện/Thị để cĩ thể phát hiện và phán ảnh đầy đủ các yếu tố cĩ tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;

- Nghiên cứu chỉ xem xét các yếu tố vơ hình như: Định hướng kinh doanh, năng lực makerking, năng lực tổ chức, năng lực nhận thức, danh tiếng doanh nghiệp mà chưa xem xét đến các yếu tố hữu hình để cĩ thể xây dựng một mơ hình nghiên cứu tổng quát hơn về năng lực cạnh tranh cĩ ảnh hưởng và tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Vì vậy các nghiên cứu sau cĩ thể phát triển, bổ sung thêm những nhân tố mới để cĩ thể hình thành và xây dựng một bộ thang đo, một mơ hình tổng quát hơn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dưới sự đánh giá của khách hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.

2. Barney, J. (1991), Firm resources and sustained competitive advantage, Journal of Management, 17(1), 99 - 120. 3. Eisenhardt KM & Martin JA (2000), Dynamic capabilities: What are they?, Strategic Management Journal, 21,

1105 - 21

4. Grant R (2002), Contemprary Stratery Analysis: Connepts Techniques, Applications, Oxfoxd, Backwell. 5. Gerd Schienstock (2009), Organizational Capabilities: Some refl ections on the concept, Research Unit for

Technology, từ <http://www.iareg.org/fi leadmin/iareg/media/papers/WP_IAREG_1.2c.pdf>

6. Lindblom A, Olkkonen R, Kajalo S, Mitronen L (2008), Market-sensing Capability and Business Performance of Retail Entrepreneurs, Contemp. Manage. Res., 4(3): 219-236.

7. Roberts, P. & Dowling, G. (2002), Corporate reputation and sustained superior fi nancial performance, Strategic Management Journal, 23, 1077-1093.

8. Teece, D.J., Pisano, G. & Shuen, A. (1997), Dynamic capabilities and strategic management, Strategic Management Journal, 18 (7), 509-533.

9. Wang CL, Ahmed PK (2007), Dynamic capabilities: A review and research agenda, Int. J. Manage. Rev., 9(1), 31-51.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Một phần của tài liệu Tap chi KHCN thủy sản so1 2016 (Trang 129 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)