Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn tập trung bên trong và điểm nhìn phức hợp

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nam cao (Trang 45 - 52)

CHƯƠNG 1: CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

1.2.1. Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn tập trung bên trong và điểm nhìn phức hợp

nhìn bên ngoài, điểm nhìn tập trung bên trong và điểm nhìn phức hợp 1.2.1.1.Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm nhìn bên ngoài

Trước hết qua bảng thống kê (xem phụ lục: Bảng thống kê các hình thức của chủ thể trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao) thấy rằng, số truyện ngắn được trần thuật ở ngôi thứ ba chiếm tới 65,4 % (36/55) trong tổng số truyện ngắn khảo sát. Trong khi đó, số truyện ngắn trần thuật ở ngôi thứ nhất chiếm số lượng khiêm tốn hơn ở mức 34,5 % (19/55) trong tổng số truyện ngắn. Một điều nữa dễ nhận thấy là sau cách mạng tháng Tám số truyện ngắn được trần thuật ở ngôi thứ nhất nhiều hơn ngôi thứ ba. Trước cách mạng tháng Tám thì trần thuật ở ngôi thứ ba giữ vai trò chủ đạo. Hình thức trần thuật ở ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên ngoài trong truyện ngắn Nam Cao chiếm ưu thế đáng kể so với dạng trần thuật ở ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên trong và điểm nhìn phức hợp.

Theo chúng tôi hiểu điểm nhìn bên ngoài của người kể chuyện hàm ẩn là điểm nhìn của người kể chuyện khi anh ta đứng ngoài diễn biến của truyện, chỉ kể “chuyện” chứ không hiểu rõ tâm lí nhân vật. Người kể chuyện thường giấu mặt, ẩn đi, lẩn khuất, lặng lẽ đứng ở một vị trí đâu đó trong không gian và thời gian, bao quát tất cả mọi diễn biến của câu chuyện đã xảy ra trọn vẹn và thuật lại với độc giả. Mặc dù người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp như một nhân vật, chúng ta cũng không biết diện mạo, tư cách của người đó ra sao nhưng trước sau câu chuyện vẫn được kể lại từ điểm nhìn của anh ta. Ở đây người kể chuyện đứng đằng sau các nhân vật và sự kiện, bằng cách đẩy nhân vật ra trước độc giả với những tình tiết xoay quanh tình huống truyện.

Những truyện kể được trần thuật bởi ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên ngoài trong truyện ngắn Nam Cao đem lại một cái nhìn khách quan cho truyện kể. Người ta không hề cảm nhận được sự tồn tại của người kể chuyện, câu chuyện được triển khai và tự phát triển chủ yếu nhờ vào cuộc thoại giữa nhân vật. Người kể chuyện ẩn mình đi, dấu mặt đi, đứng ngoài câu chuyện, không phát biểu gì về sự kiện và nhân vật, không đi vào khám phá nội tâm nhân vật và không biết gì đến bất kỳ hoạt động tâm lý của nhân vật nào, chỉ đứng im mà quan sát và ghi lại những lời nói và những hành động của nhân vật. Nhưng người đọc nhờ sự điều khiển diễn biến của chủ thể trần thuật ẩn tàng mà nhận ra những lớp nghĩa ẩn sâu trong cấu trúc văn bản tự sự.

Những truyện ngắn tiêu biểu cho dạng này như: Nghèo; Con mèo; Đôi móng giò; Làm tổ; Thôi, đi về; Mua danh; Ở hiền; Rửa hờn; Rình trộm; Lang rận; Nửa đêm

(sáng tác trước cách mạng tháng Tám). Mò sâm banh; Nỗi truân chuyên của khách má

hồng; Trần Cừ; Định mức (Sáng tác sau cách mạng tháng Tám. Đó là những truyện được trần thuật một cách khách quan với chủ thể trần thuật vô nhân xưng theo điểm nhìn bên ngoài. Trong những truyện ấy, chúng ta không hiếm khi bắt gặp những lời miêu tả nội tâm, suy nghĩ của nhân vật. Chủ thể trần thuật giữ vai trò chủ chốt, đứng ngoài thuật lại tất cả những sự kiện, diễn biến của truyện một cách khách quan.

Khảo sát những truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng được kể theo điểm nhìn bên ngoài của chủ thể trần thuật vô nhân xưng có thể thấy hầu hết là những truyện xoay quanh đề tài người nông dân. Một số truyện có cảnh ngộ nực cười được kể pha chút hài hước của Nam Cao (Con mèo; Rình trộm; Đôi móng giò; Làm tổ), còn lại là hầu hết những truyện kể về những thân phận người nông dân nghèo, thấp cổ bé họng (Nghèo; Mua danh; Ở hiền). Nam Cao cũng chú ý xây dựng số phận bất hạnh của những con người xấu xí bị người đời ghẻ lạnh hay bị ruồng bỏ (Lang Rận). Có nhiều nhân vật bị tha hóa nhân cách, đạo đức trong truyện ngắn của ông (Nửa đêm).

Ở mảng truyện nói về những người nông dân nghèo, thấp cổ, bé họng hay nói về số phận, cảnh đời hẩm hiu của một người nào đó, chủ thể trần thuật ẩn danh kể lại tất cả một cách khách quan, nhưng người ta vẫn khám phá ra được thông điệp mà Nam Cao muốn gửi gắm ở mỗi truyện là gì. Phát huy lợi thế của ngôi kể vô nhân xưng theo điểm nhìn khách quan hóa, tác giả đã tạo điều kiện để người đọc thâm nhập vào diễn biến của câu chuyện bằng chính kinh nghiệm sống, khả năng phân tích, bóc tách lớp vỏ ngôn từ để tìm hiểu ý nghĩa của nó.

Nghèo là một truyện ngắn gây xúc động cho bạn đọc ở cái lối kể khách quan đứng ngoài của cái tôi tác giả. Không tham gia trực tiếp vào câu chuyện, người kể ẩn tàng đứng ngoài thuật lại một lát cắt của cuộc sống nghèo khổ, túng quẫn của gia đình anh đĩ Chuột. Cái nghèo khổ, đói rách hiện lên mồn một trong bữa cháo cám nghẹn ứ nơi cổ họng mấy đứa con đang đói lả, cái túng quẫn, bế tắc vì bệnh tật cả tháng trời, vì đói khát, vì sợ là gánh nặng cho vợ và mấy đứa con đã dẫn đến cái thắt cổ tự tử của anh đĩ Chuột. Chủ thể trần thuật có thể đứng ở một góc khuất nào đó quan sát cuộc trò chuyện cảm động xót xa của hai cha con anh đĩ Chuột. Đứa con gái sớm biết thương cha, nó sợ người cha tội nghiệp đang bệnh tật, đau ốm phải lo lắng nên đã nói dối ăn cháo cám là ăn chè. Nhưng cha nó thì thấu hiểu tất cả nỗi đói khổ của vợ con. Mà anh thì lại không làm được gì để giúp vợ con bởi vì anh đang đau ốm lắm. Nợ nần, túng bấn, bệnh tật đã xui anh tìm đến một cách giải quyết bế tắc. Nhất là khi nghe cái tiếng người the thé đòi nợ đầu ngõ.

Trong diễn biến của câu chuyện, chủ thể trần thuật không hề can thiệp vào, mà để nó tự diễn ra như tất yếu nó cần phải thế. Chủ thể trần thuật cũng không bày tỏ cảm xúc, sự đánh giá của mình mà chỉ khách quan dựng lại những cuộc đối thoại giữa các nhân vật. Người đọc sẽ khám phá ra ý nghĩa của truyện qua sự liên kết các mẩu đối thoại giữa các nhân vật với nhau. Anh chồng tội nghiệp tìm đến việc tự vẫn để nhẹ bớt gánh nặng cho gia đình. Đó là một tình cảnh éo le đầy thương tâm của gia đình anh đĩ Chuột. Với điểm nhìn hướng ngoại, chủ thể trần thuật vô nhân xưng chỉ kể những gì anh ta nghe thấy, nhìn thấy. Không hề có sự tham gia, phân tích, mổ xẻ tâm trạng nhân vật mà chỉ hướng người đọc khám phá lớp nghĩa ngôn từ qua các sự kiện được nói tới. Chủ thể trần thuật trong truyện đã tuyệt đối thể hiện vai trò khách quan của mình đối với câu chuyện. Người đọc theo dõi diễn biến của câu chuyện và tự lý giải tâm lý, sự vận động bên trong tâm trạng của nhân vật qua những lời nói cử chỉ điệu bộ của họ. Không phải tác giả giải thích mà chính người đọc sẽ nhận biết được tầng ý nghĩa sâu xa của truyện kể trên những lớp tình huống truyện. Cái sự khách quan trong điểm nhìn này đã chi phối rất nhiều đến chất giọng kể được cho là “lạnh lùng” của Nam Cao. Nhưng ai cũng hiểu bên trong sự “lạnh lùng” ấy là cả một trái tim ấm nóng của tác giả khi dựng lên những cảnh đời tủi cực, nghèo túng, quẫn bách của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.

Với điểm nhìn hướng ngoại, tác giả đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể trần thuật có một góc nhìn rộng để quan sát, khái quát và tái hiện tất cả những điều mình chứng kiến, ngay cả khi việc dựng lên cả một cuộc đời bất hạnh của nhân vật nào đó. Trong truyện ngắn Ở hiền, chủ thể trần thuật không phải là hoàn toàn khách quan đứng bên ngoài để kể, mà đã có lúc hòa nhập vào với suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật để bộc lộ tâm trạng của mình. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì vẫn là chủ thể vô nhân xưng kể chuyện. Cả cuộc đời “khổ từ trong trứng khổ ra” của Nhu được xây dựng tập trung trong mối quan hệ với anh và các em, với người chồng khốn nạn và với cả con vợ lẽ của chồng. Nhu được chủ thể trần thuật đặt trong trung tâm của trường nhìn qua từng sự kiện trong cuộc đời cô. Chủ thể trần thuật chứng kiến tất cả và bình thản thuật kể và đôi lúc kết hợp với tả để tái

hiện một cách đau xót cuộc đời của Nhu - một con người nhẫn nhục và đôi khi trở thành nhu nhược đến mức chấp nhận “sống như một con vú” trong chính ngôi nhà của mình.

Ở mảng truyện kể có những tình huống nực cười, chủ thể trần thuật ẩn mình cứ vô tư kể một cách “hồn nhiên” những tình huống “cười ra nước mắt” của các nhân vật trong truyện. Chủ thể trần thuật không nhảy vào can thiệp, chỉ đứng ngoài kể lại tất cả những gì đã xảy ra bằng nhãn quan của một “kẻ”đứng nhìn trung thực.

Rình trộm là một tác phẩm có tính huống hết sức gây cười. Điểm nhìn ngoại quan của chủ thể trần thuật đã kể lại tỉ mỉ cảnh ngộ gây cười ấy khi gia đình này mất trộm và anh chồng quyết tâm rình bắt bằng được tên trộm đó. Chủ thể trần thuật đứng ngoài chứng kiến như một người quay phim, dựng lại cận cảnh cái cảnh ngộ “cười ra nước mắt”:

Mất sạch rồi! Mất sạch rồi! Chó ! Chó ! Chó!...

Rồi anh lại chui ra. Mặt mũi, mình mẩy lấm lem, anh lại chui ra. Rồi anh lại chui vào. Chị vợ đang điếng người đi cũng phải bật cười:

- Ô hay, điên đấy à?

…Chẳng điên cuồng gì cả! Đêm nay tôi sẽ đào ngạch chui vào buồng nhà nó có cái gì lấy tất. Một cái chổi cùn tôi cũng không để nhé! À! Láo thật! Chuột lại cứ đòi gậm chân mèo à?”

Chúng ta có thể bắt gặp nhiều cảnh huống truyện khá hài hước như thế trong truyện ngắn Nam Cao. Truyện ngắn Nam Cao không ở tuýp như những truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan với những tiếng cười thâm thúy, sâu cay có chủ ý của tác giả, nhưng giữa những truyện ngắn viết về những nghèo khổ, những đói rách, những túng quẫn, thì những mẩu hài hước như pha thêm một chút gia vị đậm đà cho truyện ngắn Nam Cao.

Với điểm nhìn trần thuật của chủ thể vô nhân xưng, người kể chuyện cứ bình thản kể việc như thể nó xảy ra trình tự với nhân vật thế nào thì sẽ được ghi chép lại trung thực như thế ấy và nhân vật sẽ tự bộc lộ hết qua những trang viết bằng những cách nói và việc

làm cụ thể. Đôi khi, chủ thể trần thuật còn sắp xếp để làm bật nổi nhân vật qua sự đánh giá, phẩm bình từ nhiều nhân vật khác. Chủ thể trần thuật đứng ngoài để nhân vật tự do suy nghĩ, phẩm bình, đánh giá, nhận xét lẫn nhau như đặc tính vốn có của mỗi nhân vật. Đó là cách trần thuật hoàn toàn khách quan nhưng lại đạt được một giá trị nghệ thuật không nhỏ. Người đọc được tiếp cận gần hơn với nhân vật, được tìm hiểu trực tiếp nhân vật chứ không phải qua lăng kính trung gian của bất kỳ người kể nào. Những trường hợp này người đọc có thể bắt gặp trong Mua danh; Lang Rận; Nửa đêm.

Trong nhiều truyện có những nhân vật xấu xí, dị hình, dị dạng được Nam Cao miêu tả bằng một giọng điệu tưởng như khá lạnh lùng. Lang rậnđược kể với chủ thể trần thuật vô nhân xưng với điểm nhìn hoàn toàn khách quan. Việc miêu tả diện mạo ông lang Rận và mụ Lợi như một sự vụng về của tạo hóa qua lời kể tỉ mỉ của chủ thể trần thuật và qua cái nhìn của bà cựu, cho thấy, chủ thể trần thuật đã đẩy nhân vật về phía bạn đọc mà không có bất cứ một bình giá, nhận xét nào. Nhưng hình ảnh một con người xấu xí, bằng xương bằng thịt lại như đang đứng trước bạn đọc qua lời kể của chủ thể trần thuật. Nói đến nguyên nhân của cái việc thắt cổ tự tử của lang Rận khi bị chủ phát hiện dan díu với mụ Lợi, chủ thể trần thuật tưởng như vô cùng lạnh lùng, vô cảm với những câu ngắn: “Y thẹn. Y buồn. Y giận đời. Y giận trời. Y giận thân. Y tím ruột, tím gan. Y nghĩ đến cái nhục sáng hôm sau”. Nhưng kỳ thực đó như là những nhịp tim dồn dập máu nóng của chính tác giả tố cáo những “con mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ” chỉ biết lấy sự đau khổ, lấy sự xấu xí của người khác làm trò vui.

Trần thuật ở dạng thức ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên ngoài trong truyện ngắn Nam Cao sau cách mạng tháng Tám chiếm số lượng ít ỏi. Những truyện như: Mò sâm banh; Nỗi truân chuyên của khách má hồng; Trần Cừ; Định mức thuộc dạng thức trần thuật này.

Ở tác phẩm Mò sâm banh, chủ thể trần thuật đã thuật lại một tình huống truyện đau lòng bằng một giọng văn trần thuật hết sức thản nhiên. Tuy không bày tỏ một lời đau xót, thương tâm nào, nhưng đằng sau đó là cả một sự phê phán trò đùa ác độc của người chủ bếp Tư đã gián tiếp dẫn đến cái chết của Tề mà ông cũng không hề hay biết. Người cha

thấp cổ bé họng, vì sợ sệt chủ nhà đã vô tình để dẫn đến cái chết thật oan uổng của con. Lòng bác đau đớn lắm, nhưng cái sự sợ hãi ông chủ vẫn còn lấn át tâm trí của bác, nên mãi khuya bác mới dám vớt xác con ra khỏi bể nước. Chủ thể trần thuật chứng kiến tất cả những điều ấy, thấu hiểu cả nỗi lòng của bác Tư, nhưng giọng văn ở đoạn kết cứ thản nhiên như không. Người kể chuyện hàm ẩn kể lại những sự việc mà mình quan sát và cảm nhận được. Tuy không phán xét điều gì, những chủ thể kể chuyện ở đây đã xen vào những lời kể miêu tả hành động, cử chỉ của bác Tư, khiến người đọc nhận thấy chủ thể trần thuật không hề vô tâm, lạnh lùng trước những gì đang diễn ra, anh ta muốn bạn đọc tự khám phá ra điều đó. Những lời miêu tả như: “Một nỗi nghi vụt đến. Tim bác nhảy lên một cái. Tiếng khàn khàn, bác gọi”; “đầu bác đã nặng trĩu, quay quay, choáng váng. Người thì bủn rủn. Bác nhoai lưng vào trong bể, vừa mếu máo, vừa rên rỉ”. Ngòi bút nhân đạo của nhà văn Nam Cao đã không thể dửng dưng trước cảnh ngộ đau lòng ấy.

Với điểm nhìn hướng ngoại, chủ thể trần thuật có một góc quan sát rộng để làm nổi bật lên gương mặt chiến sĩ, chiến đấu dũng cảm, lạc quan trong trận địa pháo ở Trần Cừ. Chủ thể trần thuật đứng ngoài ghi lại diễn biến ác liệt của cuộc chiến. Đặt nhân vật vào trong tương quan với hoàn cảnh để họ bộc lộ tất cả những phẩm chất chiến đấu dũng cảm của anh bộ đội cụ Hồ. Qua những đoạn đối thoại dồn dập của các nhân vật trong trận địa pháo ác liệt, chủ thể trần thuật đã để nhân vật tự bộc lộ hết tinh thần dũng cảm, tình đồng chí, đồng đội của những người chiến sĩ. Họ sát cánh bên nhau chiến đấu, trả thù cho đồng đội, cũng chính là trả thù cho Tổ quốc.

Như vậy, qua những phân tích một số truyện ngắn trên đây của Nam Cao, có thể thấy chủ thể trần thuật ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên ngoài là lối kể chuyện khách quan, tái hiện trực tiếp thế giới hình tượng trong tác phẩm thông qua việc miêu tả các hoạt động bên ngoài của nhân vật. Trong tác phẩm không hề xuất hiện những chi tiết miêu tả nội tâm của nhân vật. Người kể chuyện tỏ ra biết ít hơn bất cứ nhân vật nào trong truyện. Và

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nam cao (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)